Tìm GTLN, GTNN của biểu thức M=2x + \(\sqrt{5-x^2}\)
(CÔ MINK NÓI DÙNG BĐT BU-NHI-ACOP-XKI)
Tìm GTLN, GTNN của biểu thức M=2x + \(\sqrt{5-x^2}\)
(CÔ MINK NÓI DÙNG BĐT BU-NHI-ACOP-XKI)
Lời giải:
Tìm max:
Áp dụng BĐT Bunhiacopsky:
\(M^2=(2x+\sqrt{5-x^2})^2\leq (2^2+1)(x^2+5-x^2)=25\)
\(\Rightarrow M\leq 5\) hay \(M_{\max}=5\Leftrightarrow x=2\)
Tìm min:
Ta thấy \(5-x^2\geq 0\Rightarrow x^2\leq 5\rightarrow x\geq -\sqrt{5}\)
Do đó: \(M=2x+\sqrt{5-x^2}\geq =-2\sqrt{5}+0=-2\sqrt{5}\)
\(\Rightarrow M_{\min}=-2\sqrt{5}\Leftrightarrow x=-\sqrt{5}\)
Em có cài nầy muốn hỏi mọi người ạ :
Bài toán : Cho \(x^2+y^2=52\). Tìm GTLN của \(A=2x+3y\)
Cho em hỏi là còn cách làm bài này ngoài cách sử dụng BĐT Bu - nhi - a - cốp - xki không ạ ?? Nếu có thì giúp em nha !
SIêu nhân henshin! kkk
\(102=x^2+y^2+52\)
\(=\left(x^2+16\right)+\left(y^2+36\right)\)
\(\ge8\left|x\right|+12\left|y\right|\ge8x+12y=4A\)
\(\Rightarrow A\le26\) tại x=4;y=6
Không chắc:v Nếu có thêm dấu giá trị tuyệt đối nữa thì ko dùng cosi được thì phải
zZz Cool Kid_new zZz Vậy à bạn , cảm ơn nhiều nhé!!
Cho biểu thức \(P=\frac{1}{\sqrt{x}+2}-\frac{5}{x-\sqrt{x}-6}-\frac{\sqrt{x}-2}{3-\sqrt{x}}\)
a) Rút gọn P
b) Tìm GTNN của P
c) Tìm giá trị nguyên của x để P có giá trị nguyên
Gợi ý : dùng bđt Schwarz và bđt Cauchy
Tự tìm ĐKXĐ nhé
\(P=\frac{1}{\sqrt{x}+2}-\frac{5}{x-\sqrt{x}-6}-\frac{\sqrt{x}-2}{3-\sqrt{x}}\)
\(=\frac{1}{\sqrt{x}+2}-\frac{5}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}+\frac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}-3}\)
\(=\frac{\sqrt{x}-3}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}-\frac{5}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}+\frac{x-4}{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}\)
\(=\frac{\sqrt{x}-3-5+x-4}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}\)
\(=\frac{x+\sqrt{x}-12}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}\)
\(=\frac{\left(\sqrt{x}-3\right)\left(\sqrt{x}+4\right)}{\left(\sqrt{x}+2\right)\left(\sqrt{x}-3\right)}\)
\(=\frac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}+2}\)
c, \(P=\frac{\sqrt{x}+4}{\sqrt{x}+2}=\frac{\sqrt{x}+2+2}{\sqrt{x}+2}=1+\frac{2}{\sqrt{x}+2}\)
Để \(P\in Z\Rightarrow1+\frac{2}{\sqrt{x}+2}\in Z\)
\(\Rightarrow\sqrt{x}+2\inƯ\left(2\right)=\left\{1;2;-1;-2\right\}\)
\(\Rightarrow\sqrt{x}=\left\{-1;0\right\}\)
\(\Rightarrow x=\left\{0\right\}\)
Kết hợp với ĐKXĐ =>...
Tìm GTLN và GTNN của biểu thức:
\(P=\sqrt{2+x}+\sqrt{2-x}-\sqrt{4-x^2}\)
(ghi rõ hộ mình tên bđt bạn dùng vs)
ĐKXĐ: ...
Đặt \(\sqrt{2+x}+\sqrt{2-x}=t>0\)
\(t=\sqrt{2+x}+\sqrt{2-x}\le\sqrt{2\left(2+x+2-x\right)}=2\sqrt{2}\) (Bunhiacopxki)
\(t^2=4+2\sqrt{4-x^2}\ge4\Rightarrow t\ge2\) (1)
\(\Rightarrow2\le t\le2\sqrt{2}\)
Cũng từ (1) ta có \(\sqrt{4-x^2}=\frac{t^2-4}{2}\)
\(\Rightarrow P=t-\frac{t^2-4}{2}=\frac{-t^2+2t+4}{2}=\frac{t\left(2-t\right)+4}{2}\)
Do \(t\ge2\Rightarrow2-t\le0\Rightarrow t\left(2-t\right)\le0\)
\(\Rightarrow P\le\frac{0+4}{2}=2\Rightarrow P_{max}=2\) khi \(t=2\) hay \(\left[{}\begin{matrix}x=2\\x=-2\end{matrix}\right.\)
\(P=\frac{-t^2+2t+4}{2}=\frac{-t^2+2t+8-4\sqrt{2}-4+4\sqrt{2}}{2}=\frac{\left(2\sqrt{2}-t\right)\left(t+2\sqrt{2}-2\right)-4+4\sqrt{2}}{2}\)
Do \(t\le2\sqrt{2}\Rightarrow2\sqrt{2}-t\ge0\Rightarrow\left(2\sqrt{2}-t\right)\left(t+2\sqrt{2}-2\right)\ge0\)
\(\Rightarrow P\ge\frac{-4+4\sqrt{2}}{2}=2\sqrt{2}-2\)
\(\Rightarrow P_{min}=2\sqrt{2}-2\) khi \(t=2\sqrt{2}\Leftrightarrow2+x=2-x\Rightarrow x=0\)
dùng bđt cô si để tìm GTLN của biểu thức sau:
B= √(a-1)(b-4) / ab (a>1,b>4)
1. Tìm GTLN, GTNN của hàm số: \(y=3\sqrt{x-1}+4\sqrt{5-x}\)
2. Tìm GTLN của biểu thức. \(A=\sqrt{\left(x-1994\right)^2}+\sqrt{\left(x+1995\right)^2}\)
3. Tìm GTNN của biểu thức: \(B=\dfrac{3}{2+\sqrt{2x-x^2+7}}\)
4. Tìm GTNN của: \(C=\dfrac{5-3x}{\sqrt{1-x^2}}\)
Câu 1:
Tìm max:
Áp dụng BĐT Bunhiacopxky ta có:
\(y^2=(3\sqrt{x-1}+4\sqrt{5-x})^2\leq (3^2+4^2)(x-1+5-x)\)
\(\Rightarrow y^2\leq 100\Rightarrow y\leq 10\)
Vậy \(y_{\max}=10\)
Dấu đẳng thức xảy ra khi \(\frac{\sqrt{x-1}}{3}=\frac{\sqrt{5-x}}{4}\Leftrightarrow x=\frac{61}{25}\)
Tìm min:
Ta có bổ đề sau: Với $a,b\geq 0$ thì \(\sqrt{a}+\sqrt{b}\geq \sqrt{a+b}\)
Chứng minh:
\(\sqrt{a}+\sqrt{b}\geq \sqrt{a+b}\)
\(\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{b})^2\geq a+b\)
\(\Leftrightarrow \sqrt{ab}\geq 0\) (luôn đúng).
Dấu "=" xảy ra khi $ab=0$
--------------------
Áp dụng bổ đề trên vào bài toán ta có:
\(\sqrt{x-1}+\sqrt{5-x}\geq \sqrt{(x-1)+(5-x)}=2\)
\(\sqrt{5-x}\geq 0\)
\(\Rightarrow y=3(\sqrt{x-1}+\sqrt{5-x})+\sqrt{5-x}\geq 3.2+0=6\)
Vậy $y_{\min}=6$
Dấu "=" xảy ra khi \(\left\{\begin{matrix} (x-1)(5-x)=0\\ 5-x=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=5\)
Bài 2:
\(A=\sqrt{(x-1994)^2}+\sqrt{(x+1995)^2}=|x-1994|+|x+1995|\)
Áp dụng BĐT dạng \(|a|+|b|\geq |a+b|\) ta có:
\(A=|x-1994|+|x+1995|=|1994-x|+|x+1995|\geq |1994-x+x+1995|=3989\)
Vậy \(A_{\min}=3989\)
Đẳng thức xảy ra khi \((1994-x)(x+1995)\geq 0\Leftrightarrow -1995\leq x\leq 1994\)
Bài 3:
Ta thấy:
\(2x-x^2+7=8-(x^2-2x+1)=8-(x-1)^2\leq 8, \forall x\in\mathbb{R}\)
\(\Rightarrow 2+\sqrt{2x-x^2+7}\leq 2+\sqrt{8}=2+2\sqrt{2}\)
\(\Rightarrow B=\frac{3}{2+\sqrt{2x-x^2+7}}\geq \frac{3}{2+2\sqrt{2}}\)
Vậy GTNN của $B$ là \(\frac{3}{2+2\sqrt{2}}\).
Đẳng thức xảy ra tại \((x-1)^2=0\Leftrightarrow x=1\)
Tìm GTNN của biểu thức A= 1+\(\sqrt{x-2}\)
Tìm GTLN của biểu thức B=5-\(\sqrt{2x-1}\)
\(A=1+\sqrt{x-2}\)
Do \(\sqrt{x-2}\ge0\forall x>2\) nên \(A\ge1\forall x>2\)
Vậy \(minA=1\Leftrightarrow x=2\)
__________
\(B=5-\sqrt{2x-1}\)
Do \(\sqrt{2x-1}\ge0\forall x\ge\frac{1}{2}\)nên \(B\le5\forall x\ge\frac{1}{2}\)
Vậy \(maxB=5\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}\)
1. Cho số nguyên dương x.
a, Tìm GTNN của biểu thức \(P=\sqrt[3]{10^x-2}+\sqrt{x^x+3}+\sqrt{\left(\pi^2+1\right)^{x-1}+3}\).
b, Tìm GTLN của biểu thức \(Q=\sqrt[5]{\left(6x^2+5\right)^{1-x}}+\sqrt[3]{3-2x^2}\).
c, Chứng minh rằng: \(\dfrac{\left(x+1\right)^6}{\left(x^3+7\right)\left(x^3+3x^2+4\right)}\ge1\).
2. Cho tam giác OEF vuông tại O có OE = a, OF = b, EF = c thỏa mãn điều kiện a, b, c là các số dương. Chứng minh rằng biểu thức \(A=\dfrac{a+b}{c}+\dfrac{c}{a+b}\) không nhận bất kì giá trị nguyên dương nào.
(Tuyên Quang)
Tìm GTLN, GTNN của biểu thức \(A=2x+\sqrt{5-x^2}\).