Những câu hỏi liên quan
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 12:12

Ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt mà người dùng muốn.

- Các kiểu ẩn dụ:
+ Ẩn dụ phẩm chất: Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa choanh nằm
+ Ẩn dụ hình thức: Về thăm nhà Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng (trong ví dụ này, còn có cả ẩn dụ cách thức “thắp”: nở hoa)
+ Ẩn dụ cách thức: Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
Một tiếng chim kêu sáng cả rừng
Hay: Nói ngọt lọt đến xương.
- Cách sử dụng: Chọn nét tương đồng để tạo ẩn dụ tăng hiệu quả biểu đạt trong văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận, sáng tác thơ ca…

Bài 2:Mặt trời trong câu thơ trên là hình ảnh thực của vầng thái dương ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp xuống mặt đất – duy trì sự sống cho muôn loài. Mặt trời trong câu thơ dưới là một ẩn dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với Bác Hồ – Người đốt ngọn đuốc giữa đêm trường thực dân phong kiến, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc đứng lên thực hiện cuộc cách mạng giải phóng rung trời chuyển đất, làm nên chiến thắng vinh quang, khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới. Bác Hồ mãi mãi là vầng mặt trời soi sáng và sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc ta trên con đường đi tới tương lai.

Bình luận (0)
Lan Phạm
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 18:02

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Châu
26 tháng 3 2018 lúc 18:00

Phép tu từ: Ko biết!

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
26 tháng 3 2018 lúc 18:02

Đây là hai câu thơ trong khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Y Phương thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh mặt trời của thiên nhiên, đó là thứ ánh sáng kì diệu và vô tận, mang lại sức sống cho vạn vật và con người. Hình ảnh mặt trời trong lăng là ẩn dụ cho cho Bác Hồ của chúng ta. Cũng như mặt trời của tạo hóa, đem lại ánh sáng, hơi ấm cho chúng ta thì Bác Hồ đã đem lại sự tự do, cách sống cũng như là cách làm người cho dân tộc ta noi theo. Như vậy, qua hình ảnh này ca ngợi công lao to lớn của Bác, sự hi sinh vĩ đại và cao cả của Người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
Vũ Hương Hải Vi
Xem chi tiết
Hoa Vô Khuyết
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
1 tháng 9 2021 lúc 22:06

a) Hình ảnh ẩn dụ "con cóc".

Hình ảnh này làm ta liên tưởng đến câu chuyện "ếch ngồi đáy giếng", là một câu chuyện để phê phán, lên án những con người có tính kiêu căng, ngạo mạn. Và hình ảnh này trong câu thơ cũng muốn nói đến những tầng lớp con người coi thường những sự vật, con người khác, luôn tự cao chính mình và coi mình là nhất, nếu bản thân là số hai thì không ai là số 1.

b) Hình ảnh ẩn dụ "thân cò"

Đây là một hình ảnh để chỉ người phụ nữ xưa. Bằng thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" chỉ sự vất vả, lên xuống, lận đận cho thấy được người phụ nữ thời xưa khổ sở, phải làm nhiều việc nhưng vẫn bị đối xử bất công, thiếu quyền bình đẳng.

Bình luận (0)
phạm khánh linh
1 tháng 9 2021 lúc 20:34

tham khảo:

a, Nằm nép bờ ao", Cóc là một sinh vật xoành xĩnh đến thảm hại ấy vậy mà nó lại lăm le muốn đớp sao trên trời! Một ước muốn thật táo tợn, không bình thường chút nào.a vẫn rút ra được một lời răn, đó là: không nên mơ tưởng, ước ... muốn điều vượt quá sức mình. ...' ..

CHỈ NHỮNG NGƯỜI MƠ TƯỞNG HÃO HUYỀN

b, ẩn dụ: cho người nông dân trong xã hộ xưa

Bình luận (0)
•¢ɦẹρ➻¢ɦẹρ
1 tháng 9 2021 lúc 20:34

a, Nằm nép bờ ao", Cóc là một sinh vật xoành xĩnh đến thảm hại ấy vậy mà nó lại lăm le muốn đớp sao trên trời! Một ước muốn thật táo tợn, không bình thường chút nào.a vẫn rút ra được một lời răn, đó là: không nên mơ tưởng, ước ... muốn điều vượt quá sức mình. ...' ..

CHỈ NHỮNG NGƯỜI MƠ TƯỞNG HÃO HUYỀN

b, ẩn dụ: cho người nông dân trong xã hộ xưa

  
Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Phương Thảo
23 tháng 9 2016 lúc 20:42

So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng .

Tác dụng : nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt 

Các kiểu so sánh : so sánh ngang bằng , so sánh ko ngang bằng .

Biện pháp :  so sánh không ngang bằng

 

 

 

Bình luận (0)
Kiều Nga 2k6
Xem chi tiết
♡ᏂàᏁッᏁᏂi♡
29 tháng 7 2018 lúc 10:27

Lớp em có 52 bạn(1). Chúng em luôn quan tâm, chia sẻ và yêu thương nhau(2). Nhưng em thích nhất là bạn Minh Trang(3). Bạn Minh Trang học rất giỏi và rất xinh đẹp(4). Bạn có nụ cười tươi như hoa, làn da của bạn trắng như tuyết(5). Bạn còn là người siêng năng học tạp , một người bạn tốt. Những lời khuyên của bạn đã thắp lên trong em niềmc tin và niềm hi vọng(6. Bạn ấy là tấm gương sáng trong học tập . Em rất yêu quý bạn Minh Trang(7). 
- Biện pháp so sánh: 
Vế A: Nụ cười, làn da. 
Vế B: Hoa, tuyết 
Từ so sánh: như. 
- Ẩn dụ: Từ “thắp

Bình luận (0)
Kiều Nga 2k6
29 tháng 7 2018 lúc 10:31

Bn ơi hoán dụ của mk đâu

Bình luận (0)
Nam Trần
Xem chi tiết
Khanh Kevin
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
18 tháng 3 2016 lúc 18:16

- Câu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai.

Câu hoán dụ nêu đặc điểm của sự vật để gọi sự vật: Mùa phượng nở, sân trường tràn ngập một màu đỏ

Bình luận (0)
Khanh Kevin
18 tháng 3 2016 lúc 18:20

cảm ơn bạn. mình cũng mới ra một câu hỏi ở phần ngoại ngữ lớp 6, bạn ra trả lời nhé

 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Thảo Phương
12 tháng 9 2016 lúc 12:21

So sánh là đối chiếu sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Các kiểu so sánh

+So sánh ngang bằng

+So sánh không ngang bằng

Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Bài 2:Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.

 


 

Bình luận (0)