tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ
Đây là hai câu thơ trong khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Y Phương thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác. Hình ảnh mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh mặt trời của thiên nhiên, đó là thứ ánh sáng kì diệu và vô tận, mang lại sức sống cho vạn vật và con người. Hình ảnh mặt trời trong lăng là ẩn dụ cho cho Bác Hồ của chúng ta. Cũng như mặt trời của tạo hóa, đem lại ánh sáng, hơi ấm cho chúng ta thì Bác Hồ đã đem lại sự tự do, cách sống cũng như là cách làm người cho dân tộc ta noi theo. Như vậy, qua hình ảnh này ca ngợi công lao to lớn của Bác, sự hi sinh vĩ đại và cao cả của Người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bp:Ẩn dụ.
Mặt trời 1 là mặt trời tự nhiên.(mang lại sự sống cho con người.)
Mặt trời 2 là Bác Hồ.(mang lai sự sống cho nhân dân VN.)
=> Có nét tương đồng(đều mang lại sự sống)
Tác dụng:nói lên công lao rất lớn của Bác Hồ trong sự nghiệp giành lại độc lập cho dân tộc ta.
Tick nha!
Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ phẩm chất).