1.Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 15cm, AC = 20cm. Vẽ đường cao AH (H∈BC).
a/ Chứng minh rằng ΔHBA ~ ΔABC.
b/ Chứng minh rằng AC² = BC.HC
c/ Tính độ dài các đoạn thẳng BC, HC.
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 15cm, AC = 20cm. Vẽ đường cao AH (H thuộc BC).
\(a,\) Chứng minh rằng tam giác HBA đồng dạng tam giác ABC.
b, Chứng minh rằng \(AC^2\) = BC . HC
c, Tính độ dài các đoạn thẳng BC, HC.
a) Xét tam giác HBA và tam giác ABC :
\(\widehat{AHB}=\widehat{BAC}\left(=90^0\right)\)
\(\widehat{ABC}\)chung
=> tam giác HBA \(~\)tam giác ABC ( đpcm )
b) Chứng minh tương tự câu a) ta có tam giác ABC \(~\)tam giác HAC
\(\Rightarrow\frac{AC}{HC}=\frac{BC}{AC}\)
\(\Rightarrow AC^2=HC\cdot BC\)( đpcm )
c) Áp dụng đính lý Pytago vào tam giác ABC vuông tại A
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{15^2+20^2}=25\)( cm )
Từ câu b) ta có : \(HC=\frac{AC^2}{BC}=\frac{20^2}{25}=16\)
Vậy....
Bài 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 12cm; AC = 16cm. Kẻ đường cao AH (H thuộcBC) a/ Chứng minh HAC đồng dạng ABC. b/ Tính độ dài các đoạn thẳng BC, HC. c/ Từ B vẽ đường phân giác BD . Tính độ dài các đoạn thẳng DA, DC.
a: Xét ΔHAC vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
góc C chung
Do đó: ΔHAC\(\sim\)ΔABC
b: \(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=20\left(cm\right)\)
\(HC=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{16^2}{20}=12.8\left(cm\right)\)
Cho tam giác ABC vuông tại A có AB =15cm, AC =20cm. Vẽ AH vuông góc với BC tại H.
a) Chứng minh tam gics HBA đồng dng tam giác ABC
b) Tính độ dài các cạnh BC, AH.
c) Trên cạnh HC lấy điểm E sao cho HE = HA, qua E vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC cắt cạnh AC tại M, qua C vẽ đường thẳng vuông góc với cạnh BC cắt tia phân giác của góc MEC tại F. Chứng minh ba điểm H, M, F thẳng hàng.
a: Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có
góc B chung
=>ΔHBA đồng dạng với ΔABC
b: BC=căn 15^2+20^2=25cm
AH=15*20/25=12cm
cho tam giác ABC cân tại A, kẻ đường cao AH (H thuộc BC)
a/ chứng minh : tam giác AHB= tam giác AHC
b/chứng minh : HB=HC và góc BAH=góc CAH
c/ cho BC=20cm, AB = 8cm.tính độ dài đoạn thẳng AH
d/ kẻ HD vuông góc AB (D thuộc AB), HE vuông góc AC ( E thuộc AC). chứng minh rằng tam giác HDE là tam giác cân
e/ chứng minh rằng DE//BC
cho Δ ABC vuông tại A, có AB = 12 cm ; AC = 16 cm. Kẻ đường cao AH, H∈ BC).
a) Chứng minh: ΔHBA ഗΔ ABC
b) Tính độ dài các đoạn thẳng BC, AH
a, Xét ΔHBA và ΔABC có :
\(\widehat{H}=\widehat{A}=90^0\)
\(\widehat{B}:chung\)
\(\Rightarrow\Delta HBA\sim\Delta ABC\left(g-g\right)\)
b, Xét ΔABC vuông A, theo định lý Pi-ta-go ta được :
\(\Rightarrow BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{12^2+16^2}=20\left(cm\right)\)
Ta có : \(\Delta HBA\sim\Delta ABC\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow\dfrac{AH}{AC}=\dfrac{AB}{BC}\)
hay \(\dfrac{AH}{16}=\dfrac{12}{20}\)
\(\Rightarrow AH=\dfrac{16.12}{20}=9,6\left(cm\right)\)
Cho tam giác ABC đường cao AH biết AB=11cm,AC=15cm,BC=20cm
a) chứng minh hệ thức HC^2 - HB^2=AC^2 - AB^2
b) tính độ dài các đoạn thẳng HB,HC đường caoAH
Nguyễn Thị Thơm bn tham khảo ở đây nhé:
Theo hệ thức lượng tam giác vuông
AC2 = HC x BC = 16 x BC
AH2 = HC x BH = 16 x BH
1/AH2 = 1/AC2 + 1/AB2
Thay 1,2 vào 3
1/16 x BH = 1/16 x BC + 1/152
Mặt khác:
BH = BC - HC = BC - 164
Thay vào 4
1/16 x ( BC - 16 ) = 1/16 x BC + 1/225
<=> 1/( BC - 16 ) - 1/BC = 16/225
<=> ( BC - BC + 16 )/(( BC - 16 ) x BC )
=> BC = 25 ( thỏa mãn ) BC = -9 ( loại )
Thay vào 1 ta có AC = 20 cm
2 ta có AH = 12 cm
Vậy: AH = 12 cm
Cho tam giác ABC có các cạnh AB = 20cm, AC = 15cm, BC = 25cm, AH là đường cao.
a) Chứng minh tam giác ABC vuông
b) Tính độ dài đoạn thẳng BH, CH, biết AH = 12cm
a) Ta có: AB2 + AC2 = 202 + 152 = 625
BC2 = 252 = 625
nên AB2 + AC2 = BC2
Suy ra tam giác ABC vuông do định lí Pi-ta-go đảo
b) Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông ACH được:
HC2 + HA2 = AC2
CH2 = 152 - 122
CH2 = 81
=> CH=9 (cm)
Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông AHB được:
AH2 + BH2 = AB2
122 + BH2 = 202
=> BH2 = 202 - 122 = 256
=> BH=16 cm
Hình bạn tự kẻ nhé .
a) Ta có AB2+AC2 = 202+152= 625
Lại có BC2 = 252 = 625
=> Tam giác ABC vuông ( Py ta go )
b) Ta có AH là đường cao
=> Tam giác ABH và tam giác ACH vuông tại H
Áp dụng Py ta go vào tam giác vuông ACH ta được :
AC2=CH2+ AH2
=> 152 = CH2 + 122
=> CH2 = 152 - 122 = 81
=> CH = 9 ( cm)
=> BH = BC-CH = 25- 9 = 16 ( cm)
Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao AH.
1) Cho biết AB=3 cm, AC=4 cm. Tính độ dài các đoạn BC,HB,HC,AH
2) Vẽ HE vuông góc với AB tại E, HF vuông góc với AC tại F
a) Chứng minh: AE.EB=HE2
b) Chứng minh: AE.EB+AF.FC=AH2
3) Chứng minh: BE=BC. cos3 B
Bài 2:
a: Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHB vuông tại H có HE là đường cao ứng với cạnh huyền AB, ta được:
\(AE\cdot EB=HE^2\)
b: Xét tứ giác AEHF có
\(\widehat{FAE}=\widehat{AFH}=\widehat{AEH}=90^0\)
Do đó: AEHF là hình chữ nhật
Suy ra: FE=AH và \(\widehat{FHE}=90^0\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào ΔAHC vuông tại H có HF là đường cao ứng với cạnh huyền AC, ta được:
\(AF\cdot FC=FH^2\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔFHE vuông tại H, ta được:
\(HF^2+HE^2=FE^2\)
\(\Leftrightarrow AH^2=AE\cdot EB+AF\cdot FC\)
1) Áp dụng hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, ta được:
\(BC=\sqrt{AB^2+AC^2}=\sqrt{9+16}=\sqrt{25}=5\)(cm)
BH \(=\dfrac{AB^2}{BC}=\dfrac{9}{5}\)(cm)
\(CH=\dfrac{AC^2}{BC}=\dfrac{16}{5}\left(cm\right)\)
\(AH=\dfrac{AB.AC}{BC}=\dfrac{12}{5}\left(cm\right)\)
2) a) Áp dụng hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông, ta được điều phải chứng minh.
b)Chứng minh tương tự câu a), ta được:
AF.FC=HF^2
Lại có:
Tứ giác AFHE có 3 góc vuông nên từ giác AFHE là hình chữ nhật.
Suy ra, HF = AE
Suy ra, AF.FC=AE^2
Mà AE.EB=HE^2
Nên AF.FC+AE.EB=AE^2+HE^2=AH^2(đpcm)
3) Áp dụng hệ thức về cạnh và góc trong tam giác, ta được:
\(BE=\cos B.BH=\cos B.\left(\cos B.AB\right)=\cos^2B.AB=\cos^2B.\left(\cos B.BC\right)=\cos^3.BC\left(đpcm\right)\)
Cho tam giác ABC cân tại A (góc A < 90 độ). Vẽ AH vuông góc với BC tại H.
a. Chứng minh tam giác AHC = tam giác AHB
b. Biết AB=15cm, bh=9cm. Tính dộ dài đoạn thẳng AH
c. Vẽ hm vuông góc với ac(m ∈ ab), hn vuông góc với ac(n ∈ ac). chứng minh rằng am=an
d. chứng minh rằng mn // bc
a: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có
AB=AC
AH chung
Do đó: ΔAHB=ΔAHC
b: AH=12cm
c: Xét ΔAMH vuông tại M và ΔANH vuông tại N có
AH chung
\(\widehat{MAH}=\widehat{NAH}\)
Do đó: ΔAMH=ΔANH
Suy ra: AM=AN
d: Xét ΔABC có AM/AB=AN/AC
nên MN//BC