Dựa vào kiến thức đã học, giải thích vì sao cơ cấu các ngành công nghiệp của châu Âu rất đa dạng
dựa vào kiến thức đã học giải thích vì sao cơ cấu các ngành công nghiệp của châu Âu rất đa dạng?
giúp mình với
Theo mình thì do có sự liên kết chặt chẽ giữa các nước ở châu Âu, ngoài ra con người ở châu Âu có khả năng hợp tác tốt và tính chuyên môn hóa cao.
Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48 quốc gia khác nhau ở châu Âu. Giống như các lục địakhác, tài sản của các quốc gia châu Âu không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số người nghèo nhất vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao, nhiều nền kinh tế Đông Âuvẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây. Thuật ngữ châu Âu ở đây không chỉ các nước ở chỉ ở châu Âu mà còn tính cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc châu Á, hoặc một phần thuộc châu Á, nhưng tính chất địa chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc châu Âu như Azerbaijan và Cyprus...
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh châu Âu, giống như một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB - 2005) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook - 2006)-- xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP).
Các nước Bắc Âu có mức sống cao, nhờ khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Nguồn thủy điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.
1) Giải thích sự phân bố của các cây trồng : Lúa mì, nho, cam, chanh; và các vật nuôi : bò, lợn ở châu Âu.
2) Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích vì sao cơ cấu các nghành công nghiệp của châu Âu rất đa dạng.
1) Khí hậu ấm, ẩm của Tây - Trung Âu. Khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa Địa Trung Hải thích hợp với vật nuôi cây trồng trên.
2) ko biết
Dựa vào kiến thức đã học, hãy chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp của Liên Bang Nga đa dạng và phân bố rộng khắp ở các vùng trong nước
Tham khảo!
- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành công nghiệp liên bang nga phát triển đối nhiều trung tâm công nghiệp lớn tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây lãnh thổ.
- Cơ cấu công nghiệp đa dạng bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại. Nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia đứng đầu thế giới.
+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn mang lại doanh thu lớn, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của liên bang nga. Công nghiệp dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung chủ yếu ở đông bằng Tây Xibia, khu vực dãy U-ran…
+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu của liên bang nga, chiếm gần 30% trong cơ cấu công nghiệp tập trung chủ yếu ở Matxcơva, Xanh Petécbua…
+ Liên bang nga là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử, công nghiệp điện tử, tin học…
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Giải thích tại sao ngành công nghiệp của hai trung tâm này lại phát triển mạnh?
Gợi ý làm bài
a) Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Thành phố Hồ Chí Minh: cơ khí, luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulô, dệt, may, hoá chất, phân bón, điện tử, đóng tàu, sản xuất ô tô.
- Hà Nội: cơ khí, luyện kim đen, sản xuất ô tô, chế biến nông sản, hoá chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulô, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt, may.
b) Giải thích
* Thành phố Hồ Chí Minh
- Vị trí địa lí: Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Nằm trong vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và hoàn thiện nhất cả nước, đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh phía Nam. Cảng Sài Gòn và sân bay Tân Sơn Nhất hiện đại nhất nước ta.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
- Được sự quan tâm của Nhà nước và là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ, trong và ngoài nước lớn.
- Là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành công nghiệp hoàn chỉnh, trong đó có nhiều ngành công nghệ cao.
* Hà Nội
- Vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật quan trọng nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi:
+ Trong vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận, một vùng đông dân, kinh tế phát triển của cả nước; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Có điều kiện thuận lợi trong hợp tác sản xuất với các trung tâm công nghiệp khác ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.
+ Gần nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng (dẫn chứng).
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
- Đầu mối giao thông lớn nhất ở khu vực phía Bắc (dẫn chứng) thuận lợi đế mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng và tiêu thụ sản phẩm.
- Thành phố triệu dân, có thị trường tiêu thụ tại chỗ, nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
- Đường lối chính sách.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật. Khả năng thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, trong đó có một số ngành truyền thông, lâu đời.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy :
a) Kể tên 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm
b) Kể tên 5 trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm
c) Giải thích tại sao tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ?
a) 10 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm
- Hà Giang : chế biến nông sản
- Tĩnh Túc : luyện kim màu
- Sơn La : sản xuất vật liệu xây dựng
- Đồng Hới : sản xuất vật liệu xây dựng
- Hòa Bình : Thủy điện
- Đà Lạt : dệt may
- Bảo Lộc : chế biến nông sản
- Gia Nghĩa : khai thác, chế biến lâm sản
- Tuy Hòa : chế biến nông sản
- Tam Kỳ : sản xuất vật liệu xây dựng
b) 5 Trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm
- tp Hồ Chí Minh : Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản,nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện tử, dệt may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất ôtô, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Hà Nội : Cơ khí, sản xuất ôtô. hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen
- Hải Phòng : Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu
- BIên Hòa : Dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, chế biến nông sản
- Vũng Tàu : luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí,đóng tàu, dệt may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
c) Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì :Hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp :
* Vị trí thuận lợi
- Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh tam giác tăng trưởng kinh tế.
- tp Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
* Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước. Tp Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam
* Tài nguyên :
- Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía Bắc, nguồn thủy năng trên hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng
- tp Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nơi có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyên thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm
- Là hai thành phố có số dân đông nhất ( năm 2008, số dân của Hà Nội là 6.116,2 nghìn người, tp Hồ Chí Minh là 6.611,6 nghìn người) có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước
- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài
- Hà Nội và tp Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành trọng điểm.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.
a. Dựa vào kiến thức đã học, phân tích vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta
b. Dựa vào atlat địa lý vn. Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng.
Cảm ơn ạ.
a. Vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:
- Nhân tố dân số: Dân số là yếu tố quyết định trong việc phân bố nông nghiệp. Khi dân số tăng, cần có sự mở rộng và cải tiến trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm và nguồn sống cho dân số đông đúc. Đồng thời, dân số cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp.
- Nhân tố đất: Loại đất, tình trạng đất, và sự sử dụng hiệu quả của đất đều ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Đất tốt và phương pháp canh tác hiện đại giúp tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số.
- Nhân tố thời tiết và khí hậu: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nuôi dưỡng thực phẩm. Nước ta có khí hậu đa dạng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới, điều này cho phép trồng nhiều loại cây và chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau.
- Nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế quyết định khả năng đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cho nông dân.
- Nhân tố chính trị và hành chính: Chính phủ và các cơ quan liên quan đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và thực hiện các chính sách nông nghiệp.
b. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng của nước ta được chứng minh bằng Atlas Địa lý Việt Nam. Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển đa dạng với các ngành như:
- Công nghiệp chế biến và sản xuất: Bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất đồ điện tử, điện máy, dệt may, và công nghiệp chế tạo.
- Công nghiệp xây dựng và xây lắp: Gồm xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dự án công trình lớn.
- Công nghiệp năng lượng: Bao gồm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân.
- Công nghiệp khai thác và sản xuất nhiên liệu: Bao gồm khai thác dầu mỏ, than đá, quặng kim loại và sản xuất nhiên liệu như xăng dầu và khí đốt.
Dựa vào Atlat địa lí việt nam trang công nghiệp và kiến thức đã học hãy:
a. Trình bày quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
b. Giải thích ngành công nghiệp lại phát triển ở 2 trung tâm này
a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn
* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…
- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …
- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM
Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo
- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo
- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng
Dựa vào trang 26 Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã hoch, hãy :
a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ?
b) Giải thích tại sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng ?
a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1. Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen
2. Hải Phòng : Quy mô lớn từ trên 40 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, đóng tàu
3. Bắc Ninh : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng
4. Phúc Yên : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
5. Hải Dương :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
6. Hưng Yên :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
7. Nam Định :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, dệt, may, điện tử, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
b) Giải thích :
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì :
+ Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phong qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông, thủy sản phẩm phong phú
+ Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh
+ Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của vùng vì :
+ Vị trí thuận lợi giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến
+ Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện
+ Thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
sao mày ngu thế, Hà Nội, Hải Phòng ,Hưng Yên Nam Định,Hải Dương ,Phúc Yên, Bắc Ninh ở Đòng Bằng sông Cửu Long à, oẳng oẳng,Vác sách đi học lại lớp 1 đi