lập dàn ý cho đề bài chứng minh tiếng việt đáng yêu
Đề bài: Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 40 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
1.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
2.
Mở bài: Giới thiệu cây hoa
- Cây hoa mà em định tả là cây hoa hướng dương
- Hướng dương là loài hoa đặc biệt, chúng luôn hướng về phía mặt trời
- Đây là cây hoa bà nội đã gửi hạt giống ra cho em
Thân bài:
- Thân hoa hướng dương nhỏ bằng chiếc đũa, cao ngang đầu em
- Lá của hướng dương rất to, mọc so le, có màu xanh đậm
- Hoa hướng dương tỏa tròn, nhụy màu nâu, cánh hoa vàng rực rỡ giống như ông mặt trời đang tỏa nắng
- Mẹ thường hái những bông hoa đẹp nhất trong vườn để cắm ở lọ hoa trong phòng khách
Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với cây hoa
- Em rất thích cây hoa hướng dương trong vườn
- Chiều chiều, em thường ra vườn tưới nước cho hoa để chúng mau lớn
đề bài: lập dàn ý tả quyển sách tiếng việt 5 , tập 2
trời bà hỏi như thế thì ai trả lời được
Đề kiểu :Lập dàn ý bài văn giới thiệu tác giả Tố Hữu và chứng minh ý kiến cho rằng Sáu câu thơ đầu của bài Khi Con Tú Hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống.😘
tham khảo :
1.MỞ BÀI:
-Giới thiệu vài nết về tác giả Tố Hữu:
+TH(1920-2002)
+Tên khai sinh là Nguyến Kim Thành ,quê ở làng Phù Lai,xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế
+Ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời và cách mạng
+TH được nhà nc trao tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học và nghệ thuật năm 1996
-Giới thiệu bài thơ Khi con tu hú:
+hoàn cảnh sáng tác:khi TH bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ(Huế)
+cảm nhận chung về tác phẩm
2.THÂN BÀI
-Bài thơ được viết theo thể lục bát với phương thức biểu đạt là miêu tả và biểu cảm. Trong đoạn thơ tác giả đã chỉ ra những cảm nhận về mùa hè qua từng giác quan để từ đó thể hiện khao khát vượt ra khỏi phòng giam để cảm nhận được không gian mùa HÈ
_luận điểm 1:bức tranh mùa hè:
+Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, đầy màu sắc rực rỡ hài hòa với những âm thanh sống động. Tác giả đã vẽ lên được bức tranh mùa hè thật sống động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng có sức gợi hình, gợi cảm :(trích 6 câu thơ đầu)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
“Khi con tu hú”.
+Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài
+Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu
-luận điểm 2: tâm trạng của người tù cách mạng:
+Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
3.KẾT BÀI
-khái quát chung về TH và bài thơ khi con tu hú;Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
-chứng minh ý kiến cho rằng Sáu câu thơ đầu của bài Khi Con Tú Hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống.
Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”
Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:
“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(...)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”
Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.
Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đổi của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ - chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. Bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.
Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lý trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.
“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
Đề bài: Viết bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.
1. Dựa vào bài tập 2 trang 16, (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây bóng mát.
2. Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập
a. Mở bài: Giới thiệu cây mít mà em muốn miêu tả.
Mẫu: Trước sân nhà em có một mảnh vườn nhỏ. Dù vào những ngày hè oi ả nhất, mảnh vườn ấy vẫn luôn râm mát. Bởi vì nó được một cây mít vô cùng cao lớn che chở cho.
b. Thân bài: Miêu tả cây mít
* Miêu tả khái quát:
- Cây được trồng ở một góc của mảnh vườn.
- Cây năm nay đã được hơn hai mươi tuổi.
- Cây thuộc giống mít mật.
- Cây cao khoảng gần 15m, tán rộng xum xuê
* Miêu tả chi tiết từng bộ phận của cây:
- Thân cây to, cứng cáp, lớn bằng vòng ôm tay.
- Lớp vỏ trên thân cây khá dày, xù xì, thô ráp.
- Các cành cây lớn như cổ tay, dài đến vài mét.
- Số lượng các cành con nhiều không đếm xuể.
- Lá mít to, màu xanh sẫm, lúc còn non thì có màu xanh lá.
- Quả mít khi lớn có thể to đến như một cái nồi cơm điện, vỏ ngoài màu nâu, cùi dày màu trắng, bên trong là các múi mít thơm ngon
* Hoạt động của em cùng cây mít:
- Tưới nước, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây.
- Em ngồi chơi, đọc truyện dưới bóng mát của cây.
- Em ngóng chờ hái từng trái mít chín khi vào mùa.
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây mít.
Mẫu: Em rất quý cây mít nhà mình. Bởi cây không chỉ là một cây xanh mà còn là người bạn thầm lặng gắn bó cùng em suốt bao năm tháng tuổi thơ êm đềm. Em sẽ cố gắng chăm sóc cây thật tốt, để cây mãi xanh tươi, tỏa rợp bóng mát cho khu vườn của nhà em.
2. Học sinh tự chia sẻ trong nhóm và thêm dàn ý
giúp mình lập dàn bài cho đề văn: kể một kỉ niệm đáng nhớ trong hè ( dàn ý chi tiết nha!)
Tham khảo!!!
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó lien qua đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuỵen
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật trong tự nhiên mà em thích
1. Dựa vào bài tập 2 trang 110 (Tiếng Việt 4, tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên.
2. Đọc và chỉnh sửa lại dàn ý.
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về chim sơn ca: Hoàn cảnh nhìn thấy đôi chim sơn ca
2. Thân bài
* Tả hình dáng, kích thước của chim sơn ca: Nhỏ bé
* Tả màu sắc và đặc điểm bộ phận của chim sơn ca:
+ Màu lông: Thường có màu nâu hung, nâu xỉn màu
+ Mỏ: Hình chóp, trơn
+ Chân: Nhỏ, dài, các vuốt sau dài thích nghi đi lại và đứng trên mặt đất
* Gợi tả tiếng hót của chim sơn ca:
+ Hót vào chiều mát
+ Vừa bay vừa hót
+ Giọng hót hay, trong trẻo
* Tả hoạt động của đôi chim sơn ca: Đang tìm mồi, đang làm tổ hay đang chăm chim non...
3. Kết bài
- Ấn tượng của em về đôi chim sơn ca
Tìm hiểu đề , lập dàn ý cho bài văn " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta " - Hồ Chí Minh
GIÚP MÌNH VỚI !!!!!!!!!!!!!!
THAM KHẢO NHA !!
Mở bài
-Giới thiệu về tác giả:
-Hồ Chí Minh là một nhà văn nhà thơ nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam.Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.
Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám có sứ cảnh hưởng lớn tới cộng đồng như Nhật ký trong tù Tuyên ngôn độc lập Cảnh khuya…
-Giới thiệu về bài viết
Bài viết“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ’được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích lời lẽ cô đọng lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
.+Thânbài:
Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ”.
+Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào ?
-Xây dựng luận điểm ngắn gọn cô đọng lời văn vô cùng xúc tích trong phần lập luận thì rất chặt chẽ khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện ,bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền,tầng lớp.Tính khái quát cao.
- Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê , dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình . Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất sĩ ngoài mặt trận...đến hậu phương...,từ những phụ nữ...đến các bà mẹ chiến sĩ...''
-Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ:Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như:Làn sóng , lướt qua,...làm cho bài viết trở nên trơn tru dễ đọc dễ nghe.
-Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
+Tinh thần yêu nước của dân ta:
-Lòng yêu nước là giá trị thần cao quý.Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.
-Dân ra ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc,mọi lứa tuổi,mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước.Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không phụ thuộc vào tinh thần ,ý chí kiên cường,lòng yêu nước của những người dân trên đất nước ta.
-Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể .Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động,trong nghiên cứu khoa học ,trong hc tập...
-Giongj văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài này.
-Trong phần cuối bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ dễ thấy hơn.Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý,vô giá hơn pha lê rất nhiền lần(ko pk rất nhiều lần nx mà là rất rất nhiều lần).Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi,và lưa danh sử sách ngàn năm.
+Kết bài:
-Qua bài viết của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất , quật cường của nhân dân ra.
-Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ , ngôn ngữ vừa giản dị dể hiểu , vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả:
– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.
– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…
– Giới thiệu về bài viết:
– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
+ Thân bài: Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.
+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?
– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.
-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”
– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.
– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.
– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.
– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…
– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.
– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.
+ Kết bài
– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.
– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.
I. Mở bài: Giới thiệu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta Napoleon – hoàng đế Pháp đã từng nói: “Đạo đức cao thượng nhất của nhân loại là gì? Đó chính là lòng yêu nước.” Đúng vậy, lòng yêu nước đã trở thành một truyền thống quý báu của biết bao dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trải qua bao thế kỉ, tinh thần yêu nước vẫn được các thế hệ ta giữ gìn và phát huy vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. II. Thân bài: 1. Giải thích: Tinh thần yêu nước là tình cảm thiêng liêng bắt nguồn từ tình yêu gia đình, quê hương và tinh thần sẵn sàng cống hiến, chiến đấu và xây dựng đất nước. 2. Chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phải chỉ thể hiện ở một khoảng thời gian nhất định, mà nó là cả một quá trình, một hành trình dài nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ những cuộc chiến đấu cho đến thời bình. a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong “buổi bình minh lịch sử”: Buổi bình minh lịch sử- đó là giai đoạn nhà nước Văn Lang – Âu Lạc tồn tại (3000 – 179 TCN) Ngày nay, trong các bảo tàng lịch sử, di tích văn hóa, ta vẫn thấy người ta trưng bày những di chỉ văn hóa như giáo, rìu, mũi tên, giáp che thân… một là để sử dụng như công cụ lao động, một là để phòng vệ, chống quân xâm lược. Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã được nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những truyền thuyết li kì với hình ảnh các vua Hùng và nhân dân đã chiến thắng các cuộc chiến chống giặc Ân, giặc Man… Văn học thời nào cũng vậy, luôn phản ảnh chân thật hơi thở cuộc sống, mang dấu ấn thời đại. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ta có thể thấy tinh thần yêu nước, chiến đấu bất khuất của nhân dân Việt cổ được thể hiện rất rõ nét và ấn tượng. b. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời phong kiến: Năm 40, Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược và chiến thắng. Năm 938, nổi danh với chiến tích sông Bạch Đằng là hình ảnh người anh hùng Ngô Quyền tài ba, sáng suốt lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Mông – Nguyên. Chiến thắng của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống quân Thanh gian lao của dân tộc… c. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ: Nếu như trong thời kỳ mới lập nước của các vua Hùng hay thời phong kiến, giặc ngoại xâm tấn công ta với những vũ khí còn thô sơ thì quãng thời gian chống Pháp, Mỹ là quãng thời gian dân ta phải oằn mình chống lại mưa bom bão đạn có sức hủy diệt lớn. Tuy vậy, trong gian khổ, hiểm nguy, nhân dân Việt Nam vẫn chiến đấu với tinh thần yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Có hàng loạt các cuộc chiến lẫy lừng mang lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc mà ta có thể nhắc tới như: Chiến thắng Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không,…Chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975… d. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời bình: Nhân dân các tầng lớp hăng say lao động cống hiến Học sinh sinh viên tích cực ngày đêm học tập, rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất để xây dựng một đất nước vững mạnh hơn trong tương lai. III. Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân về tinh thần yêu nước của nhân dân ta: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó đã trở thành một truyền thống quý báu…”. Là thế hệ trẻ tiếp nối công cuộc xây dựng Tổ quốc, bản thân em phần nào hiểu được trách nhiệm của mình trong việc kế thừa và phát huy truyền thống, hăng say học tập, rèn luyện để góp sức xây dựng đất nước.
giúp mình lập dàn bài cho đề văn: kể một kỉ niệm đáng nhớ trong hè ( dàn ý chi tiết nha!)
a. Mở bài
- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội.
- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy.
b. Thân bài
· Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả):
- Không gian, thời gian, địa điểm.
- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
· Kể chuyện
a/ Giới thiệu về người thầy hay người cô (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả).
- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc, trách nhiệm… của thầy, cô.
- Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với thầy cô.
b/ Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm):
- Sự phát triển của các tình tiết.
- Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện.
- Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa.
c/ Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận).
- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hay trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức…)
- Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn (độc thoại, lời nhắn gửi tới thầy – cô và bạn. Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận.
c. Kết bài
Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò.
Bài viết
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tui học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tui mới vào học lớp 1.Cô giáo của tui cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tui vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.tui nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tui một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tui mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tui bỗng không muốn trả lại nữa.tui muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tui vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tui thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tui nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tui sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tui nữa…tui sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…tui oà khóc,tui muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tui yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tui ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn công cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tui như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tui là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tui bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tui chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tui không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tui và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tui tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tui bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tui đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tui vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tui sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài cho đề bài sau: Đề bài: Loài hoa em yêu
Tham khảo nhé
1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa hồng định tả
Nhà em có một khu vườn nhỏ, ba em trồng rất nhiều hoa, trong đó em thích nhất là cây hoa hồng.
2. Thân bài: Tả cây hoa hồng
a. Tả bao quát cây hoa hồng:
– Cây hoa hồng được trồng thành bụi
– Bên cạnh các cây hoa khác như: cúc, huệ,.. và một số cây khác trong vườn.
b. Tả chi tiết về cây hoa hồng
– Thân cây hoa: cao chừng 1 mét.
– Cành cây: cây có nhiều cành, trên cành có nhiều gai.
– Lá: lá non màu xanh nhạt, là già có màu xanh đậm, cạnh lá hình răng cưa.
– Nụ hoa hồng: nụ chúm chím, khi gần nở sẽ có vệt đỏ trên đầu cánh hoa
– Hoa: Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, có màu đỏ tươi rất đẹp và nổi bật. Giữa hoa có nhị vàng.
– Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.
– Thu hút rất nhiều ong bướm khi hoa nở rộ.
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa hồng
– Em rất thích hoa hồng.
– Hoa hồng dùng để trang trí rất đẹp.
*****Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.
Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.
Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.
Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.
Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.
Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.
Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.