Đăng Hùng Ngô
Nhờ mn giải giúp mik mấy bài hóa HSG này vs, mik đag rất cần,mik tks nhiều:Câu 1: Khử hoàn toàn 8,12g một ôxit kim loại bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 14g kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dd HCl dư thì thu đc 2,352l khí ở đktc. Xác định công thức của ôxit kim loại.Câu 2: Cho 13,12g tinh thể Al2(SO4)3. 18H2O hòa tan vào nước đc dd A. Cko 250ml dd KOH PƯ hết với dd A thu đc 1,17g kết tủa. Tính nồng độ mol của dd...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Khang Ly
Xem chi tiết
hnamyuh
26 tháng 5 2021 lúc 14:05

Câu 1.1 : 

$Ca(OH)_2 + CO_2 \to CaCO_3 + H_2O$

n CO2 = n CaCO3 = 7/100 = 0,07(mol)

$CO + O_{oxit} \to CO_2$
n O(oxit) = n CO2 = 0,07(mol)

=> m kim loại = 4,06 -0,07.16 = 2,94(gam)

Gọi kim loại là R ; n H2 = 1,176/22,4 = 0,0525(mol)

$2R + 2n HCl \to 2RCl_n + nH_2$
n R = 2/n  n H2 = 0,105/n(mol)

=> R.0,105/n = 2,94

=> R = 28n

Với n = 2 thì R = 56(Fe)

n Fe = 2,94/56 = 0,0525(mol)

Ta có : 

n Fe / n O = 0,0525 / 0,07 = 3/4

Vậy CT oxit là Fe3O4

Bình luận (0)
hnamyuh
26 tháng 5 2021 lúc 14:08

Ta có :

n Al2(SO4)3 = 273,75.21,863%/342 = 0,175(mol)

Bảo toàn nguyên tố S : 

n H2SO4 = 3n Al2(SO4)3 = 0,525(mol)

n H2 = 5,04/22,4 = 0,225(mol)

Bảo toàn nguyên tố H : 

n H2SO4 = n H2 + n H2O

=> n H2O = 0,525 - 0,225 = 0,3(mol)

Bảo toàn khối lượng : 

m + 0,525.98 = 273,75.21,863% + 0,225.2 + 0,3.18

=> m =14,25(gam)

Bình luận (0)
Phạm Uyên
26 tháng 5 2021 lúc 14:07

1.1

- Đặt công thức của oxit là RxOy

- nCaCO3=0,07 (mol)

- BT C => nCO2 =nCO pư=0,07 (mol)

=> nO/oxit=0,07 (mol)

=> mO/oxit=1,12 (g)

=> mkim loại/oxit=2,94 (g)

=> nkim loại=\(\dfrac{2,94}{R}\) (mol)

- BT R => nR=\(\dfrac{2,94}{R}\) (mol)

pư: R+aHCl --> RCla+\(\dfrac{a}{2}\)H2

- nH2=0,0525 (mol)

=> nR=\(\dfrac{0,105}{a}\) (mol)

=> pt: \(\dfrac{0,105}{a}\)=\(\dfrac{2,94}{R}\)

=> R=28a

- Lập bảng biện luận hóa trị a=1/2/3

=> R=56 ; a=2

=> R là Fe

=> nFe/oxit=0,0525 (mol)

x:y=nFe:nO=0,0525:0,07=3:4

=> Fe3O4

Bình luận (1)
Lê quang huy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
23 tháng 8 2023 lúc 22:58

`a)`

Oxit: `Fe_xO_y`

`Fe_xO_y+yCO`  $\xrightarrow{t^o}$  `xFe+yCO_2`

`CO_2+Ca(OH)_2->CaCO_3+H_2O`

Theo PT: `n_{CO_2}=n_{CaCO_3}=7/{100}=0,07(mol)`

`->n_{Fe_xO_y}={n_{CO_2}}/y={0,07}/y(mol)`

`->M_{Fe_xO_y}={4,06}/{{0,07}/y}=58y`

`->56x+16y=58y`

`->x/y={42}/{56}=3/4`

`->` Oxit: `Fe_3O_4`

`b)`

`n_{Fe_3O_4}={4,06}/{232}=0,0175(mol)`

`2Fe_3O_4+10H_2SO_4->3Fe_2(SO_4)_3+SO_2+10H_2O`

Đề thiếu.

Bình luận (0)
Linh Phạm Nhi
Xem chi tiết
『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
2 tháng 2 2022 lúc 20:32

M2On+nCO->nCO2+2M

2M+2nHCl->2MCln+nH2

nCO2=14/100=0,14(mol)

=>mM=8,12-0,14x16=5,88(g)

nH2=2,352/22,4=0,105(mol)

=>nM=0,21/n(mol)

M=5,88:0,21/n=28n

n=2 M=56=>M là Fe

Ta có nFe:nO=0,105:0,14=3: 4

=>CTHH oxit là Fe3O4

Bình luận (0)
Hải Anh
2 tháng 2 2022 lúc 20:36

Khí sinh ra là CO2.

Có: \(n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)

___0,14_______________0,14 (mol)

Bản chất của khử oxit kim loại: \(CO+O_{\left(trongoxit\right)}\rightarrow CO_2\)

⇒ nO (trong oxit) = 0,14 (mol)

Mà: m oxit = mKL + mO (trong oxit)

⇒ mKL = 8,12 - 0,14.16 = 5,88 (g)

Giả sử KL đó là A, có hóa trị n.

Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{2,352}{22,4}=0,105\left(mol\right)\)

PT:  \(2A+2nHCl\rightarrow2ACl_n+nH_2\)

Theo PT: \(n_A=\dfrac{2}{n}n_{H_2}=\dfrac{0,21}{n}\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_A=\dfrac{5,88}{\dfrac{0,21}{n}}=28n\left(g/mol\right)\)

Với n = 2, MA = 56 (g/mol) là thỏa mãn.

⇒ A là Fe và \(n_{Fe}=\dfrac{5,88}{56}=0,105\left(mol\right)\)

Giả sử oxit cần tìm có công thức là FexOy.

\(\Rightarrow x:y=0,105:0,14=3:4\)

Vậy: Oxit cần tìm là Fe3O(Oxit sắt từ)

Bạn tham khảo nhé!

 

 

Bình luận (0)

\(n_{CO_2}=n_{CO}=n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\\ n_{H_2}=\dfrac{2,352}{22,4}=0,105\left(mol\right)\\ Đặt.kim.loại:A\left(hoá.trị.n\right)\\ A_2O_n+nCO\rightarrow\left(t^o\right)2A+nCO_2\\ CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\\ 2A+2nHCl\rightarrow2ACl_n+nH_2\\ n_A=\dfrac{0,105.2}{n}=\dfrac{0,21}{n}\left(mol\right)\left(1\right)\\ Theo.ĐLBTKL,ta.có:m_{oxit}+m_{CO}=m_A+m_{CO_2}\\ \Leftrightarrow8,12+0,14.28=m_A+0,14.44\\ \Leftrightarrow m_A=5,88\left(g\right)\\ \Rightarrow M_A=\dfrac{5,88}{\dfrac{0,21}{n}}=28n\)

Xét các TH: n=1; n=2; n=3 ; n=8/3 ta chọn n=2 thoả mãn. 

=> MA=56(g/mol) => A là Sắt (Fe=56)

\(Ta.có:n_{Fe}=\dfrac{5,88}{56}=0,105\left(mol\right)\\ n_O=n_{CO}=0,14\left(mol\right)\\ Đặt.CTTQ.oxit:Fe_xO_y\left(x,y:nguyên,dương\right)\\ \Rightarrow x:y=n_{Fe}:n_O=0,105 :0,14=3:4\\ \Rightarrow x=3;y=4\\ \Rightarrow CTHH.oxit:Fe_3O_4\)

Gọi tên oxit: Sắt từ oxit

Bình luận (0)
Mai Hương
Xem chi tiết
Linh Linh
4 tháng 6 2021 lúc 9:41

⇒mO trong oxit=1,12

⇒m kim loại trong oxit=2,94

nH2=0,0525

gọi hóa trị của M khi td với axit là n

M+nHCl--> MCln+n/2 H2

nM=0,105/n

M=2,94.n/0,105=28n

⇒M=56, n=2 (Fe)

trong oxit nFe=0,0525

nO=0,07

⇒ct oxit là Fe3O4

Bình luận (0)
Biền Ngô
Xem chi tiết
SukhoiSu-35
20 tháng 3 2022 lúc 20:45

Gọi CT của oxit cần tìm là RxOy

RxOy+yCO→xR+yCO2    (1)

CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O       (2)

Vì Ca(OH)2 dư nên nCO2=n↓=0,07 mol

Theo PTHH (1), nO trong oxit=nCO2=0,07 mol

→mO trong oxit=0,07.16=1,12 g

→mR trong oxit=4,06−1,12=2,94 g

+) Cho kim loại R tác dụng với dung dịch HCl

PTHH: 2R+2nHCl→2RCln+nH2    (3)

Ta có: nH2=0,0525 mol

Theo (3), nR=\(\dfrac{2}{n}\)H2=\(\dfrac{0,105}{n}\)

\(\dfrac{0,105}{n}R\)=2,94→R=28n

Chỉ có cặp nghiệm duy nhất thỏa mãn:
\(\left\{{}\begin{matrix}n=2\\R=56\left(Fe\right)\end{matrix}\right.\)

→nFe=0,0525 mol

Khi đó ta có: \(\dfrac{x}{y}:\dfrac{nFe}{nO}:\dfrac{0,0525}{0,07}=\dfrac{3}{4}\)

Vậy CT của oxit kim loại cần tìm là: Fe3O4

Bình luận (0)
Biền Ngô
20 tháng 3 2022 lúc 22:21

c ơn

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
20 tháng 2 2018 lúc 9:08

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
8 tháng 4 2017 lúc 6:16

Gọi công thức oxit ban đầu là MxOy.

Có phản ng khử hoàn toàn oxit MxOy thành kim loại:

Dn khí CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư:

Cần lưu ý: Hóa trị của kim loại M trong oxit ban đầu và hóa trị của M trong sản phẩm của phản ứng giữa M với axit HCl có thể khác nhau.

Do đó ta gọi n là hóa trị của M thể hiện khi phản ứng với axit HCl.

Áp dụng định luật bào toàn mol electron, ta có:

Đáp án D.

Bình luận (0)
Khianhmoccua
Xem chi tiết
Dieu linh
Xem chi tiết
hnamyuh
19 tháng 1 2021 lúc 11:09

\(n_{CO} = n_{CO_2} = n_{BaCO_3} = \dfrac{94,56}{197} = 0,48(mol)\)

Bảo toàn khối lượng : 

\(m_{kim\ loại} = m_{oxit} + m_{CO} - m_{CO_2} = 27,84 + 0,48.28 -0,48.44 = 20,16(gam)\)

\(n_{H_2} = \dfrac{8,064}{22,4} = 0,36(mol)\)

2R + 2nHCl → 2RCln + nH2

\(\dfrac{0,72}{n}\).............................0,36...........(mol)

Suy ra:  \(\dfrac{0,72}{n}\).R = 20,16 ⇒ R = 28n. Với n = 2 thì R = 56(Fe)

CO + Ooxit → CO2

0,48.....0,48...............(mol)

Ta có:  \(\dfrac{n_{Fe}}{n_O} = \dfrac{0,36}{0,48} = \dfrac{3}{4}\). Vậy oxit sắt là Fe3O4

Bình luận (0)