Sưu tầm những mẩu chuyện về thời niên thiếu của bác hồ! Ngắn gọn nhất có thể nhá
Sưu tầm những mẩu chuyện về sống chan hòa với mọi người của Bác Hồ.
Bác Hồ hỏi thắm bữa ăn của chị Chín, nói chuyện và chơi đùa cùng các cháu thiếu nhi.
Sưu tầm câu chuyện về tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng. Viết những điều bản thân em đã học được từ tấm gương đó
Tham Khảo:
Sưu tầm về câu chuyện tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cả nước được đông thiếu niên và nhi đồng tích cực hưởng ứng, trong đó có nhiều tấm gương thiếu nhi đã nỗ lực phấn đấu làm theo lời Bác dạy. Các em không chỉ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, mà còn tích cực trong mọi hoạt động, lập nhiều thành tích thay cho những bông hoa tươi thắm dâng tặng Bác Hồ kính yêu. Một trong những gương điển hình tiêu biểu đó là em Đỗ Kim Yến học sinh lớp 52, Trường TH Tân Thiềng B, huyện Chợ Lách. Không chỉ là học sinh giỏi nhiều năm liền, em còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở trường, được bạn bè, thầy cô quý mến.
Em Đỗ Kim Yến sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những người làm vườn mộc mạc chất phát. Ngay từ nhỏ, Kim Yến đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra Kim Yến còn thường xuyên đạt giải cao trong các cuộc thi như: Giao lưu học sinh giỏi cấp trường hàng năm; Giải Nhất hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ vòng trường; Giải nhất hội thi Tiếng hát măng non vòng trường. Giải ba hội thi thiếu nhi kể chuyện sách cấp huyện, Cùng các giải khuyến khích trong các hội thi Hoa Phượng đỏ cấp huyện….Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Kim Yến còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Kim Yến cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình.
Bên cạnh những thành tích học tập xuất sắc đó, Kim Yến còn là một Liên đội phó, Chi đội trưởng luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, có tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. Bên cạnh đó, Kim Yến còn là người có lối sống chan hòa, nhiệt tình với các bạn trong lớp, luôn giúp đỡ các bạn trong học tập, luôn đem những kiến thức mình có được để giúp các bạn giải những bài tập khó, sẵn sàng giúp những bạn học còn chậm. Không chỉ là một thiếu nhi gương mẫu ở trường, mà ở nhà, em còn thường làm các công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ như: dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ mẹ công việc nội trợ,...
Với những thành tích nêu trên, Kim Yến xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là một tấm gương sáng để thiếu niên học tập và noi theo.
- Em đã học được từ tấm gương sáng bạn Kim Yến đó là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy:
+ Luôn có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức.
+ Gương mẫu, tự giác trong mọi hoạt động của lớp, của trường
+ Sống chan hòa, luôn giúp đỡ nhiệt tình với các bạn trong lớp trong học tập cũng như cuộc sống.
+ Vâng lời thầy cô và bố mẹ…
Tham Khảo
Sưu tầm về câu chuyện tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cả nước được đông thiếu niên và nhi đồng tích cực hưởng ứng, trong đó có nhiều tấm gương thiếu nhi đã nỗ lực phấn đấu làm theo lời Bác dạy. Các em không chỉ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, mà còn tích cực trong mọi hoạt động, lập nhiều thành tích thay cho những bông hoa tươi thắm dâng tặng Bác Hồ kính yêu. Một trong những gương điển hình tiêu biểu đó là em Đỗ Kim Yến học sinh lớp 52, Trường TH Tân Thiềng B, huyện Chợ Lách. Không chỉ là học sinh giỏi nhiều năm liền, em còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở trường, được bạn bè, thầy cô quý mến.
Em Đỗ Kim Yến sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những người làm vườn mộc mạc chất phát. Ngay từ nhỏ, Kim Yến đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra Kim Yến còn thường xuyên đạt giải cao trong các cuộc thi như: Giao lưu học sinh giỏi cấp trường hàng năm; Giải Nhất hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ vòng trường; Giải nhất hội thi Tiếng hát măng non vòng trường. Giải ba hội thi thiếu nhi kể chuyện sách cấp huyện, Cùng các giải khuyến khích trong các hội thi Hoa Phượng đỏ cấp huyện….Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Kim Yến còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Kim Yến cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình.
Bên cạnh những thành tích học tập xuất sắc đó, Kim Yến còn là một Liên đội phó, Chi đội trưởng luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, có tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. Bên cạnh đó, Kim Yến còn là người có lối sống chan hòa, nhiệt tình với các bạn trong lớp, luôn giúp đỡ các bạn trong học tập, luôn đem những kiến thức mình có được để giúp các bạn giải những bài tập khó, sẵn sàng giúp những bạn học còn chậm. Không chỉ là một thiếu nhi gương mẫu ở trường, mà ở nhà, em còn thường làm các công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ như: dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ mẹ công việc nội trợ,...
Với những thành tích nêu trên, Kim Yến xứng đáng là tấm gương điển hình làm theo lời Bác, là một tấm gương sáng để thiếu niên học tập và noi theo.
- Em đã học được từ tấm gương sáng bạn Kim Yến đó là thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy:
+ Luôn có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập và rèn luyện đạo đức.
+ Gương mẫu, tự giác trong mọi hoạt động của lớp, của trường
+ Sống chan hòa, luôn giúp đỡ nhiệt tình với các bạn trong lớp trong học tập cũng như cuộc sống.
+ Vâng lời thầy cô và bố mẹ…
Tham khảo:
Trong những năm qua, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong cả nước được đông thiếu niên và nhi đồng tích cực hưởng ứng, trong đó có nhiều tấm gương thiếu nhi đã nỗ lực phấn đấu làm theo lời Bác dạy. Các em không chỉ thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, mà còn tích cực trong mọi hoạt động, lập nhiều thành tích thay cho những bông hoa tươi thắm dâng tặng Bác Hồ kính yêu. Một trong những gương điển hình tiêu biểu đó là em Đỗ Kim Yến học sinh lớp 52, Trường TH Tân Thiềng B, huyện Chợ Lách. Không chỉ là học sinh giỏi nhiều năm liền, em còn luôn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động ở trường, được bạn bè, thầy cô quý mến.
Em Đỗ Kim Yến sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha và mẹ đều là những người làm vườn mộc mạc chất phát. Ngay từ nhỏ, Kim Yến đã là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nghe lời và rất thông minh. Bằng sự nỗ lực học tập, làm theo lời Bác, trong suốt 5 năm học em luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra Kim Yến còn thường xuyên đạt giải cao trong các cuộc thi như: Giao lưu học sinh giỏi cấp trường hàng năm; Giải Nhất hội thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ vòng trường; Giải nhất hội thi Tiếng hát măng non vòng trường. Giải ba hội thi thiếu nhi kể chuyện sách cấp huyện, Cùng các giải khuyến khích trong các hội thi Hoa Phượng đỏ cấp huyện….Không chỉ học tốt những bài trên lớp, chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ, Kim Yến còn tự đọc sách trau dồi thêm kiến thức. Kim Yến cho biết: Nhờ đọc sách, em tìm thấy những điều bổ ích và lý thú để bổ sung, mở mang kiến thức cho mình.
Bên cạnh những thành tích học tập xuất sắc đó, Kim Yến còn là một Liên đội phó, Chi đội trưởng luôn gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp, của trường, có tác phong nhanh nhẹn, tự giác trong mọi hoạt động của Đội, nhắc nhở các bạn cùng nhau tham gia nhiệt tình các hoạt động của nhà trường đề ra như: sinh hoạt đội đầy đủ, đeo khăn quàng thường xuyên, tích cực lao động vệ sinh trường lớp, thu nhặt phế liệu trong phong trào “kế hoạch nhỏ” để gây quỹ đội, quyên góp ủng hộ những bạn học sinh tàn tật, khó khăn… Em thường xuyên tham gia các nội dung học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do nhà trường tổ chức như: thi kể chuyện, văn nghệ với chủ đề về Bác. Bên cạnh đó, Kim Yến còn là người có lối sống chan hòa, nhiệt tình với các bạn trong lớp, luôn giúp đỡ các bạn trong học tập, luôn đem những kiến thức mình có được để giúp các bạn giải những bài tập khó, sẵn sàng giúp những bạn học còn chậm. Không chỉ là một thiếu nhi gương mẫu ở trường, mà ở nhà, em còn thường làm các công việc nhà để giúp đỡ bố mẹ như: dọn dẹp nhà cửa, hỗ trợ mẹ công việc nội trợ,...
Sưu tầm một số mẩu chuyện về đức tính giản dị của Bác Hồ.
Mẩu chuyện 1:
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi Báo Nhân dân đăng tin nghị quyết này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.
Mẩu chuyện 2:
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên….
Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.
1890-Lớn lên trong nghèo khó
Sinh ra trong một gia đình nhà nho ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lớn lên trong tình thương yêu của người cha Nguyễn Sinh Sắc, mẹ Hoàng Thị Loan, chị gái Nguyễn Thị Thanh và anh trai Nguyễn Sinh Khiêm. Sinh ra trong thời kỳ đất nước lâm nguy, Nguyễn Sinh Cung thấu hiểu phần nào nỗi đau dân tộc, những mất mát mà quê hương phải gánh chịu do chiến tranh gây ra.
1895- Theo cha mẹ vào Huế
Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành.
1906- Quay lại Huế lần thứ hai
Nguyễn Sinh Cung theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiếu học Pháp-Việt Đông Ba. Tại đây, Người trải qua các niên khoá 1906-1907 lớp nhì và 1907-1908 lớp nhất trong kỳ thi primaire. Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là một trong 10 học trò giỏi nhất của trường Pháp - Việt Đông Ba được thi vượt cấp vào hệ Thành chung trường Quốc Học.
1910- Rời Huế vào Phan Thiết
Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành đến Phan Thiết. Người dạy chữ hán và chữ quốc ngữ ho học sinh lớp ba tại trường tư thục Dục Thanh. Tại đây chàng trai trẻ có cơ hội được gặp các tiền bối nhà nho yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tuy khâm phục trước tài đức của hai vị tiền bối, song Nguyễn Tất Thành không tán thành trước cách làm của ai cả. Điều này thôi thúc người cần làm điều gì đó cho đất nước quê hương.
1911- Bước ngoặt lịch sử
Trước tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, Người theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son, vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và đồng thời tìm hiểu đời sống công nhân. Sau 3 tháng học tập, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết đinh tìm một công việc trên một con tàu viễn dương để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa của phương Tây và để trở về giúp nhân dân Việt Nam.
Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung (1), sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại là làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho, nguồn gốc nông dân.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời.
Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con.
Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày.
Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi.
Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha.
Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em.
Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung.
Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.
Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai:
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn.
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình.
Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v..
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó.
Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.
Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907).
Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp.
Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn.
Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn. Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên.
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài.
Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, nơi chuyên nhận giặt là quần áo cho các thủy thủ trên tàu Pháp, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.
Nguyễn Sinh Cung – Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lăng và đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân dân bị nô lệ, đói khổ, lầm than. Quê hương có truyền thống đấu tranh anh dũng, chống giặc ngoại xâm. Thời gian 10 năm sống ở Kinh đô Huế – trung tâm văn hóa, chính trị của đất nước, tiếp xúc với nền văn hóa mới, với phong trào Duy Tân, đã cho Nguyễn Tất Thành nhiều hiểu biết mới. Nhìn lại các phong trào yêu nước như phong trào Cần Vương, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo; Phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu; Phong trào Đông Kinh nghĩa thục; cuộc khởi nghĩa Yên Thế do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo; cuộc vận động cải cách của cụ Phan Châu Trinh và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ, Anh rất khâm phục và coi trọng các bậc tiền bối, nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đó. Thực tiễn thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra nhiều câu hỏi và tác động đến chí hướng của Nguyễn Tất Thành, để rồi anh có một quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.
Em hãy sưu tầm tranh ảnh, truyện, bài báo, bài thơ, bài hát, ca dao, … về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được với các bạn.
Sưu tầm một số mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ
Là vị lãnh tụ của dân tộc, là người cha của hàng vạn đứa con, có lẽ, Bác sẽ phải sống trong một cung điện nguy nga, tráng lệ, hay ít hơn là một toà nhà rộng lớn. Thế nhưng chẳng có ai như Bác. Tổng thống Mỹ, Nga, hay bất kì quốc gia nào đều sống trong một nơi nào đó thật đặc biệt, thật đẹp, thật lộng lẫy. Còn Bác, Bác chỉ sống trong một căn nhà sàn, nó bình dị như muôn ngàn căn nhà sàn khác. Trong nhà chỉ có vài đồ dung cần thiết, đường nhiên sẽ chẳng có thứ gì là xa xỉ cả. Xung quanh nhà Bác là hàng râm bụt mới đâm hoa, là cây vú sữa thơm hương quê nhà, là ao cá xinh xinh. Thật sự những thứ ấy đều rất quen thuộcvới người dân Việt Nam. Không những thế, Bác chẳng bao giờ tỏ ra mình giỏi, Bác chẳng kêu ca, Bác luôn giản dị trong mọi công việc. Đi đâu, Bác cũng chỉ với một đôi dép cao su đã sờn. Dù là thăm dân hay dự hội quan trọng, Bác vẫn luôn giản dị. Bữa ăn cũng thế, cũng chỉ canh rau và những món ăn dân giã. Cuộc sống của Bác là thế. Khi hoạt động trong hang Pác Bó, đã từng có một anh bộ đội nói với Bác rằng để anh đổi món ăn ngon hơn cho Bác hay mua cho Bác bộ đồ đẹp hơn, sang hơn để Bác đi hội họp. Nhưng không, Bác đã từ chối, cuộc sống của mọi người còn khó khăn làm sao có thể sung sưóng đựoc. Bác không phải như những người thiền, bỏ ngoài thể tục, hưởng thụ một cuộc sống an nhàn. Mà Bác lo cho dân, cho các con than yêu của mình.
“Bác Hồ là vị cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương”
Không chỉ vậy, Bác cũng rất yêu các thiếu niên nhi đồng -những chủ nhân tương lai của đất nước. Vào những dịp khai giảng, Bác thường viết thơ để động viên, nhắc nhở. Và cả năm điều Bác Hồ dạy đã trở thành khẩu ngữ ở mỗi trường học. Công lao của bác lớn lao quá, vĩ đại quá. Vì thế mà thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay càng phải cố gắng hơn nữa để thực hiện tâm nguyện của Bác “Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cuơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em”, để không phụ những hi sinh xuơng máu đã đổ xuống để đất nước đựoc hoà bình. Và hãy sống xứng đáng với những gì Bác chỉ dành cho dân tộc.
___xg rồi ak___
1. Sưu tầm tranh, ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi.
2. Chia sẻ cảm xúc của em về một bức tranh hoặc bức ảnh sưu tầm được.
1.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
2.
Qua bức ảnh ta thấy được sự yêu thương Bác dành cho thiếu nhi. Bức ảnh làm em thấy Bác không chỉ quan tâm tới đời sống vật chất lẫn tinh thần của các em mà còn luôn dạy dỗ, bảo ban để các em trở nên tốt hơn.
Sưu tầm một số mẩu chuyện về hoạt động của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin. Giới thiệu những mẩu chuyện đó với thầy cô và bạn học.
Tham khảo: câu chuyện về tình bạn vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen
Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.
Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.
Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.
Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.
Tham khảo
Cuối tháng 11/1842, Ăng-ghen gặp C. Mác. Từ đó họ trao đổi thư từ với nhau, tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản được bắt đầu và ngày càng thắm thiết. Sợi dây thắt chặt tình bạn của họ là cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người. Họ đã sát cánh bên nhau viết nên những công trình khoa học và lãnh đạo phong trào công nhân đấu tranh nhằm xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 8/1844, ở Pari, đánh dấu cho lần hợp tác lý luận đầu tiên giữa C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Cuộc gặp gỡ ở Pari không những đã xây dựng tình bạn của hai ông, mà bằng công việc của mình, các ông đã hỗ trợ nhau rất nhiều khiến thiên tài và trí tuệ của mỗi người bổ sung cho nhau một cách rất kỳ diệu.
Vì giành hết tâm lực cho sự nghiệp cách mạng, nên gia đình C. Mác gặp rất nhiều khó khăn túng thiếu trong cuộc sống. Những lúc ấy, Ăng-ghen luôn là người tận tình giúp đỡ Mác. Ngày 03/02/1845, Mác bị trục xuất khỏi Pari giữa lúc nguồn tài chính của gia đình cạn kiệt. Được tin, Ăng-ghen đã tất bật tìm cách quyên tiền từ các bạn bè, đồng chí để giúp gia đình C.Mác vượt qua hoạn nạn. Ông cũng đã cố tìm cách khéo léo để khỏi chạm tới lòng tự ái của C.Mác, thuyết phục ông nhận sự giúp đỡ nhỏ nhoi ấy. Từ đó trên con đường nghiên cứu khoa học và hoạt động đấu tranh cho sự ra đời và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản khoa học của C. Mác, Ăng-ghen luôn là người bạn, người đồng chí chung thủy, sắt son bên cạnh chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với Mác, bảo vệ và tôn trọng ông ngay cả khi C. Mác đã qua đời. Những năm tiếp theo, tiến sỹ Mác - nhà lý luận kinh tế lỗi lạc vẫn luôn ở vào cảnh túng thiếu, thậm chí có lúc không mua đủ bánh mì ăn hàng ngày. Để bạn hoàn thành sự nghiệp, Ăng-ghen đã cam chịu làm thư ký trong hãng buôn của cha mình (một công việc mà ông chán ghét) suốt 20 năm để lấy tiền giúp Mác.
Trong thời gian viết bộ Tư bản, trong tình cảnh rất khó khăn, Mác còn phải viết bài cho các báo để có tiền chi tiêu. Rất nhiều đêm, Ăng-ghen thức đến tận 2 giờ sáng viết bài thay Mác để đăng kịp các số báo mà Mác cộng tác. Những bài báo đó của Ăng-ghen luôn có nội dung khoa học sâu sắc, hấp dẫn đọc giả và đều mang tên C. Mác. Cũng vì để Mác có thời gian viết bộ Tư bản, nên tất cả gánh nặng của cuộc đấu tranh chống những trào lưu thù địch với chủ nghĩa Mác đều trút lên vai Ăng-ghen. Tiêu biểu là cuộc luận chiến chống Đuyrinh, trong các bài viết, Ăng-ghen đã phân tích những vấn đề quan trọng nhất của triết học, của khoa học tự nhiên và xã hội. Với nội dung khoa học sâu sắc, lý lẽ sắc bén, Ăng-ghen đã đập tan sự xuyên tạc, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác.
Năm 1883, những người cộng sản và công nhân thế giới phải chịu một tổn thất lớn lao, C.Mác - lãnh tụ thiên tài của họ đã từ trần. Bộ Tư bản - công trình khoa học đồ sộ nhất của Mác mới xuất bản được cuốn I, còn cuốn II và cuốn III đang ở dưới dạng bản thảo, khi Mác ra đi. Ăng-ghen vô cùng lo lắng trước số phận của cuốn sách. Ông đã dừng những công trình khoa học của mình để giành thời gian hiệu đính hai bản thảo bộ Tư bản cho Mác. Phải mất 10 năm Ăng-ghen lao động miệt mài trong hoàn cảnh tuổi già và bệnh tật, bộ Tư bản của Mác đã được xuất bản trọn vẹn. Trong công trình đồ sộ ấy, Ăng-ghen không chỉ hiệu đính, sửa chữa mà một số chương sau cùng là do ông viết.
Sau những cống hiến miệt mài, ngày 05/8/1895, trái tim lãnh tụ vô sản Ph.Ăng-ghen đã ngừng đập để tìm đến người bạn, người đồng chí tri kỉ của mình. Những lớp hậu thế trên khắp thế giới đã dựng tượng đài hai ông ở khắp nơi để tỏ lòng ngưỡng mộ về tình bạn và sự nghiệp cao quý của C. Mác và Ph.Ăng-ghen.