Những câu hỏi liên quan
Pham Hang
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
18 tháng 6 2021 lúc 9:13

3 A

5 D

Bình luận (2)
Pham Hang
18 tháng 6 2021 lúc 9:19

Em đăng cả 2 trang từ khi nãy mà anh!!!^^

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Hải
18 tháng 6 2021 lúc 9:20

3 A

5 D

6 A

7 C

8 B

9 A

10 D

11 A

12 D

12 C

12 B

15 B

Bình luận (1)
Thẻo
Xem chi tiết
quy pham
17 tháng 4 2022 lúc 19:30

câu 14 : A

câu 15:A

tự luận :

câu 1:

nội dungnước văn langnước âu lạc
thời gian ra đờiNhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCNnước văn lang:thành lập vào khoảng năm 208 TCN 
đứng đầu nhà nướcHùng Vương An Dương Vương.
kinh đôKinh đô cổ của quốc gia Văn Lang thời Hùng Vương dựng nước nằm trên một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc- Nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn Hồng- Lô- Đà đến chân núi Nghĩa Lĩnh ( Núi Hùng- Núi Cả). Cổ Loa là kinh đô của nước Âu Lạc

câu 2:

 – Đồng bào: tức là cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta, những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà

 – ” Tương thân tương ái” nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp.

 

Bình luận (1)
Violet
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
28 tháng 6 2021 lúc 20:04

8 How much do these apples cost?

9 THis is a blue car

11 Are there 40 classrooms in Phong's school?

13 How wide if the Great wall

Bình luận (1)
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Đào Nguyên Nhật Hạ
24 tháng 11 2016 lúc 20:47

tập lm văn màk cx có lý thuyết hảk bn?

Bình luận (1)
Phạm Văn Phượng
Xem chi tiết

oke bạn

Bình luận (0)

rồi

Bình luận (0)
Lê Minh Hiếu
21 tháng 3 2021 lúc 0:10

- Gợi ý:

Câu này em liện hệ bản thân nhé:

- Nếu bản thân đã xây dựng được kế hoạch làm việc cho một tuần, sắp xếp thời gian biểu cho một ngày, và em thực hiện được kế hoạch đó đúng với thời gian trong kế hoạch mà em đã xây dựng thì lúc đó em đã là người làm việc có kể hoạch rồi. Sau đó em nhận xét xem kế hoạch của em đã khoa học chưa, trong quá trình thực hiện kế hoạch có vấn đề gì không? từ đó rút ra bài học về xây dựng kế hoạch.

- Nếu bản thân em còn chưa xây dựng được kế hoạch, chưa xây dựng được thời gian biểu hoặc có xây dựng nhưng chưa thực hiện được kế hoạch đó. Thì em là người làm việc chưa có kế hoạch. Em thử nêu nguyên nhân vì sao em chưa thực hiện được kế hoạch và rút ra bài học, CHúc em học tốt!

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Tường Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh Quân
18 tháng 9 2016 lúc 22:10

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Bình luận (0)
Nguyễn Mạnh Quân
18 tháng 9 2016 lúc 22:08

nhận 1 tick nha

Bình luận (11)
Nguyễn Hạnh Quyên
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
12 tháng 2 2022 lúc 18:46

Refer:

Fill in an appropriate word in each blank.

Kipling was the first writer (1) was expressed the faith and national pride. He was (2) born in Bombay India (3) in 1865 and was taken (4) to England to (5) be educated at the (6) age of 6. But at the age of 17 he returned (7) to India and became a journalist. (8) by this time he (9) was a great amount of prose and portry. After wards he returned to England and travelled in Japan and America. He received the 1907 Nobel (10) prize for literature and died in 1936 while he was working on his autbiographical notes.

Bình luận (0)
Iridescent
12 tháng 2 2022 lúc 18:47

who - born - in - to - be - age - to - by - was - prize

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Thủy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
12 tháng 10 2016 lúc 15:53

Câu 1 :

* Đối với ông bà cha mẹ:

- Vâng lời cha mẹ, học giỏi chăm ngoan.

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm những công việc nhà

- Học tập thật giỏi để cha mẹ, ông bà vui lòng

* Đối với thầy cô giáo

- Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ.

- Tặng hoa cho thầy cô vào ngày 20 - 11

- Dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm 10 rực đỏ trên trang giấy trắng

- Chăm chú nghe giảng, trật tự, làm bài tập về nhà đầy đủ

- Thực hiện nghiêm chỉnh lời thầy cô dạy mình

* Đối với những anh hùng liệt sĩ

- Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.

- Thăm viếng, thắp hương những anh hùng liệt sĩ vào ngày 27 - 7

- Thăm và tặng quà cho gia đình liệt sĩ nghèo, neo đơn; bà mẹ Việt Nam anh hùng

* Đối với những người đã giúp đỡ mình

- Biết ơn, trân trọng những điều đó

- Gặp người đó phải chào hỏi lễ phép

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 10 2016 lúc 16:58

Câu 4:

Tục ngữ về biết ơn:

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Uống nước nhớ nguồn.

- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Câu tục ngữ về vô ơn:

-Ăn cây táo rào cây sung.

- Qua cầu rút ván.

- Vong ơn bội nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
12 tháng 10 2016 lúc 15:55

Câu 2 :

- Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã sinh thành, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn.

Biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Vì họ đã đem những điều tốt lành cho mình.

Biết ơn các anh hùng liệt sĩ, họ đã có công bảo vệ Tổ quốc, đem lại hòa bình cho đất nước. 

Biết ơn Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã đem lại độc lập, tự do, ấm no cho dân tộc.

Biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước

- Biết ơn thầy cô giáo đã tận tụy dạy dỗ học sinh nên người

Bình luận (1)
maya phạm
Xem chi tiết
Đào Hâm
30 tháng 7 2016 lúc 21:51

Bài 1:

“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường…”, những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. Trong chúng ta ai cũng đã từng trải qua ngày tháng đầu tiên của tuổi học trò. Với Thanh Tịnh, trường làng Mỹ Lí là một mảng ký ức nhiều lần từng trở đi trở lại trong những trang viết của ông. Câu chuyện “tôi đi học” rất đơn giản, nhưng làm xúc động tất cả những ai từng cắp sách đến trường. Giọng kể chuyện bằng lối xưng hô trực tiếp “tôi” của nhà văn tạo cảm giác gần gũi chân thực, như một bản tự thuật tâm trạng mà dường như mỗi người chúng ta đều nhận ra mình trong đó. Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu, trong khung cảnh một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, để trở về trên con đường làng dài và hẹp, để được sống lại cảm giác của một cậu bé ngây thơ nép mình bên mẹ, chập chững những bước chân đầu tiên đến trường. Cảm nhận về sự thay đổi không gian đã khắc ghi đậm nét, bởi chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Chắc chắn, đó cũng là cảm giác của tất cả những ai đã, đang và từng đi học. Hình ảnh ấy thật gần gũi với chúng ta, giống như lời một câu hát ta đã từng quen thuộc “hôm nay em đến trường, mẹ dắt tay từng bước” (lời bài hát Đi học của Minh Chính - Bùi Đình Thảo ). Cảm giác của cậu bé như một con chim non vừa rời tổ, đang ngập ngừng những sải cánh đầu tiên, có chút chơi vơi nhưng thích thú. Thật thú vị biết bao khi ta cùng chia sẻ khoảnh khắc được cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn của cậu bé. Cảm giác ấy thực ra đã bắt đầu từ sự thay đổi đầu tiên mà cậu bé rất hãnh diện vì đi học “oai” hơn nhiều với những trò thả diều hay ra đồng nô đùa, dù rằng cậu vẫn có thể rất thèm được như thằng Quý, thằng Sơn để được tự do bay nhảy. Bởi lẽ đi học là được tiếp xúc với cả một thế giới những điều mới lạ: quần áo mới, sách vở mới, thậm chí oai hơn là được cầm …bút thước mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết. Bởi chưa là người thạo nên cậu bé phải ganh tị và thèm muốn được như chúng bạn. Trường học quả là một thế giới tôn nghiêm khiến cho cậu bé phải lo sợ vẩn vơ khi ngắm nhìn và bước chân vào cái nơi vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà Ấp . Cái – đình – làng là nơi chỉ dành cho quan viên chức sắc, những người lớn mới được vào. Trường Mỹ Lí có lẽ chỉ dành cho người thạo, còn một cậu bé bước vào sẽ bị choáng ngợp trước vẻ oai nghiêm của nó, nên cảm giác hồi hộp là điều không tránh khỏi. Cảm giác được thấy mình trở nên quan trọng hơn cũng khiến cậu trở nên lúng túng. Không phải chỉ có cậu, mà đó cũng là tâm trạng chung của các cậu trò nhỏ: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”. Thật thú vị khi ta được biết cảm giác thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ. Có lẽ khi nhớ lại ngày đầu đi học ấy, nhà văn vẫn chưa hề quên những bước chân run run buổi đầu đời, như lần đầu tiên khám phá ra một thế giới lạ: cái gì cũng to, đẹp và trang trọng. Có lẽ trong đời cậu bé, chưa có lúc nào được tiếp xúc với nhiều người lạ đến thế. Nhất là lại có một ông đốc trang nghiêm nhận học sinh vào lớp. Trong tâm trí của cậu cũng như bạn bè đồng trang lứa, đó là thời khắc hết sức trịnh trọng, khiến tim như ngừng đập, quên cả sự hiện diện của người thân và “tự nhiên giật mình và lúng túng” khi được gọi đến tên. Dẫu cho ông đốc trường Mỹ Lí đã đón các cậu bằng lời nói sẽ, bằng cặp mắt hiền từ và cảm động thì cũng không đủ giúp các cậu vượt qua phút hồi hộp và căng thẳng. Đoạn văn tái hiện không khí ấy của Thanh Tịnh cũng không giấu được nụ cười hóm hỉnh với kỷ niệm đầu đời đáng nhớ, sau lời dặn của thầy đốc “các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại”. Những dòng cảm xúc khó diễn tả đã được nhà văn thuật lại một cách sinh động khiến cho mỗi một ai khi đã lớn khôn hơn đọc lại không khỏi bật cười trước những tiếng khóc của các cậu bé lần đầu tiên chính thức không còn được ở bên cạnh người thân, bước vào một nơi lạ lùng mới mẻ như trường học: “Không giữ được chéo áo hay cánh tay người thân, vài ba cậu đã từ từ buớc lên đứng dưới hiên lớp […]Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ”. Nhưng cũng rất nhanh chóng, nỗi sợ hãi ban đầu qua đi khi cậu bé được chính thức bước vào trong lớp học. Cặp mắt tò mò cảm nhận một thế giới mới mà cậu bé bây giờ thấy lạ lạ và hay hay, để rồi sau đó tự nhiên lạm nhận là vật của riêng mình. Hoá ra đi học cũng không đáng sợ để cho cậu bé nhanh chóng nguôi ngoai cảm giác chưa bao giờ tôi thấy xa mẹ tôi như lần này. Trường làng Mỹ Lí cũng giống như đồng làng Lê Xá mà thôi, cũng có những người bạn tí hon. Cảm giác rất tự nhiên ấy chính là vì cậu bé lại được hoà vào thế giới của riêng những cậu học trò, vẫn được có những phút ước ao riêng tư với niềm vui thơ bé. Đoạn văn kết lại tác phẩm thật đẹp trong hình ảnh liên tưởng : “Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao”. Cánh chim của đồng nội đã đến với lớp học để làm sống lại kỷ niệm những hôm đi chơi suốt cả ngày, để lại trở về bao hình ảnh quen thuộc của cánh đồng lúa hay bên bờ sông Viêm. Con chim con ấy cũng chính là hình ảnh cậu bé buổi đầu đến lớp rụt rè để một mai sẽ được bay cao vào khung trời cao rộng. Nhưng trước mắt cậu bé giờ đây là phấn trắng, bảng đen và nét chữ của thầy, để cậu lại nghiêm chỉnh lần đầu trong đời, thể hiện tư cách cậu học trò ngoan: “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc: Bài viết tập: Tôi đi học”. Một trang vở mới sẽ in những nét chữ đầu tiên đầy hứa hẹn cho một tương lai đang mở ra với những bé thơ. Ta nhận ra trong mỗi lời văn của Thanh Tịnh một sự trìu mến đặc biệt dành cho những suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi”. Bởi lẽ, đó chính là kỷ niệm đầu đời của nhà văn ,gắn với thế giới học trò mở ra bao ước vọng. Giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh khắc họa còn tươi rói bao nhiêu ký ức đầu đời đã làm nên chất thơ lan tỏa trong toàn bộ truyện ngắn. Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỷ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động.

Bình luận (0)
maya phạm
31 tháng 7 2016 lúc 4:25

bạn ơi đây là 1 đoạn văn mà vs cả bài này chúng ta nên viết về ngày đầu tiên của mkk

Bình luận (1)