ự phân hóa của thảm thực vật ởhai bên sườn tây và sườn đông của dãy núi anđet
Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet
Câu 3: Quan sát các hình 46.1 và 46.2 , cho biết: Tại sao từ độ cao 0 m đến 1000m ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc
ai giúp mik với
NÊU & GIẢI THÍCH SỰ PHÂN HÓA THẢM THỰC VẬT SƯỜN ĐÔNG VÀ SUỜN TÂY DÃY AN - ĐÉT ?
Sườn đông an-đét mưa nhiều hơn sườn tây :
sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh
sườn tây mưa ít là do tác động mạnh của dòng biển lạnh pêru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc
Đặc điểm của thảm thực vật ở độ cao từ 0-1000m ở sườn đông va sườn tây dãy núi an- đét trên lãnh thổ pê- ru ? Giải thích sự khác biệt đó
Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy cho biết thảm thực vật thay đổi như thế nào từ chân lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An-đet.
Sườn đông An-đet: thảm thực vật phong phú và phát triển.
-Độ cao từ 0-1000 m: rừng nhiệt đới.
-Độ cao từ 1000 - 1300 m: rừng lá rộng.
-Độ cao từ 1300 - 3000 m: rừng lá kim.
-Độ cao từ 3000 - 4000 m: đồng cỏ.
-Độ cao từ 4000 - 5000 m: đồng cỏ núi cao.
-Đô cao trên 5000 m: băng tuyết.
Sườn Tây An-đet: Thảm thực vật nghèo nàn.
-Độ cao từ 0-1000 m: thực vật nửa hoang mạc.
-Độ cao từ 1000-2000 m: cây bụi xương rồng.
-Độ cao từ 2000-3000 m: đồng cỏ cây bụi.
-Độ cao từ 3000-5000 m: đồng cỏ núi cao.
-Độ cao trên 5000m: băng tuyết.
Bài 1: Nêu cấu trúc,địa hình,kinh tế,đô thị hóa của Bắc và Nam mĩ.
Bìa 2: So sánh thảm thực vật của sườn đông và sườn tấy của dãy núi Andet.
GIÚP MÌNH VỚI Ạ!
Bài 1:1. địa hình
* Giống nhau :
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khác nhau :
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa
bÀI 2:so sánh thảm thực vật sườn tây, đông dãy An- đét ở độ cao 0- 1000m - Phía tây An-đét : Thực vật nửa hoang mạc. Vì phía tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven bờ xua khối nước nóng trên mặt xa bờ, do đó làm khí hậu khô, mưa ít -> hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc ở ngay độ cao 0 – 1000m. - Phía đông An-đét: Rùng nhiệt đới Vì phía đông do ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc mang hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na chảy ven bờ đông bắc đại lục Nam Mĩ, làm khí hậu nóng ẩm -> tạo điều kiện cho rừng rậm nhiệt đới phát triển từ độ cao 0 – 1000m. -> Phía tây An-đét, ít mưa. khí hậu khô hơn phía đông
1 Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
- Bắc mĩ :
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo.
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ.
- Nam Mĩ :
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam.
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi
2. Sự phân bố dân cư :
* Giống: dân cư đều tập trung vùng cửa sông, ven biển.
* Khác:
- Trung và Nam Mĩ: dân cư phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi hệ thống Cooc-đi-e dân cư thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ thưa thớt trên đồng bằng A-ma-dôn, Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng trung tâm.
3. Quá trình đô thị hóa : Qúa trình đô thị hóa ở trung Mĩ và Nam Mĩ xảy ra khi kinh tế chưa phát triển, Còn ở Bắc Mĩ thì quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa
2
SƯỜN TÂY | SƯỜN ĐÔNG | ||
Thảm thực vật | Độ cao (mét) | Thảm thực vật | Độ cao (mét) |
Thực vật nửa hoang mạc Cây bụi xương rồng Đồng cỏ cây bụi Đồng cỏ núi cao Đồng cỏ núi cao Băng tuyết | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m | Rừng nhiệt đới Rừng lá rộng Rừng lá kim Rừng lá kim Đồng cỏ Đồng cỏ núi cao Băng tuyết | Từ 0m – 1000m Từ 1000m – 1300m Từ 1300m – 2000m Từ 2000m – 3000m Từ 3000m – 4000m Từ 4000m – 5000m Trên 5000m |
nhận xét thảm thực vật ở độ cao 0 đến 1000m ở sườn đông và sườn tây dãy An-đét
Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc
Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới
*Sườn Tây:
– Từ 0 – 1000m: thực vật nửa hoang mạc
*Sườn Đông:
– 0 – 1000m: rừng nhiệt đới
Nêu và Giải thích sự phân hoá thảm thực vật sườn đông và sườn tây?
Giải thích
– Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô.
– Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.
Giải thích sự phân hóa thực vật ở sườn đông sườn tây dãy andet
sườn đông an-đét mưa nhiều hơn sườn tây :
sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh
sườn tây mưa ít là do tác động mạnh của dòng biển lạnh pêru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc
- Sườn Tây do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru nên mưa ít .
Sườn Đông do ảnh hưởng của dòng biển nóng Guy - a - na và ảnh hưởng của gió tín phong nên mua nhiều và từ đó hình thành các vành đai thực vật .
Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc, vì: do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, dẫn đến sườn tây An-đét mưa ít, khí hậu khô. - Từ độ cao từ 0m đến 1000m, sườn đông An-đét có rừng nhiệt đới, vì: sườn đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, nên mưa nhiều.
Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.
- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca (Kavkaz).
- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:
+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.
+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.
=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).
- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:
Sườn Tây dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.
+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).
+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.
+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.
Sườn Đông dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.
+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.
+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.