khi thả 1 hòn đá chìm vào chất lỏng ác si mét là ;
a. fa=p / b . fa=d.v. / c. fa nhỏ hơn p/ d. fa lớn hơn p
Bài 1: Một hòn đá có trọng lượng 5 N được thả chìm vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác – si – mét của nước tác dụng lên hòn đá. Biết trọng lượng riêng của đá là 25 000 N/m3 và của nước là 10 300 N/m3
Thể tích hòn đá : \(V=\dfrac{P}{d_{vat}}=\dfrac{5}{25000}=\dfrac{1}{5000}\left(m^3\right)\)
Lực đẩy Ác-si-mét t/dụng lên hòn đá : \(F_A=d_{H_2O}.V=10300.\dfrac{1}{5000}=2,06N\)
Một vật có thể tích 2 mét khối thả chìm vào chất lỏng có trọng lượng riêng 5000 niutơn trên mét khối. Tính lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật
Bài 1: Một vật có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước 30cm x 20cm x 10cm.
a. Tính thể tích của vật.
b. Tính lực đẩy Ác Si Mét tác dụng lên vật khi thả nó vào một chất lỏng có trọng lượng riêng là 12000 N/m3. Biết vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng đó.
Đổi 30 cm =0,3 m ; 20 cm =0,2 m ; 10 cm =0,1 m
a, Thể tích của vật là
\(V_v=a\cdot b\cdot c=0,3\cdot0,2\cdot0,1=\dfrac{3}{500}\left(m^3\right)\)
b, Vì vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng
Nên \(V_v=V_c\)
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật
\(F_a=d_l\cdot V=12000\cdot\dfrac{3}{500}=72\left(N\right)\)
Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống B. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật nổi lên C. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật lơ lửng trong chất lỏng D. Khi lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng thì vật chìm xuống đáy chất lỏng
Một vật được nhúng chìm vào trong chất lỏng có mấy trường hợp xảy ra? viết công thức tính lực đẩy Ác - si - mét khi vật nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng?
một vật được nhúng chìm trong chất lỏng có 3 trường hợp sảy ra:
TH1:vật nổi=>Fa>P
TH2:vật lơ lửng=>Fa=P
TH3:vật chìm=>Fa<P
Khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức:
FA = d.V
Trong đó:
FA : lực đẩy Ác-si-mét (N)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (m3).
*Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì trọng lượng của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau, vì vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Thể tích của 1 miếng sắt là 3 đề si mét khối? Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó nhúng chìm trong lòng chất lỏng biết trọng lượng của nước là 10000N/m khối
Ta có: 3 dm3 = 0,003 m3
Lực đẩy Ác - si - mét tác dụng lên miếng sắt khi nó bị nhúng chìm trong nước là:
F nước = d nước . V sắt = 10 000 . 0,003 = 30 (N)
Treo một vật vào lực kế trong không khí lực kế chỉ F1=12N. Nếu nhúng ngập trong nước thì lực kế chỉ F2=4N
a) Tính thể tích và trọng lượng riêng của vật
b) Thả vật trên vào một bình đựng chất lỏng khi đang cân bằng, vật chìm 3/4 thế tích của nó trong chất lỏng. Tính lực đẩy Ác-si-mét do chất lỏng tác dụng lên vật và tính trọng lượng rieng của chất lỏng đó.
Làm ơn giúp mk nhé
Treo một vật vào lực kế lực kế chỉ 10N nếu nhúng vật chìm trong nước lức kế chỉ 6N
a. hãy xác định lực đẩy ác-si-mét của nước tác dụng lên vật
b.nếu thả sao cho chỉ có một nửa vật chìm trong nước thì số chỉ của lực kế là?
c.nhúng vật chìm trong một chất lỏng khác.lực kế chỉ 6,3n.hỏi chất lỏng đó là chất gì?
a) pA = 10-6 =4N
b) lực kế chỉ là: 10 -4/2 = 8N
c) trọng luong rieng cua chat long do la:
10000.6,3 /6 = 10500N/m3 ( nuoc biển)
A,,FA=10-6=4N C,,FA=10-6,3=3,7N
B,,V=FA/d=4x10^-4( m^3) TLR chat long la d=FA/V=9250,
khi vật chìm một nửa thì Vc=V/2
FA1=V/2xd=2N
P1=10-2=8N
a, \(P_v-F_A=6N\)
\(\Leftrightarrow10-F_A=6N\) \(\Rightarrow F_A=10-6=4N\)
b,\(F_A=d_n.V_v\Leftrightarrow4=10000.V_V\Rightarrow V_V=\dfrac{4}{10000}\)\(=4.10^{-4}m^3\)
thả một nửa vật chìm trong nước thì:
\(F_{A'}=\dfrac{1}{2}.4.10^{-4}.10000=2N\)\(\Rightarrow\) Chỉ số của lực kế là: 10-2=8N
c,\(P_V-F_{A''}=6,3N\Leftrightarrow10-F_{A''}=6,3N\)\(\Leftrightarrow F_{A''}=3,7N\)
\(F_{A''}=d_{cl}.V_V\Leftrightarrow3,7=d_{cl}.4.10^{-4}\Rightarrow d_{cl}=\dfrac{3,7}{4.10^{-4}}\)=9250N/\(m^3\)