Năm học mới, kỳ vọng của em là gì? Em làm thế nào để đạt được những kỳ vọng ấy?
Năm học mới, kỳ vọng của em là gì? Em làm thế nào để đạt được những kỳ vọng ấy?
`@` Kì vọng:
`-` Học tập tốt hơn.
`+` Mục tiêu: Nâng cao điểm số và hiểu sâu hơn về các môn học.
`+` Đạt được: Lập kế hoạch học tập chi tiết, tham gia đầy đủ các buổi học, và không ngại hỏi thầy cô hoặc bạn bè khi gặp khó khăn.
`-` Phát triển kĩ năng mềm
`+` Mục tiêu: Cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian.
`+` Đạt được: Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, và các dự án nhóm.
`-` Tham gia hoạt động ngoại khóa.
`+` Mục tiêu: Tham gia vào các câu lạc bộ, đội nhóm để phát triển sở thích và kỹ năng cá nhân.
`+` Đạt được: Đăng ký tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm mà bạn quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động của họ.
`-` Giữ gìn sức khỏe:
`+` Mục tiêu: Duy trì sức khỏe tốt để có thể học tập và tham gia các hoạt động một cách hiệu quả.
`+` Đạt được: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và ngủ đủ giấc.
`@` Đạt được kì vọng
`-` Lập kế hoạch chi tiết:
`+` Xác định rõ ràng mục tiêu của mình và lập kế hoạch cụ thể để đạt được chúng.
`+` Sử dụng lịch học và các công cụ quản lý thời gian để theo dõi tiến độ.
`-` Tự giác và kiên trì:
`+` Tự giác trong việc học tập và tham gia các hoạt động.
`+` Kiên trì và không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.
`-` Tìm kiếm sự hỗ trợ:
`+` Đừng ngại hỏi thầy cô, bạn bè hoặc gia đình khi cần sự giúp đỡ.
`+` Tham gia các nhóm học tập hoặc câu lạc bộ để có thêm sự hỗ trợ và động viên.
Năm học mới em có kì vọng đó là:
+ Dành nhiều thời gian hơn để học bài và làm bài tập.
+ Tập trung lắng nghe giảng bài trên lớp và tham gia thảo luận.
+ Tự học thêm tài liệu ngoài để mở rộng kiến thức.
+ Tham gia các hoạt động ngoại khoá và câu lạc bộ trong trường.
+ Tạo điều kiện để giao lưu và học hỏi từ bạn bè.
Lập kế hoạch học tập cụ thể: Xác định các môn học em muốn cải thiện và đặt ra mục tiêu rõ ràng cho từng môn. Em có thể chia nhỏ mục tiêu thành các bước nhỏ hơn và tập trung vào việc hoàn thành từng bước một.
Quản lý thời gian hiệu quả: Xây dựng một thời gian biểu hợp lý để cân bằng giữa việc học, tham gia hoạt động ngoại khóa, và nghỉ ngơi. Đảm bảo dành đủ thời gian cho việc ôn tập và chuẩn bị bài vở.
Tham gia tích cực vào các hoạt động: Để phát triển kỹ năng mềm, em có thể tham gia vào các câu lạc bộ, đội nhóm, hoặc các hoạt động tình nguyện. Những trải nghiệm này sẽ giúp em học được nhiều điều mới và kết nối với nhiều người bạn mới.
Tự giác học tập: Duy trì thái độ học tập tích cực và chủ động. Hãy cố gắng tự học và tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài sách vở để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Nhờ sự hỗ trợ khi cần thiết: Nếu gặp khó khăn, đừng ngần ngại nhờ thầy cô, bạn bè hoặc gia đình giúp đỡ. Họ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích để em vượt qua những trở ngại trong học tập.
Em hãy nêu những kỹ năng đi xe bus trường học an toàn.
1. Trước khi lên xe buý
- Đứng xa lề đường: Khi chờ xe buýt, luôn đứng cách lề đường một khoảng an toàn (ít nhất 1-2 mét).
- Quan sát giao thông: Luôn nhìn trái phải để đảm bảo không có xe cộ đang đến gần.
- Không chạy đến xe buýt: Chờ xe buýt dừng lại trước khi tiến lại.
2. Khi lên và xuống xe buýt
- Xếp hàng: Hãy xếp hàng trật tự khi lên xe buýt, không chen lấn hoặc xô đẩy.
- Đợi xe buýt dừng hẳn: Chỉ lên hoặc xuống khi xe buýt đã dừng hẳn.
- Giữ an toàn và không va chạm: Đi trên lối đi và giữ khoảng cách với các bạn khác để tránh va chạm.
3. Trong xe buýt
- Thắt dây an toàn (nếu có): Nếu xe buýt trang bị dây an toàn, hãy thắt dây an toàn đúng cách.
- Ngồi yên vị trí: Ngồi đúng vị trí của mình và không đứng dậy khi xe đang di chuyển.
- Không gây ồn ào: Giữ im lặng và tránh làm phiền lái xe cũng như những người khác.
- Không đưa tay hoặc đầu ra ngoài: Không để tay hoặc đầu ra ngoài cửa sổ khi xe đang chạy.
4. Khi đến điểm dừng
- Chờ xe buýt dừng hẳn: Chỉ đứng dậy và hướng về cửa khi xe buýt đã dừng hoàn toàn.
- Quan sát an toàn khi xuống xe: Nhìn trái phải trước khi bước ra khỏi xe buýt để đảm bảo không có phương tiện nào đang đến gần.
- Đi ra khỏi khu vực nguy hiểm: Ngay sau khi xuống, hãy đứng cách xe buýt một khoảng an toàn (ít nhất 3-5 mét) để tránh bị tai nạn.
5. Các quy định và lưu ý khác
- Thực hiện theo chỉ dẫn của tài xế: Luôn tuân thủ các chỉ dẫn từ tài xế xe buýt.
- Báo cáo sự cố: Nếu có sự cố hoặc hành động không an toàn từ bạn khác, hãy báo cáo cho giáo viên hoặc người lớn đáng tin cậy.
- Những kỹ năng đi xe bus trường học an toàn:
+ Nắm rõ thời gian xe bus chạy.
+ Trước khi lên xe bus cần phải kiểm tra đồ lại.
+ Giữ gìn, bảo vệ tài sản của mình khi đi bus.
+ Không gây mất trật tự, ồn ào gây ảnh hưởng đến người khác.
+ Không vứt rác bừa bãi trên xe bus.
+ Khi xuống xe bus cần phải sắp xếp hàng đi theo thứ tự để tránh trường hợp bị té, ngã.
Những kỹ năng đi xe bus trường học an toàn :
- Trước khi lên xe, hãy giữ 1 khoảng cách an toàn cách làn xe tránh gây thương tích cũng như không đứng vào điểm mù của xe bus
- Đi theo hàng, không xô đẩy, hùa nhau, chạy nhảy
- Ngồi ổn định vị trí trên xe, không nô đùa, hò hét trên xe
- Chú ý quan sát, đi theo đoàn để tránh bị lạc cũng như ở 1 mình
- Không nghịch ngợm, đụng chạm hay làm hỏng đồ trên xe bus
- Nếu thấy không ổn, có thể nói với tài xế để trợ giúp
- Trường hợp khác : Nếu quên, bị bỏ lại trên xe bus. Trước hết nếu có điện thoại hãy gọi điện cho người thân như thầy cô, bác tài xế, bạn bè hoặc bố mẹ. Trường hợp không có điện thoại, ra tín hiệu nhờ sự trợ giúp như bấm còi hoặc dùng các dụng cụ phòng có trên xe để thoát ra như búa
* Lưu ý : Với những trường hợp đặc biệt, cần hết sức bình tĩnh, không nên hò hét hoặc chờ đợi cho đến khi người khác đến.
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm những quyền nào?
2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện như thế nào?
3. Vì sao chúng ta phải tôn trọng chỗ ở của người khác?
4. Thế nào là tự do ngôn luận?
5. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là gì?
6. Em hãy nêu một số hành vi xâm phạm quyền trẻ em?
7. Theo em, vì sao chúng ta cần phải học tập?
8. Nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào?
9. Em hãy kể một số việc làm thể hiện ý thức bảo vệ môi trường?
10. Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?
11. Em hãy nêu một số hành vi thể hiện lòng yêu hòa bình?
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
2. Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác được thể hiện qua việc không được xâm phạm, chiếm đoạt, phá hoại tài sản của người khác.
3. Chúng ta phải tôn trọng chỗ ở của người khác vì đó là nơi riêng tư của họ, được pháp luật bảo vệ.
1. Thế nào là biết ơn? Vì sao chúng ta phải biết ơn?
2. Em hãy nêu một số hành vi thể hiện lòng khoan dung?
3. Theo em, thế nào là trung thực?
4. Nêu một số việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
5. Em hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
6. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
7. Bạn bè tốt có vai trò như thế nào đối với mỗi người?
8. Em hãy cho biết pháp luật là gì?
9. Theo em, vì sao chúng ta phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật?
1. Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước. Chúng ta phải biết ơn vì đó là đạo lý làm người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Một số hành vi thể hiện lòng khoan dung: tha thứ lỗi lầm của người khác, biết thông cảm với người khác, rộng lượng với người khác,...
3. Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
1. Thế nào là tôn trọng sự thật? Vì sao cần tôn trọng sự thật?
2. Hãy kể tên một số hành vi thể hiện tính tự lập?
3. Em hiểu thế nào về câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"?
4. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm gì?
5. Theo em, vì sao chúng ta cần phải giữ chữ tín?
6. Gia đình có những đặc điểm gì?
7. Kỷ luật là gì? Vì sao phải có kỷ luật?
8. Thế nào là yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?
9. Em hãy kể một số hành vi vi phạm pháp luật mà học sinh có thể mắc phải?
10. Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng?
Câu 1: Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, luôn bảo vệ sự thật. Tôn trọng sự thật giúp chúng ta có được lòng tin của mọi người, nhận được sự tôn trọng, đánh giá cao từ người khác và góp phần tạo nên một xã hội công bằng, văn minh.
2. Một số hành vi thể hiện tính tự lập: tự làm bài tập về nhà, tự dọn dẹp phòng, tự chuẩn bị đồ dùng học tập, tự giác học tập,...
Tham khảo
Câu 3
- “Uống nước”: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- “Nguồn”: Chỗ xuất phát dòng nước.
Nghĩa đen: Khi được uống, hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.
Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. => Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
Em hãy chỉ ra các biện pháp để phòng chống đuối nước khi du lịch hè.
Các biện pháp để phòng chống đuối nước khi du lịch hè là :
+ Mặc áo phao bơi , mặc đồ bảo hộ (như kính bơi ,...) ,...
+Nhờ gia đình hoặc thầy cô dạy bơi ,
+ bơi ở những nơi nông ,
+ phải đi cùng người lớn hoặc phải có sự cho phép của gia đình ,
+,...
Đi học bơi
Luôn mang theo phao khi ở vùng nước sâu
Hướng dẫn kỹ năng cấp cứu khi gặp người đuối nước
Di chuyển trên sông, biển bằng phương tiện an toàn
Luôn để ý trẻ nhỏ trong tầm mắt
Khởi động kỹ càng trước khi bơi
Không đi bơi khi sỏng biển lớn, sông có thác chảy xiết
Chỉ cho trẻ bơi ở hồ nước cạn
Kĩ năng tự cứu khi gặp đuối nước
Thực hiện an toàn phòng chống đuối nước ở nhà và khu dân cư
Các biện pháp phòng chống đuối nước khi du lịch hè:
- Chuẩn bị đầy đủ phao cứu sinh/ áo phao nếu không biết bơi
- Bơi ở những chỗ an toàn, không bơi ngoài khu vực cấm vì rất nguy hiểm và có thể xảy ra tai nạn
- Nghỉ ngơi khoảng 30p sau khi ăn rồi mới xuống nước bơi để tránh bị sặc
- Đối với trẻ em còn nhỏ tuổi thì nên có ba mẹ đi kèm theo để trông coi và nhắc nhở
- Nên rèn luyện thêm kĩ năng bơi lội cho bản thân, vừa khoẻ mạnh, vừa biết cách ứng xử khi gặp tình huống khó khăn...
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CHÍNH THỨC NHIỆM KÌ 24
Sau gần 2 tuần thử thách, hôm nay thầy công bố danh sách CTV chính thức của cộng đồng hoc24 chúng ta nhiệm kì hè 2024. Có 7 bạn không đạt yêu cầu, nên không tiếp tục được làm CTV. Cảm ơn các em rất nhiều vì đã góp sức để xây dựng Hoc24 của chúng ta phát triển.
Thầy chúc các em luôn đoàn kết, học tập ngày càng tiến bộ và có nhiều niềm vui trên cộng đồng Hoc24 của chúng ta.
TT | HỌ VÀ TÊN | TRANG CÁ NHÂN HOC24 |
1 | Nguyễn Lê Phước Thịnh | |
2 | Kiều Vũ Linh | |
3 | Huỳnh Thanh Phong | |
4 | Lê Nguyễn Hải Anh | |
5 | Thân Anh Đức | |
6 | Bùi Anh Thư | |
7 | Trần Bình Minh | |
8 | Đỗ Tuệ Lâm | |
9 | Nguyễn Huy Tú | |
10 | Nguyễn Thanh Tài | |
11 | Thân Anh Đức | |
12 | Lê Thu Quỳnh | |
13 | Trần Vũ Đăng Khoa | |
14 | Đoàn Trần Quỳnh Hương | |
15 | Đào Tùng Dương | |
16 | Vũ Duy Nam |
Chúc mừng mọi người nha, đặc biệt là chị số 8 nhaa:>
Chúc mừng mọi người nhe, đặc biệt số 6 với 16 .-. (số cũng đẹp đó chớ, cách nhau 10 người, keke)
Em hãy nêu những việc làm giúp em tự chăm sóc bản thân?
- Những việc làm giúp em tự chăm sóc bản thân:
+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao.
+ Hạn chế thức khuya.
+ Hạn chế ăn đồ ăn vặt.
+ Ngủ đầy đủ giấc.
- Những việc làm giúp em tự chăm sóc bản thân:
+ Tập trung và suy nghĩ một cách rõ ràng về một việc nào đó.
+ Tập thể dục thường xuyên.
+ Giấc ngủ phải đầy đủ
- Những việc làm giúp em tự chăm sóc bản thân
+ Ngủ đúng giờ.
+ Ăn đúng bữa.
+ Tập thể dục thường xuyên.
Em hãy tìm 5 câu ca dao tục ngữ về yêu thương con người.
1- Lá lành đùm lá rách
2 - Chia ngọt sẻ bùi
3 - Chị ngã, em nâng
4 - Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
5 - Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Bầu ơi thương lấy bì cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Máu chảy ruột mềm.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Nhường cơm, sẻ áo.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
1. Chị ngã em nâng.
2. Lá lành đùm lá rách.
3. Máu chảy ruột mềm.
4. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
5. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Kể 3 trường hợp người có quốc tịch nước Việt Nam
- Trường hợp 1: Cha, mẹ đều là người Việt Nam và đứa bé được sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.
- Trường hợp 2: Đứa bé bị bỏ rơi và được người dân tìm thấy trên đất nước Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ của đứa bé là ai.
- Trường hợp 3: Khi đứa bé ở Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
#Tham Khảo
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
+ Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tham Khảo :
_ Trường hợp 1 : Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam .
_ Trường hợp 2 : Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam .
_ Trường hợp 3 : Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.