Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vu Nha Uyen
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Trí
8 tháng 7 2023 lúc 14:15

Số người bổ sung 15+5=20 (người).

Số ngày ngôi nhà làm xong khi có 20 người là :

20x15:20= 15 (ngày)

Lưu Nguyễn Hà An
8 tháng 7 2023 lúc 15:21

Mình lưu ý 1 chút nhé, bạn nên đánh có dấu để các bạn dễ hiểu và trả lời nhanh hơn.

Nếu ko biết thì mình sẽ dạy bạn 1 chút nhé (theo sự hiểu biết của mình): dấu sắc : s

            dấu huyền : f

             dấu hỏi : r

              dấu ngã : x

              dấu nặng : j

ví dụ : cách ấn sẽ là :

chucs banj hocj toot

Còn muốn o thành ô thì nhấn 2 lần o

a thì aa sẽ thành â , aw sẽ ra ă

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Trần Tuấn Anh
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
9 tháng 11 2017 lúc 19:39

cô giáo bạn bóp óc hs ra cũng ko đk 3 trang , 2 trang đã khó rồi

Trần Tuấn Anh
13 tháng 4 2018 lúc 20:03

umk

Nguyen Thi Ngoc Lan
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
19 tháng 10 2016 lúc 19:45

a, (mk làm bài này rồi nhưng mk lập dàn ý hơi ngắn, bạn thồn cảm)

1. Mở bài:

- giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

2. Thân bài

- Diễn biến sự việc

  + Hoàn cảnh khiến em mắc lỗi

   + Khi mắc lỗi gây ra hậu quả gì

  + Em suy nghĩ gì về việc làm của mk?

 3. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về việc làm

- Rút ra bài học

- Quyết tâm sửa chữa lỗi lầm

Sáng Nguyễn
19 tháng 10 2016 lúc 19:49

Dàn ý:

MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm, nó gây ấn tượng với em ntn. Kết quả của nó ra sao ... (giới thiệu một cách khái quát).

TB: 

- Đó là việc gì?

- Thời gian, địa điểm?

- Gồm có những ai (tất nhiên là có em) ?

- Có ai khác ngoài cuộc chứng kiến ko? 

- Người được em giúp có cảm xúc ntn? Điều đó làm em xúc động ra sao?

- Những điều em suy nghĩ.

KB: Chốt lại vấn đề. Định hướng cho những việc làm sau này của mình.

Lâm yên nhi
Xem chi tiết

Bài làm

Trong gia đình tôi, bố là người yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.

Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là “đi học hôm nay phải…”, rồi thì “phải nghe lời cô giáo…”, nhưng câu cuối cùng vẫn là “con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra “Con đã về rồi à?”. Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố. Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu “con không cha như nhà không có nóc” và đúng là như vậy. Bố con như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố được rất nhiều người kính trọng.

Tôi rất tự hào khi là con trai của bố, con sẽ luôn ghi nhớ những điều bố dạy bảo và sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn của bố.

# Chúc bạn học tốt #

Trần Phương Uyên
23 tháng 11 2018 lúc 17:08

Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.

Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.

Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.

Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.

Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.

Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để bố em được vui lòng.

k nhé

Diệu Anh
23 tháng 11 2018 lúc 17:10

Ai cũng bảo “người em yêu nhất là mẹ và người yêu mẹ nhất là em nhưng em cho rằng điều đó không đúng. Người em yêu nhất là bố và bố là người yêu em nhất. Bố em là Nguyễn Kế Hiếu, 42 tuổi.

Bố em có dáng người thấp, đậm với cái bụng to, khác bố nhà người ta bụng thon 6 múi. Bố nhà người ta đầu bóng vì vuốt keo, bố em đây đầu bóng vì lâu ngày chưa gội. Bố nhà người ta trán cao, hiểu biết rộng dài, bố em đây trán dô, siêu "lầy".

Bố nhà người ta mắt ánh lên sự nghiêm nghị, bố em đây mỗi khi làm sai là mắt láo liên như quạ vào chuồng lợn. Bố nhà người ta môi bặm lại nghiêm túc, bố em miệng chỉ có cười suốt ngày.

Bố nhà người ta tài giỏi, độc lập, vợ con nể phục, bố em đây bị vợ mắng suốt ngày để rồi tối đến rủ em lên giường ngủ sớm, nhưng thực ra là để hai bố con trùm chăn nói xấu mẹ. Bố nhà người ta được cấp dưới ngưỡng mộ, bố em đây làm tài xế xe ôm cho các cô, các bác. Bố em còn thua xa bố nhà người ta.

Nhưng bố em sẵn sàng ký vào bản tự kiểm điểm của em mà không mách mẹ; sẵn sàng che giấu khuyết điểm của em; sẵn sàng nghe cuộc gọi phê bình của cô; sẵn sàng thức đến 3, 4 giờ sáng đợi em làm xong bài và đi ngủ; sẵn sàng ngồi bên cùng em "cày" Toán khó mấy tiếng đồng hồ; sẵn sàng thức dậy sớm mỗi sáng để gọi em dậy, mặc dù bố còn thèm ngủ hơn em; sẵn sàng nhường em miếng trứng cá ngon lành mà bố rất thích; sẵn sàng cho em mượn iPad vào cuối tuần với lý do là "cho nó giải trí thêm chút"; sẵn sàng đánh xe đến lớp đón em, cho dù phải bỏ một buổi họp quan trọng; sẵn sàng đấu hài với em, tán chuyện linh tinh cùng em để "giúp nó giảm stress"…

Bố em rất khéo năn nỉ mẹ đừng đánh em, hoặc nhận tội thay để em không bị mẹ mắng. Mấy câu ấy thường chỉ là mấy câu như: "Khiếp sáng sớm đài đã hát dân ca, cải lương hay vọng cổ rồi à?", "Trời đánh còn tránh miếng ăn nhé!", "Ê, hình như có Giọng hát Việt rồi kìa!",… đủ để nhắc khéo mẹ và em thoát nạn.

Nói thế thôi nhưng đối với em, một người bố như thế là tất cả rồi. Bố chả bao giờ khiến em buồn hay khóc. Bố luôn là anh hùng giải cứu em khỏi những trận lôi đình của mẹ, giúp em yêu Toán như xưa, giúp em đi học đúng giờ…

Cảm ơn bố rất nhiều! Con chúc "Papa" luôn mạnh khỏe, sớm hết bệnh tiểu đường và sống lâu mãi với chúng con, "Papa" nhé!

k nhé

Huyền Minh Lam Nguyệt
Xem chi tiết
Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:16

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:09

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Huong San
16 tháng 4 2018 lúc 12:11

Em thích nhất chi tiết lão hạc chết để lại tiền cho con vì:

Cái chết của lão Hạc là một cái chết đau đớn nhưng chứa đầy ý nghĩa. Vì thương con nên lão không muốn chạm vào số tài sản mà lão để lại cho con. Lão không muốn phiền hà hàng xóm cũng như không muốn làm mất lòng tự trọng của mình. Lão nghĩ rằng cái chết của lão còn là sự trừng phạt để tạ lỗi với "cậu Vàng" nên lão đã ăn bã chó để tự kết thúc đời mình và xem đó là lối thoát tốt nhất
Mai Quang Huynh
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
2 tháng 3 2017 lúc 13:21

Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

Ngôi nhà của em đã được xây dựng lâu lắm rồi, em nghe mẹ kể là từ khi ông bà nội còn sống. Nhà em được lợp lá cọ, và được ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em. Bếp nhà em thì được làm ở 1 gian riêng biệt. Nhà em rộng và mát lắm, giữa nhà có những cái cột rất to, cột đó để giữ cho nhà luôn vững chắc. Trên thân cột còn được khắc những chữ Hán rất tỉ mỉ, mẹ em bảo đó là những câu châm ngôn về gia đình mà ông nội em rất thích, ông đã tự tay khắc chữ đó lên cột với mong muốn tất cả các thế hệ trong gia đình đều thực hiện theo. Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày rằm, mẹ em thường thắp hương và làm một mâm cơm canh để cúng ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình. Gian giữa nhà em cũng có một bộ bàn ghế được làm bằng gỗ mà bố mẹ em dùng để tiếp khách. Mọi người đến nhà em chơi, ai cũng nói nhà em sạch sẽ và mát mẻ.

Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm nữa. Em nhớ có lần bố kể với em rằng cách đây 13 năm, đây là phòng cưới của bố mẹ, nó đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm cho đến ngày em chào đời. Chiếc hòm đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm của bố mẹ thời còn yêu nhau, em chưa bao giờ được xem bên trong của nó vì bố bảo khi em lớn bố mới cho em xem. Thế nhưng em hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương nhau và luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Cạnh bên kia phòng khách là phòng ngủ của em. Em đã tự tay mình trang trí cho nó. Phòng em có một chiếc giường nhỏ, một chiếc tủ quần áo và một chiếc bàn học được đặt gần cửa sổ, bên trên tường là cái giá sách được em sắp xếp rất gọn gàng. Trên giường của em có nhiều thú bông lắm, đó là những món quà bố mẹ và bạn bè tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chúng rất đáng yêu và luôn ở gần em khi em đi ngủ. Em luôn chăm chút cho chiếc bàn học thân yêu của mình bằng cách sắp xếp sách vở, đồ đạc ngăn nắp, để khi cần em có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc giá sách của em có 2 ngăn, ngăn đựng sách vở và ngăn đựng truyện tranh. Đó là những cuốn truyện em rất thích, em thường đọc nó mỗi khi học bài xong hoặc vào ngày nghỉ. Chúng đều là những người bạn rất thân thiết của em.

Được tách biệt với nhà chính là gian bếp, đây là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Mẹ em là người rất chu đáo nên mẹ là người luôn chăm sóc cho gian bếp nhỏ của gia đình. Em nhớ mẹ đã từng nói với em, căn bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người mới có những bữa ăn ngon. Những chiếc xoong, nồi, hoặc bát, đĩa, đặc biệt là những chiếc lọ đựng gia vị được mẹ em để vào các ngăn tủ gọn gàng. Khi mẹ nấu ăn em cũng thường giúp mẹ chuẩn bị đồ và dọn mâm.

Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức. Nhà em tuy không khang trang và đầy đủ tiện nghi như những ngôi nhà ở thành phố mà em đã từng xem trên ti vi, nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất. Ngôi nhà đó đã lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa gia đình từ thời ông bà em để lại. Em luôn trân trọng điều đó và em sẽ cùng bố mẹ chăm lo cho ngôi nhà mình để nó luôn sạch sẽ và sẽ luôn là tổ ấm của gia đình em.

Vu Thi Quynh Nga
2 tháng 3 2017 lúc 22:13

Ngôi nhà của em được bố tự thiết kế và xây khi em vừa tròn ba tuổi. Kể từ bấy đến nay ngôi nhà đã trở thành chiếc nôi ấm áp nuôi em khôn lớn nên người. Đã có lần bố em có ý định chuyển nhà ra thị trấn nhưng rồi sau khi bố lấy biểu quyết thì chẳng ai đồng ý cả thế là bố lại thôi. Và có lẽ người sung sướng nhất phải là em bởi căn nhà em ở đã cho em cuộc sống hạnh phúc và chứa đựng bao kỉ niệm.

Ngôi nhà em không bề thế như những biệt thự ở thị trấn mà nó chỉ là ngôi nhỏ hai tầng được quét một lớp sơn màu hồng. Trong nhà, bố em chia ra các phòng; phòng đầu tiên là phòng khách, nhờ bàn tay khéo léo của mẹ mà trông nó lúc nào cũng sạch sẽ và đẹp mắt. Bộ sa lông màu gụ bóng lộn đặt trước chiếc tủ cũng đồng màu, ở đó luôn có một lọ hoa tươi. Phía trong là phòng ngủ của bố mẹ em, và phòng sau cùng là chỗ nấu ăn và bàn ăn cơm.

Đi qua chiếc cầu thang bằng gỗ uốn lượn là lên đến tầng hai, trên đó bố em chia làm hai phòng, phòng ngủ của em, căn phòng của em bừa bộn nhất, mẹ thường la mắng em về tội luộm thuộm những lúc mẹ mắng em cũng cố gắng chạy đi dọn dẹp nhưng chỉ được một lát em lại bày ra đủ thứ trò chơi. Trên tầng hai còn có một phòng đọc sách, ở đó có rất nhiều sách, nhiều thứ là lạ mà mỗi chuyến đi công tác bố lại mua về. Những lúc chán các trò chơi của mình em lại sang thăm dò khám phá căn phòng đầy bí ẩn đó. Đằng trước có một ban công nhỏ, buổi tối mùa hè ngồi hóng mát thì thật là tuyệt. Em nhớ có hôm trăng sáng cả nhà em ra ngồi ngắm trăng, khung cảnh nông thôn thật bình yên. Muốn được hít thở không khí trong lành nên bố em mở rất nhiều cửa sổ đặc biệt là trên tầng hai bố mở những cánh cửa hướng ra ngoài cánh đồng. Phía đằng trước nhà em là một chiếc sân gạch đỏ, sạch bong, và ở đó còn có một hàng cau, mùa hoa đến chỉ cần đến đầu ngõ là em đã ngửi thấy một mùi hương ngọt ngào. Tiếp đến là một vườn rau, ở đó mẹ trông mỗi mùa một loại, lúc nào nhà cũng có rau ăn mà trông rất mát. Mỗi chiều đi học về cởi quần áo đồng phục của trường là em lại vác chiếc ôdoa ra tưới rau. Quanh nhà em còn có một dòng suối nhỏ nước trong vắt. Buổi sớm khi vừa tỉnh giấc em đã nghe dòng suối róc rách chảy qua nghe như một bản nhạc, còn vào những trưa hè em thường trốn mẹ đi men theo dọc con suối bắt cá cờ, cá rô. Em rất thích đi dọc con suối theo những đoạn ven rừng vì không gian thật yên tĩnh chỉ có tiếng chim thỉnh thoảng hót lên hoặc tiếng chim giật mình vỗ cánh. Và nhìn từ nhà em ra còn có những ngọn đồi ở đó xanh mướt một màu xanh của cây sắn, của những tàu lá cọ rì rào trong gió. Đó là nơi rất lí thú mà vào buổi trưa hoặc buổi chiều khi mặt trời sắp tắt chúng em lại rủ nhau lên đồi cọ, ngắm mặt trời lặn ở đằng tây, ngắm lũ chim vội vã tìm chốn ngủ.

Từ ngôi nhà nhỏ của em, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy một màu xanh bát ngát của những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, thỉnh thoảng em bắt gặp đàn cò trắng bay lượn trên cánh đồng, và có những trưa nắng hè em cùng các bạn lại rủ nhau ra đồng bắt cua. Dưới cái nắng như lửa đốt và nước nóng như đun các anh các chị vẫn cặm cụi móc từng chú cua đang chạy trốn trong hang.

Nhà em còn có một điều thật đặc biệt, muốn vào được nhà em phải đi qua một cây cầu nhỏ. Cây cầu này đã có từ thời ông nội em nhưng ngày đó nó chỉ đơn giản là mấy cây tre bắc lên tạm bợ, và do vậy, nó thường trôi mất khi mùa lũ về. Còn mấy năm gần đây bố em đã xây thành chiếc cầu xi măng vững chắc, nó có thể đứng vững được trong mưa bão. Và ngôi nhà của em thật sự ấm cúng khi mỗi buổi chiều sau một ngày vất vả cả nhà lại đoàn tụ bên nhau. Mẹ em đi làm về thường mang theo một làn thức ăn, về đến nhà mẹ lại lúi húi nấu nướng, còn bố em tưới cây cảnh, và em tưới rau. Vừa làm bố mẹ vừa hỏi em về tình hình học tập của ngày hôm ấy.

Nhìn từ xa ngôi nhà của em thật nhỏ bé ẩn hiện giữa vườn cây xanh tốt. Trông nó thật bình yên và đẹp đẽ.
Bữa cơm nhà em thường bắt đầu vào 6 rưỡi tối, lúc này căn nhà dường như gần gũi hơn bởi mọi người được quây quần đoàn tụ. Cả nhà nói chuyện vui vẻ, bố em tính vốn hay đùa nhiều khi làm mẹ và em cười như nắc nẻ, quên cả ăn. Em cảm thấy thật sự ấm cúng khi được ở trong ngôi nhà nhỏ của mình, trong vòng tay chăm sóc của cha mẹ.

Chính vì vậy, em rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình, mỗi lần đi đâu em cũng chỉ mong trở về nhà, ở đó em mới thật sự thích thú và thoải mái.

Mẹ em thường nói: Sau này dù phải đi đâu con cũng phải nhớ về ngôi nhà này nhé. Thật lòng chưa bao giờ em thích rời xa ngôi nhà này.

Em ào lên lòng mẹ và nói: Sau này có tiền con sẽ biến nơi này thành một ngôi biệt thự to hơn có gara để ô tô, có bể bơi, có sân chơi thể thao, giống như những ngôi nhà ở trên ti vi. Mẹ cười lớn: Vậy dễ làm được điều đó còn phải học thật giỏi.

Em thầm hứa với chính mình: phải cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ và được sống mãi trong ngôi nhà thân yêu này, giữa mảnh đất đã cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

Vy Yến Phan
6 tháng 3 2017 lúc 15:35
Đề bài: Tả ngôi nhà em đang ở

Bài làm

Như mọi người, ba má em cũng có một ngôi nhà trong cư xá sương Nguyệt Ánh nằm trên đường số 6, phường II thị xã Tân An. Căn nhà này được mua từ năm 1972, đến nay vẫn còn chắc chắn.

Từ xa, khó nhận ra được căn nhà của em, vì các nhà ở san sát nhau. Từ ngoài đường, có con hẻm được trải bằng đá đỏ dẫn vào nhà. Ngôi nhà em đang ở chỉ rộng khoảng bốn mét, dài hơn hai mươi mét. Mái lợp bằng tôn. Bốn phía được xây tường kin đáo.

Trước khi vào nhà, phải qua một cổng hàng rào bằng sắt. Rồi đến một cái sân tuy không rộng lắm nhưng ba má em cũng có trồng bồn hoa ở giữa. Những sắc hoa rực rỡ tô thêm vẻ đẹp cho căn nhà, ở nơi đây, chiều nào cũng vang lên tiếng cười rộn rã của chúng em.

Bước vào nhà, đầu tiên là phòng khách. Nền nhà được lót gạch bông rất đẹp và đi rất mát chân. Nơi đây, ba má em sắp đặt đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Bên cạnh bộ sa-lông để tiếp khách là một cái tủ hình chữ nhật, khoang giữa có cửa kính, đặt những chiếc ly đẹp. Bây giờ, trên nóc tủ lại là nơi thờ phụng ông bà, ở góc phòng bên kia là cái đi-văng đặt ngay bên cửa sổ dùng để nằm nghỉ. Kề bên là chiếc bàn tròn. Nơi đây cũng là góc học tập của chúng em. Phía trên, khỏi bàn một chút là chiếc bảng đen để má dạy chúng em học. Trên trần của căn phòng, má em có gắn chiếc quạt để quạt trong mùa nóng nực. Má em còn treo một ít tranh tô điểm cho căn phòng đọp thêm, nhất là dưới ánh đèn nê-õng, căn phòng khách nhà em sáng rực lên. Bước tiếp vào trong nữa là phòng ngủ. Má em đặt hai chiếc giường, trên đó có trải hai chiếc chiếu hoa trông rất đẹp. Mền mùng, chăn gối, má em sắp ngay ngắn trên giá ở đầu giường. Bên cạnh giường còn có hai tủ nhỏ đựng quần áo. Nơi căn phòng này. mỗi tối chúng em thường tập trung xem ti-vi cùng mã. Bước vào phòng cuối là nhã bế, ở đây cũng được chia làm nhiều khu vực nhỏ: phòng tắm, nhà vệ sinh, sàn nước, nơi nấu ăn… Má em sắp xếp tủ đựng thức ăn và chén bát rất thứ tự và gọn gàng. Căn nhà tuy nhỏ bé nhưng thật là ấm cúng.

Được sinh sống trong ngôi nhà ấm áp và khá đầy đủ, em nghĩ lại đến những người còn chưa có nhà cửa phải sống lang thang ngoài phố, em vô cùng thương xót. Càng nghĩ, em càng thấy thấm thía công sức của ba má em đã tạo dựng được căn nhà nảy và thương ba má em hơn.

Nguyễn Thị Thùy Trang
Xem chi tiết
Đặng Yến Ngọc
28 tháng 11 2018 lúc 21:36

Qua bài thơ ta thấy bày ong rất chăm chỉ,giúp cho hoa tươi tốt,giữ mật hộ con ng

mk lp 6 rồi nên chỉ nhớ thế thôi

Park Jisa Official
28 tháng 11 2018 lúc 21:36

em thấy bầy ong rất chăm chỉ và em  còn học đc rằng cần chăm chỉ chứ ko đc lười biếng 

Trangg
28 tháng 11 2018 lúc 21:37

Qua hai dòng thơ, ta thấy công việc của bầy ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ: Bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút  nhuỵ, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt của những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của mật ong. Có thể nói: bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc.

hok tốt

Khang Nguyễn
Xem chi tiết
luunguyentruclinh
Xem chi tiết
Alice Phương
19 tháng 9 2019 lúc 20:15

Em ơi, em chỉ cần tra trên mạng câu em nói là được. Nếu ko có thì em mở sách Lịch Sử ra, em nhé!

Học tốt nha em!~