Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
Hãy tìm hiểu về công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống và phân tích về sự phù hợp của bản thân đối với công việc đó.
Tham khảo
- Công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống là thợ kiểm tra đồng hồ điện. Theo định kì, cuối tháng thợ kiểm tra đồng hồ sẽ đi chốt số điện năng tiêu thụ của từng gia đình, sau đó ghi chép và làm phiếu thu tiền điện tháng đó.
- Bản thân em thấy mình không phù hợp với công việc đó.
- Công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống là thợ kiểm tra đồng hồ điện. Theo định kì, cuối tháng thợ kiểm tra đồng hồ sẽ đi chốt số điện năng tiêu thụ của từng gia đình, sau đó ghi chép và làm phiếu thu tiền điện tháng đó.
- Bản thân em thấy mình không phù hợp với công việc đó.
Kể lại hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ
Chú Tự Long
Cứ mỗi sáng thứ 7 em lại được xem chương trình gặp nhau cuối tuần. Trong đó em yêu thích nhất là chú Tự Long. Với dáng người nhỏ nhắn chú diễn thật là hay và ấn tượng.
Chú Tự Long có khuôn mặt tròn tròn và nổi bật nhất trên khuôn mặt chú đó chính là nụ cười tươi tắn, dễ gần. Chú có cặp mắt đen tròn, khuôn mặt chú lúc nào cũng tươi tỉnh, hiền hòa với mọi người khiến mọi người ai cũng yêu quí. Miệng chú lúc nào cũng dành nụ cười cho mọi người nên ai cũng cảm thấy gần gũi, có lẽ vì thế chú sinh ra để diễn hài. Chú diễn hài rất thành công, chắc là nhờ ánh mắt nhân hậu và khả năng nói tài tình. Dáng người chú không to nhưng trông chú vẫn khỏe khoắn. Chân tay khéo léo, nào là múa hát tăng lên vẻ sinh động cho vở hài. Hình ảnh chú trên màn ảnh nhỏ thật là khó có thể nào quên.
Em mong sau này cũng là một nghệ sĩ hài tài như chú Tự Long vậy, chú sẽ mãi là thần tượng của em.
Bài 1. Đọc văn bản "Chân thành" rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
CHÂN THÀNH
Trong nghệ thuật xử thế của con người, điều trước tiên mà con người phải có trong lĩnh vực thu phục nhân tâm và dẫn dụ lòng người là chân thành.
Lòng chân thành có nghĩa là sự phản ánh trung thực trong đời sống. Con người sống trong cuộc đời không thể thiếu thốn đức tính chân thành được, lòng chân thành là sự thành thật của chính cá nhân mình đối với mọi người trong xã hội.
Lòng chân thành là một phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống, con người không thể thiếu được, lòng chân thành là một thứ lòng thành thật quan yếu cho đời sống con người. Sống trong một xã hội, cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai.
[...] Nói về hai vấn đề lợi và hại trong lòng chân thật, chúng ta sẽ thấy được những ảnh hưởng ích lợi cũng như những hậu quả tai hại vì sự hiện hữu của lòng thành thật mà ra.
Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình tưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết.
Ngược lại, một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa, làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Tim hiểu những nguyên nhân sâu xa vì sao lại có những trường hợp ưu đãi cũng như xa lánh, tự nhiên mọi người sẽ thấy ngay một nguyên lí chung, sở dĩ có những người luôn luôn làm bất cứ chuyện gì dù lớn dù nhỏ cũng được mọi người khác giúp đỡ, ưu đãi vì những người đó họ luôn thực hiện công việc làm của họ một cách đúng đắn, chân thành, luôn luôn biết tôn trọng những quyền lợi người khác và giữ cho mình một sự chân thành tuyệt đối cùng với những người chung quanh. Vì thế cho nên họ luôn luôn được những người chung quanh đối đãi một cách nồng hậu, đó là một chuyện đương nhiên.
Trái lại, những người luôn luôn bị mọi người khinh rẻ coi thường, luôn luôn tìm những phương thức để trốn xa là vì những con người này luôn luôn tráo trở không bao giờ thành thật với mọi người chung quanh vì thế cho nên họ luôn bị mọi người chung quanh coi thường khinh bỉ.
(Theo Tinh hoa xử thế- Lâm Ngữ Đường)
Câu 1. Văn bản được biểu đạt theo phương thức chính nào? Phương pháp lập luận là gì?
Câu 2. Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì?
Câu 3. Mục đích của văn bản là gì?
Câu 4. Hãy chỉ rõ các phương pháp giải thích được sử dụng trong văn bản.
Câu 5. Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu nào để làm việc trong các điều kiện như Hình 12.3?
Tham khảo
Người lao động làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất và năng lực sau:
1. Phẩm chất
- Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.
- Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
- Có sức khoẻ tốt và không sợ độ cao.
2. Năng lực
- Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.
- Có kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi tốt với môi trường và điều kiện làm việc.
Ngoài các năng lực chung như trên, mỗi ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật điện có những yêu cầu riêng:
- Đối với kĩ sư điện, kĩ sư điện tử: Có tư duy sáng tạo, kĩ năng quản lí, giám sát để thiết kế, tố chức vận hành, bảo trì, sửa chữa hệ thống, thiết bị điện và điện tử.
- Đối với kĩ thuật viên kĩ thuật điện: Có kĩ năng quản lí, giám sát để hỗ trợ kĩ thuật cho việc lắp ráp, vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị và hệ thống phân phối điện.
- Đối với thợ điện: Nắm vững kiến thức an toàn lao động, sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện để thực hiện công việc yêu cầu độ chính хáс саo.
Tham khảo
Người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện cần đáp ứng những yêu cầu:
- Phẩm chất:
+ Nhanh nhẹn, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, tập trung.
+ Trung thực, trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi, cập nhật kiến thức mới.
+ Có sức khỏe tốt và không sợ độ cao.
- Năng lực:
+ Có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện làm việc theo vị trí việc làm.
+ Có kĩ năng làm việc nhóm, thích nghi với môi trường và điều kiện làm việc.
Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của mình.
(2) Kể chuyện về một người bạn tôt.
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đối mới
(6) Em đã lớn rồi.
Câu hỏi:
a)Lời đề văn (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
b)Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?
c) Từ trọng tâm trong mỗi từ trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nôi bật điều gì?
d)Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”
- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.
- Những đề kể việc:
+ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
+ Ngày sinh nhật của em
+ Quê em đổi mới
- Những đề kể về người:
+ Kể về một người bạn tốt
+ Em đã lớn rồi
Chiếc bóng trên vách là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hãy nêu cảm nhận của em về chi tiết nghệ thuật này bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp ( 12-15 câu). Trong đó có sử dụng một câu bị động, một phép nối. (chú thích)
Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là gì?
A. Lập luận giải thích
B. Lập luận chứng minh
C. Kết hợp giải thích và chứng minh
D. Không có các thao tác trên
Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là gì?
A. Lập luận giải thích
B. Lập luận chứng minh
C. Kết hợp giải thích và chứng minh
D. Không có các thao tác trên
Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ đã đạt được những thành tựu nào? Có gì khác thời Lí - Trần?
- Về giáo dục, thi cử
- Về văn học
- Về khoa học, nghệ thuật
Giống nhau | Khác nhau | |
Nông nghiệp
|
Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. |
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều |
Thủ công nghiệp | Nhiều ngành nghề thủ công phát triển |
Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
|
Thương nghiệp | Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển | Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp |
Những thành tựu trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Lê sơ có điểm khác với thời Lý —Trần : Dựa vào nội dung các bài 12, 15, 20 lập bảng thống kê theo hai thời kì Lý — Trần và Lê sơ lần lượt theo các nội dung văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật để nắm được các thành tựu ờ hai thời kì này. Cần thấy được điểm khác thời Lẽ sơ so với thời Lý - Trần là Phật giáo không còn phát triển và không chiếm địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng như thời Lý — Trần, nhưng Nho giáo lại chiếm địa vị độc tôn, chi phối đối với lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Giáo dục, văn học, khoa học thời Lẽ sơ đạt được nhiều thành tựu mới.
nhớ like
Giống nhau | Khác nhau | |
Nông nghiệp
|
Nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố. |
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế + Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều |
Thủ công nghiệp | Nhiều ngành nghề thủ công phát triển |
Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
|
Thương nghiệp | Cả nội thương và ngoại thương đều phát triển | Thời Lê sơ ngày càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp |
Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về một trong những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX. Giới thiệu những hình ảnh, tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Tham khảo: Giới thiệu về tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô
- Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông" (gồm thơ, kịch, truyện, tiểu luận,... và cả tranh về) của Huy-gô.
- Tiểu thuyết Những người khốn khổ được xuất bản vào năm 1862, chia làm năm phần: phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin; phần thứ hai: Cô-dét; phần thứ ba: Ma-ri-uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
- Nội dung cơ bản của bộ tiểu thuyết:
+ Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hoá bằng tình thương Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con.
+ Tuy nhiên, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Sau đó, ông vượt ngục và nhiều lần thay họ đổi tên, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi cho tới khi nằm dưới nấm mồ.
+ Trong cuộc đời mình, có một thời gian, vào tháng sáu năm 1832, khi nhân dân Pa-ri nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản, Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy. Ông tìm Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét. Anh chiến đấu và đã bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy - trong số đó có chú bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình. Ông nhận mang Gia-ve đi xử bắn, song đã lẳng lặng tha cho hắn. Cho tới khi định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng. Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy bị mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử.
+ Giăng Van-giăng vẫn lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt và chạy tới bên giường, nghe những lời cuối cùng của ông: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”.