viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng của tác giả Chế Lan Viên đối với tổ quốc trong bài thơ sao chiến thắng.
viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng của tác giả Chế Lan Viên đối với tổ quốc trong bài thơ sao chiến thắng.
Bài 1. Đọc văn bản "Chân thành" rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới.
CHÂN THÀNH
Trong nghệ thuật xử thế của con người, điều trước tiên mà con người phải có trong lĩnh vực thu phục nhân tâm và dẫn dụ lòng người là chân thành.
Lòng chân thành có nghĩa là sự phản ánh trung thực trong đời sống. Con người sống trong cuộc đời không thể thiếu thốn đức tính chân thành được, lòng chân thành là sự thành thật của chính cá nhân mình đối với mọi người trong xã hội.
Lòng chân thành là một phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống, con người không thể thiếu được, lòng chân thành là một thứ lòng thành thật quan yếu cho đời sống con người. Sống trong một xã hội, cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai.
[...] Nói về hai vấn đề lợi và hại trong lòng chân thật, chúng ta sẽ thấy được những ảnh hưởng ích lợi cũng như những hậu quả tai hại vì sự hiện hữu của lòng thành thật mà ra.
Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình tưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết.
Ngược lại, một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa, làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Tim hiểu những nguyên nhân sâu xa vì sao lại có những trường hợp ưu đãi cũng như xa lánh, tự nhiên mọi người sẽ thấy ngay một nguyên lí chung, sở dĩ có những người luôn luôn làm bất cứ chuyện gì dù lớn dù nhỏ cũng được mọi người khác giúp đỡ, ưu đãi vì những người đó họ luôn thực hiện công việc làm của họ một cách đúng đắn, chân thành, luôn luôn biết tôn trọng những quyền lợi người khác và giữ cho mình một sự chân thành tuyệt đối cùng với những người chung quanh. Vì thế cho nên họ luôn luôn được những người chung quanh đối đãi một cách nồng hậu, đó là một chuyện đương nhiên.
Trái lại, những người luôn luôn bị mọi người khinh rẻ coi thường, luôn luôn tìm những phương thức để trốn xa là vì những con người này luôn luôn tráo trở không bao giờ thành thật với mọi người chung quanh vì thế cho nên họ luôn bị mọi người chung quanh coi thường khinh bỉ.
(Theo Tinh hoa xử thế- Lâm Ngữ Đường)
Câu 1. Văn bản được biểu đạt theo phương thức chính nào? Phương pháp lập luận là gì?
Câu 2. Vấn đề được đặt ra trong văn bản là gì?
Câu 3. Mục đích của văn bản là gì?
Câu 4. Hãy chỉ rõ các phương pháp giải thích được sử dụng trong văn bản.
Câu 5. Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Cô giáo tổ chức cho các em đề luyện nói trước lớp đề văn giải thích: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Một bạn cho rằng bài này đòi hỏi chúng ta phải lần lượt giải thích: - Mùa xuân là mùa nào? - Vì sao mùa xuân lại là Tết trồng cây? - Thế nào là một đất nước càng ngày càng xuân? - Vì sao Tết trồng cây lại làm cho đất nước càng ngày càng xuân được? - Em hãy cố gắng tự đặt mình vào địa vị của một người người đang cần giải thích , để từ đó nhận xét xem: Phương hướng giải thích nêu trên có thoả mãn được nhu cầu của người chưa hiểu và đang mong được làm cho hiểu không ? Vì sao vậy? GIUP MINH VOI MINH DANG CAN GAP!
Đề : Giai thích câu nói của lê nin : Học , Học Nữa , Học Mãi ( ko chép trên mạng)
Đề : Giải thích câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Tham khảo
Trên con đường đến với thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Chúng ta vẫn luôn phải học hỏi không ngừng. Bởi vậy, ông cha ta đã gửi gắm lời khuyên qua câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ trên gồm có hai vế là “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Trong vế câu từ nhất, từ “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác; còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc đi lại. Vậy nên “đi một ngày đàng” ý chỉ việc đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế câu thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng; còn “sàng” là dụng cụ của người nông dân xưa có hình tròn được đan bằng tre dùng để lọc sạch thóc khỏi vỏ trấu… Từ đó, “học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” ý muốn nói rằng càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Đây cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần dám học hỏi, khám phá của con người.
Khi xã hội ngày càng phát triển, khối lượng kiến thức cùng nhiều hơn. Mỗi người cần phải học tập, khám phá để nâng cao hiểu biết của bản thân, mới có thể thực hiện được ước mơ, mục tiêu của bản thân. Chúng ta bước ra ngoài thế giới rộng lớn để học hỏi thêm điều mới mẻ, bổ ích cũng như có thêm trải nghiệm để bản thân trưởng thành hơn. Ngược lại, nếu chỉ biết sống thụ động mà không chịu tìm tòi sẽ chỉ thụt lùi lại phía sau. Cũng như học tập trong sách vở là rất tốt, nhưng cũng cần đi ra ngoài thế giới để tìm hiểu để mở mang đầu óc, tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Khi còn là một chàng thanh niên, với tình yêu nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Người đã làm nhiều công việc, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa. Điều đó đã giúp cho Bác học hỏi, tích lũy được vốn kiến thức phong phú, đọc và viết thông thạo nhiều thứ tiếng… Cuối cùng, Bác đã được tiếp cận với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc là đi theo cách mạng vô sản. Cuộc đời của Bác Hồ chính là tấm gương cho câu tục ngữ trên.
Đối với một học sinh, nhiệm vụ chính là học tập thì việc tích cực khám phá, tìm tòi là một điều cần thiết. Chúng ta cũng cần tránh xa lối sống thụ động, lười biếng và ngại dấn thân. Bởi cách sống đó sẽ khiến con người chìm trong thất bại, chán nản mà thôi.
Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” rất giàu ý nghĩa, đem đến cho mỗi người lời khuyên giá trị, cần thiết để cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Đề : Giải thích câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn ( Không Chép trên mạng)
Đề : giải thích câu nói của Lê-nin :"Học , Học nữa , Học mãi ".
Tham khảo:
“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.
Tham khảo:
“Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên vô cùng quý giá. Trước hết, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Lê-nin đã điệp “học” tới ba lần cũng như mở rộng về “thời gian” cho động từ “học” đã chứa đựng ý nghĩa to lớn. Từ học nữa tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói của V. Lênin muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Những tấm gương trên thế giới như Newton, Einstein, Thomas Edison hay ở Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thật đáng để noi theo. Mỗi người cần hiểu được rằng học tập là cả một quá trình, không phải là một giai đoạn hay một nghĩa vụ mà nó phải xuất phát từ nhu cầu và mục đích của việc học. Mỗi học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường cần hiểu được tầm quan trọng của việc học. Có thể khẳng định lời khuyên của V. Lê-nin là vô cùng đúng đắn.
Viết bài văn nghị luận xã hội ( từ 150-200 chữ)về lối sống đẹp.
(mọi người giúp mình với mai mình ktra rồi)
Cảm ơn
tham khảo
“Phải sống như thế nào?” là một câu hỏi tự đặt ra, luôn luôn trăn trở với nhiều người trong cuộc sống hằng ngày. Đó là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta từng phấn đấu thể hiện không mệt mỏi. Thi sĩ Tố Hữu đã từng viết: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn ?” Có thể nói đó là một câu thơ hay, một ý thơ đẹp, nhiều gợi mở, từng trở thành hành trang tâm hồn của bao bạn trẻ ngày nay.
Vậy thế nào là sống đẹp? Cách sống là cách làm người; sống đẹp là sống đúng đạo lí của dân tộc, sống đúng gia phong nếp nhà, biết “giấy rách phải giữ lấy lề”. Sống đẹp là cách sống có văn hóa, có học, từ cách ăn mặc đi đứng đến ngôn ngữ ứng xử từ hành động thái độ đến việc làm cụ thể đều đúng mực, có ích, được mọi người đồng tình và ngợi khen, cổ nhân lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm chuẩn mực để đánh giá nhân cách kẻ sĩ để phân biệt quân tử với tiểu nhân. Ngày nay, nhân dân ta lại lấy gương người tốt việc tốt, nêu cao những con người biết sống, học tập, lao động theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hướng tới và vươn lên.
Sống đẹp phải tùy thuộc vào lứa tuổi, vị thế xã hội. Các em nhỏ chăm ngoan, vệ sinh sạch sẽ, học giỏi là sống đẹp. Các cụ già “tuổi xưa nay hiếm” lại nêu cao khẩu hiệu: “Sống khỏe, sống vui, sống có ích” để làm gương cho con cháu noi theo. Một em bé chăn trâu đã dũng cảm nhảy xuống dòng sông cứu bạn khỏi chết đuối là sống đẹp. Một cán bộ biên phòng dũng cảm băng qua dòng nước lũ để cứu dân là sống đẹp. Một Việt kiều, một cán bộ sứ quán Việt Nam đã nêu cao, làm nổi bật những nét bản sắc của nhân dân ta trước bạn bè năm châu bốn biển là sống đẹp.
Phải biết sống đẹp trong đời thường hằng ngày. Siêng năng làm ăn, cần cù lao động, sống giản dị khiêm tốn, học hành chăm chỉ… là sống đẹp. Tham ô, lãng phí, đè đầu cưỡi cổ nhân dân là kẻ tha hóa, bất lương. Cán bộ, công chức sống đẹp là phái thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm theo điều Bác Hồ dạy là sống đẹp.
Thầy, cô giáo thương yêu, chăm lo dạy bảo học sinh, coi học sinh như con em ruột thịt của mình, phấn đấu dạy tốt, dạy giỏi là sống đẹp. Thầy thuốc hết lòng săn sóc bệnh nhân, chữa bệnh giỏi, lương y như từ mẫu là sống đẹp.
Nhân ái là truyền thống đạo lí cao đẹp của nhân dân. Tình thương đã tỏa sáng tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Các câu ca, câu hát: “Lá lành đùm lá rách”, "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” luôn luôn được hàng triệu người nhắc đi nhắc lại và làm theo. Người có lòng nhân sống yêu thương săn sóc mọi người là sống đẹp.
Gia huấn ca tương truyền là của Nguyễn Trãi được các cụ già nhắc lại để khuyên bảo con cháu biết sống đẹp đế giữ lấy gia phong, giữ lấy nếp nhà:
Khi còn bé tại gia hầu hạ,
Dưới hai thân vâng dạ theo lời
Khi ăn, khi nói, khi cười,
Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang…
Thời kháng chiến chống Mĩ tuổi trẻ Việt Nam đã xả thân anh dũng chiến đấu để sống đẹp, nêu cao tâm thế và lí tưởng: “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thẳng!”.
“Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?” – Đó là một câu thơ, câu hỏi rất thú vị. Một anh bạn đã nói: “Chí hướng của mình là học giỏi hôm nay để làm giàu ngày mai”. Lại có một cô nữ sinh lớp 12 tâm sự: “Phấn đấu thi tốt nghiệp, thi đại học đạt điểm cao, thi đỗ vào trường mà mình mơ ước”.