Cách làm bài văn lập luận giải thích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thiện tài lê
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
28 tháng 1 2022 lúc 16:21

Tham khảo !

Truyền thông yêu nước, giữ nước và tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc của dân tộc ta vốn sẩn tự bao đời nay. Truyền thống đó truyền đời từ cha ông chúng ta cho đến thế hệ con cháu sau này. Niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước đó được in đậm trên những áng văn thơ cổ bất hủ: ‘Hịch tướng sĩ’ của Trần Quốc Toản, ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi, ‘Sông núi nước Nam’ của Lý Thường Kiệt… và một số những tác phẩm khác.

Nhân dân ta luôn tự hào mình là một dân tộc ‘con rồng, cháu tiên’, một dân tộc có lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào về nền độc lập, như Lý Thường Kiệt đã viết:

‘Sông núi nước Nam vua Nam ở  Rành rành định phận ở sách trời‘

Đây cũng là lời khẳng định, lời tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt ta. Đất nước ta, dân tộc ta là một đất nước tự do có thể sánh vai cùng các nước đại bang khác. Đất nước ta đã được độc lập, tự do thì không một nước ngoại bang nào được xâm phạm, sách trời cũng đã ghi như thế. Song song với niềm tự hào độc lập dân tộc là niềm tự hào về văn hóa, phong tục của dân tộc ta. Trong tác phẩm ‘Bình Ngô Đại Cáo’, Nguyễn Trãi đã viết:

‘Như nước Đại Việt ta từ trước Vấn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khúc’.

Nước Việt ta tuy là một nước nhỏ về diện tích nhưng cũng có một nền văn hoá riêng. Nền văn hoá đó được duy trì rất lâu, bên cạnh đó còn có niềm tự hào về những chiến công anh dũng của nhân dân ta:

‘Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã’

Toa Đô và Ô Mã là hai tướng giỏi của quân nhà Minh, thế nhưng đứng trước những vị anh hùng của dân tộc ta, chúng chỉ như những kẻ tầm thường bị giết chết, bị bắt sống. Qua đó ta thấy được sức mạnh của quân và dân ta. Tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc còn thể hiện ởniềm tự hào về những vị anh hùng bất khuất. Người anh hùng áo vải Quang Trung đã phá tan đạo quân Thanh.

Người anh hùng Ngô Quyền đã ghi chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng, ông đã chôn vùi bao đạo quân, chiếc thuyền, khí giới của giặc xuống dòng sông. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân ba lần cầm quân chống giặc Mông cổ đem lại hoà bình cho đất nước. Một loạt hình ảnh của những người anh hùng đó được ghi mãi vào trang sử sách, được lưu truyền muôn đời, luôn in đậm trong lòng mỗi người.

Ngoài tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, nhân dân ta còn có lòng yêu nước sâu đậm, nồng nàn bộc phát từ trái tim của mỗi người. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuân căm tức trước cảnh sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, đau lồng trước thói ăn chơi của tướng sĩ dưới quyền, ông khuyên răn, chỉ dẫn cho các tướng sĩ đi đến con đường đúng, con đường sống vinh hay chết nhục. Ông yêu nước đến nỗi, ngày quên ăn, đêm quên ngủ lo cho vận mệnh của Tổ quốc: ‘Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù’. Lòng căm tức, đau đớn đến tột cùng đến nỗi ông chỉ muốn xé xác quân giặc. Điều này đã thể hiện lòng yêu nước của ông. Nguyễn Trãi cũng đã nói trong tác phẩm ‘Bình Ngô đại cáo’:

‘Ngậm thù lớn hú đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sông’

Hai câu thơ này cho ta thấy được tấm lòng sâu sắc của Nguyễn Trãi. Ông căm thù giặc đến nỗi phải thốt ra lời thề ‘không cùng sống’ với chúng – bọn giặc đã gây biết bao đau thương, tang tóc cho nhân dân ta:

‘Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ‘

… ‘Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải khổng rửa sạch mùi’

Xuất phát từ lòng yêu nước, lòng căm thù giặc, nhân dân ta đã anh dũng hy sinh, không quản ngại gian lao, vất vả, thiếu thốn:

‘Khi Linh Sơn lưc/ng hết mấy tuần Khi Khôi Huyện quân không một đội’…

… ‘Nhãn tài như lá mùa thu Tuấn kiệt như sao buổi sớm ‘

Những áng văn, thơ cổ kể trên đã ghi biết bao hình ảnh đẹp, biết bao chiến công oanh liệt, hiển hách của các anh hùng dân tộc, thể hiện được tinh thần dân tộc sâu sắc và lòng yêu nước nồng nàn. Ngày nay chúng ta sống trong thời độc lập, hoà bình, chúng ta phải biết ơn những người anh hùng đã hi sinh cả

cuộc đời mình để giải thoát đất nước khỏi ách nô lệ. Chúng ta phải biết tự hào mình là ‘con rồng, cháu tiên’, tiếp tục giữ vững truyền thống yêu nước, yêu nhân dân, tiếp nối bước đường xây dựng đất nước của cha ông chúng ta, làm cho Tổ quốc ta ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

Tường Vy
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
23 tháng 2 2022 lúc 16:45

Refer

Ngoài những ưu điểm tiện ích thì đào tạo qua mạng còn có những nhược điểm như sau:

+ Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè.

+ Muốn học viên học tập tốt thì học online phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn rõ ràng.

Học trực tuyến online không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi không thành thạo máy vi tính.

+ Các tổ chức đào tạo lập trình website dạy học không đủ tiêu chuẩn, sức chứa cho số lượng học viên có thể học với tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định.

+ Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên.

Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết của giáo sư đến học viên.

+ Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet nên làm tăng khối lượng công việc cũng như áp lực cho giảng viên.

+ Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

Nhược điểm quan trọng của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học viên với giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số phần mềm quản lý trung tâm tiếng anh có thể cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.

Các nhà lãnh đạo cấp cao về đào tạo giáo dục ở Việt Nam khẳng định rằng giáo dục chính là một trong những ngành được hưởng nguồn dầu tư cao nhất và là một ngành có sự ưu tiên lớn nhất trong phát triển đất nước. Chính vì thế, cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với công nghệ thông tin, mạng internet nên hình thức học qua mạng đang ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam mang đến cho người học nguồn thông tin kiến thức đa dạng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguyễn Tân Vương
23 tháng 2 2022 lúc 19:59

THAM KHẢO:

Ngoài những ưu điểm tiện ích thì đào tạo qua mạng còn có những nhược điểm như sau:

+ Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè.

+ Muốn học viên học tập tốt thì học online phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn rõ ràng.

Học trực tuyến online không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi không thành thạo máy vi tính.

+ Các tổ chức đào tạo lập trình website dạy học không đủ tiêu chuẩn, sức chứa cho số lượng học viên có thể học với tình trạng hình ảnh, âm thanh ổn định.

+ Môi trường học không kích thích được sự chủ động và sáng tạo của học viên.

Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê nhiệt huyết của giáo sư đến học viên.

+ Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet nên làm tăng khối lượng công việc cũng như áp lực cho giảng viên.

+ Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

Nhược điểm quan trọng của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học viên với giảng viên một cách trực tiếp. Tuy một số phần mềm quản lý trung tâm tiếng anh có thể cung cấp tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các ứng dụng trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi như hình thức đào tạo truyền thống.

Các nhà lãnh đạo cấp cao về đào tạo giáo dục ở Việt Nam khẳng định rằng giáo dục chính là một trong những ngành được hưởng nguồn dầu tư cao nhất và là một ngành có sự ưu tiên lớn nhất trong phát triển đất nước. Chính vì thế, cùng với nhiều nỗ lực và sự kết hợp với công nghệ thông tin, mạng internet nên hình thức học qua mạng đang ngày càng phát triển và phổ biến tại Việt Nam mang đến cho người học nguồn thông tin kiến thức đa dạng của nhiều quốc gia trên thế giới.

Yến Ni
Xem chi tiết
Vũ Trọng Hiếu
8 tháng 3 2022 lúc 9:48

tk

Viết đoạn văn nghị luận về lối sống giản dị (17 Mẫu)

Tạ Tuấn Anh
8 tháng 3 2022 lúc 9:49

Tham khảo ở đây:

https://vanmautuyenchon.net/van-mau-hay-lop-7/chung-minh-rang-moi-chung-ta-deu-can-thuc-hanh-tot-loi-song-tiet-kiem-8211.html

✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
8 tháng 3 2022 lúc 9:49

THAM KHAO

Chúng ta luôn băn khoăn tự hỏi, tại sao có những người làm được rất nhiều tiền bạc, nhưng cuối cùng cũng chẳng thể trở nên giàu có. Có nhiều lí do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, nhưng theo tôi nghĩ chính là vì họ không biết tiết kiệm số tiền mà mình đã làm ra. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta nên thực hành cách tiết kiệm.
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là tiết kiệm? Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải, tài nguyên và thời gian một cách hợp lí. Đó là khi chúng ta không phung phí chúng, coi chúng là lẽ dĩ nhiên sẽ có. Người biết tiết kiệm luôn phải tính toán trong đầu làm sao để tiêu tiền hợp lí, làm sao để có thể không lãng phí thời gian. Họ hiểu được tầm quan trọng của những giá trị, của cải mình đã làm ra và họ sử dụng cho những việc thật cần thiết. Tiết kiệm chưa hẳn đã là nghèo, cũng không phải là thấp kém. Đó là một lối sống mà lâu nay chúng ta đã lãng quên, và đây là lúc ta cần hồi phục lại nó.

Vậy vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm?

Tiết kiệm đã trở thành một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Đất nước ta thuộc nền văn minh lúa nước, con người gắn cả đời mình với mảnh ruộng con trâu. Vậy nên, kinh tế chưa bao giờ thực sự dư dả. Càng chăm chỉ làm lụng bao nhiêu, họ lại càng chắt chiu bấy nhiêu. Họ để dành cho con cái sau này, cho những lúc ốm đau bệnh tật, hay cho những khi mất mùa đói kém. Hay đơn giản hơn, họ thấy những thứ xa hoa là không cần thiết. Vậy mà giờ đây, chúng ta lại phá vỡ đi truyền thống ấy bằng cách tiêu xài hoang phí, cả thời gian, sức lực và tiền bạc. Thử hỏi như vậy, có đáng hay không? Học một lối sống tiết kiệm là trở về với những nét đẹp văn hoá của một dân tộc, là làm giàu có thêm truyền thống của quê hương. Vậy cớ sao, chúng ta lại bỏ đi lối sống ấy?

 

Chúng ta tiết kiệm, còn là cho chính chúng ta. Bởi cuộc đời vốn nhiều xoay vần, hôm nay ta sống trong nhung lụa, biết đâu ngày mai sa cơ lỡ vận. Đến lúc ấy, những ngày tháng hưởng lạc không còn, tiền bạc hết, thời gian hết, chúng ta sẽ lấy gì để trang trải cho cuộc đời sau này? Biết tiết kiệm, là ta biết lo cho chính tương lai của mình sau này, để ta có thể yên tâm khi những chuyện không may xảy ra. Hơn thế nữa, tiết kiệm còn thể hiện sự chân quý sức lao động mà mình đã bỏ ra. Bởi kiếm được một đồng tiền không phải là điều đơn giản. Đó là mồ hôi nước mắt, là trí lực và trí tuệ của chính chúng ta. Ta lãng phí của cải, có phải là đang vứt bỏ những công sức của chính mình? Và ta cũng nên nhớ, tài nguyên, tiền bạc, thời gian không phải là vô hạn. Nó không mãi mãi ở đó để ta có thể lấy bất cứ lúc nào. Nếu mỗi chúng ta không tiết kiệm được những thứ ấy, thì chính chúng ta sau này cũng không còn mà sử dụng. Tiết kiệm cho ta hôm nay, chính là để cho chính chúng ta ngày hôm sau. Còn muôn vàn những lí do nữa để chúng ta phải nhận thức rằng, ngay hôm nay cần phải tiết kiệm.

Nhưng quá tiết kiệm lại có phải là điều tốt. Khi tiết kiệm được đẩy lên cực đoan, nó trở thành hà tiện, nhỏ nhen. Con người hà tiện không bao giờ muốn chia sẻ những gì mình có cho người khác, thậm chí là cho chính mình. Nó khiến con người trở nên tách bạch với xã hội, không một ai muốn đến gần, không một ai muốn giúp đỡ. Và họ lại làm khổ chính bản thân mình, dù có đau ốm bệnh tật cũng không dám chữa trị. Tiết kiệm luôn phải đúng nơi, đúng chỗ và đúng cách.

Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta chưa đủ khả năng để làm ra đồng tiền, nên phải tiết kiệm là điều đương nhiên. Bên cạnh đó, sắp xếp thời gian để học hành, giải trí một cách hợp lí cũng là cách để tiết kiệm thời gian. Có rèn luyện từ bây giờ thì sau này, chúng ta mới biết tiết kiệm cho tập thể, xã hội, chúng ta mới có thể xây dựng một cuộc sống tốt đẹp.
Các bạn có sẵn sàng để tiết kiệm ngay từ hôm nay. Chúng ta là những thế hệ trẻ. Sự tiết kiệm của chúng ta ngày hôm nay chính là tương lai của đất nước ngày mai.

 
Phạm Minh
Xem chi tiết
🌻 Hà An 🌻
Xem chi tiết
NGUYỄN♥️LINH.._.
18 tháng 3 2022 lúc 18:00

refer

Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. “Sách” là nguồn tri thức tập trung tri thức phục vụ đời sống con người. Còn “chân trời mới” - ẩn dụ chỉ những khoảng tri thức mới, điều mới mẻ, tốt đẹp, những hiểu biết mang tính sâu rộng hơn.

₷ųʨ∡
18 tháng 3 2022 lúc 18:02

tham khảo :
 Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. “Sách” là nguồn tri thức tập trung tri thức phục vụ đời sống con người. Còn “chân trời mới” - ẩn dụ chỉ những khoảng tri thức mới, điều mới mẻ, tốt đẹp, những hiểu biết mang tính sâu rộng hơn.
 

Nguyễn Khánh Linh
18 tháng 3 2022 lúc 18:03

Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. “Sách” là nguồn tri thức tập trung tri thức phục vụ đời sống con người. Còn “chân trời mới” - ẩn dụ chỉ những khoảng tri thức mới, điều mới mẻ, tốt đẹp, những hiểu biết mang tính sâu rộng hơn.

Trần Ngọc
Xem chi tiết

yêu cầu không chép mạng mà lên mạng hỏi <chứ bạn chép của ngừi khác gửi đáp án cho bạn thì không phải chép mạng ah>

Dieu Thao Truong
Xem chi tiết
Gin pờ rồ
31 tháng 3 2022 lúc 20:57

Tham khảo:

 

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

Minh khôi Bùi võ
31 tháng 3 2022 lúc 20:59

Tham khảo:

 

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

chuanchuan222
Xem chi tiết
Linh Ngân
7 tháng 4 2022 lúc 21:44

tham khảo:

Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.

Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.

Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.

Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.

laala solami
7 tháng 4 2022 lúc 21:46

Tham khảo

Cuộc sống là một hành trình dài, với nhiều những thử thách. Bởi vậy mà câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã đem đến một bài học quý giá dành cho mỗi người.

Câu tục ngữ bao gồm hai vế câu “đi một ngày đàng” và “học một sàng khôn”. Ở vế câu đầu tiên, “đi” là một hành động, sử dụng đôi chân để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Còn “đàng” có nghĩa là đường, do con người tạo ra để thuận tiện cho việc di chuyển. Hiểu sâu xa hơn thì đi một ngày đàng có nghĩa là đi ra bên ngoài học hỏi, khám phá. Đến vế thứ hai, “học” có nghĩa là học hỏi, thu nhận kiến thức rèn luyện kĩ năng; “sàng” là dụng cụ làm gạo của người nông dân xưa có hình tròn, đan bằng tre chứa được từng mẻ thóc sau khi xay, để thưa đáy đủ lọt hạt gạo. “Học một sàng khôn” có nghĩa là học hỏi được nhiều điều bổ ích. Như vậy, câu trên muốn nói rằng trên hành trình khám phá thế giới bên ngoài, con người sẽ học được nhiều điều bổ ích. Chúng ta càng đi nhiều sẽ càng học hỏi được nhiều, chỉ cần bước ra ngoài xã hội học hỏi chắc chắn sẽ thu được những tri thức mới mẻ, đó chính là thành quả của quá trình học tập. Không chỉ vậy, câu tục ngữ cũng là lời động viên, khích lệ tinh thần học hỏi, khám phá của con người. Nên đi đến những chân trời tri thức mới để mở mang kiến thức, mở rộng tầm mắt và thu nhặt cho mình những tri thức của nhân loại.

Mỗi hành trình đều đem đến cho con người những bài học vô cùng quý giá. Từ những bước đi đầu tiên, chúng ta cũng sẽ học hỏi được một điều gì đó. Dân tộc Việt Nam sẽ không quên được những bước đi đầu tiên của chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville, Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Trong suốt “hành trình ngàn dặm” đó, Người đã đi qua nhiều nước phương Tây, phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Con đường ấy tuy đầy khó khăn và trắc trở. Nhưng đến cuối cùng, Bác cũng tìm đến được với ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nếu như không chịu bước đi, vị trí của con người sẽ mãi ở vạch xuất phát. Mỗi bước đi cho dù có nhỏ bé, ngắn ngủi nhưng từ những bước đi nhỏ ấy chúng ta mới đi qua một cuộc hành trình ngàn dặm. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Thành công của con người được tích lũy từ những trải nghiệm trong cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn có những người sống thụ động, hèn nhát. Họ không dám tiến bước về phía trước, thoát khỏi vùng an toàn của mình để chinh phục mục tiêu của bản thân. Ngược lại họ chỉ trông chờ vào những điều may mắn theo tâm lý: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” hay “Há miệng chờ sung”. Đó quả thật là lối sống đáng phê phán trong xã hội hiện đại.

Đối với một học sinh, chúng ta cần phải tích cực trải nghiệm nhiều hơn. Mỗi một hành trình đều sẽ giúp nâng cao kiến thức, tích lũy kỹ năng cần thiết để tiến tới thành công.

Như vậy, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã đem đến một lời khuyên quý giá cho mỗi người. Không ngừng học tập, khám phá tri thức là một điều vô cùng quan trọng để vươn tới thành công.