Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Phương Uyên
Xem chi tiết
Lê Thị Cúc
30 tháng 12 2023 lúc 9:51

trái, là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1951-1973.

 

C. KẾT LUẬN

 

Sau những năm khủng hoảng đầu thế kỉ XXI, hiện nay nền kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi, dần thoát khỏi trì trệ và sẽ phát triển bền vững hơn. Nền kinh tế Nhật Bản sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới là do có những chính sách kinh tế hợp lí bên cạnh đó nền tảng nền kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng và nền tảng đó được hình thành vào giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973. Giai đoạn phát triển kinh tế “thần kì” năm 1951-1973 của Nhật Bản đã để lại cho các quốc gia đi sau một bài học kinh nghiệm quý giá về phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hiện nay Nhật bản là một trong những đối tác quan trọng của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Dựa vào mối quan hệ đối tác đó chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế để phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta.

 

 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 8 2019 lúc 12:57

* Tình hình: - Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng. (0,5 điểm) - 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh. (0,5 điểm) - 1955-1973: phát triển tốc độ cao. (0,5 điểm) * Nguyên nhân: - Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật. (0,5 điểm) - Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn. (0,5 điểm) - Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn - xí nghiệp nhỏ, thủ công. (0,5 điểm)

Trúc Linh Trần Thị
Xem chi tiết
Khánh Mai
8 tháng 1 lúc 21:55
Hiện tại, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Dưới đây là một số hiểu biết về tình hình phát triển kinh tế của từng quốc gia:
1. Trung Quốc:
- Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
- Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Đất nước này đã chuyển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và dịch vụ.
- Trung Quốc có một ngành công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và dệt may.
- Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, với các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ thương mại mạnh mẽ, với việc trao đổi hàng hóa và đầu tư.
2. Nhật Bản:
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới và là quốc gia có mức sống cao.
- Nhật Bản có một ngành công nghiệp công nghệ cao và là một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, ô tô, điện tử và máy móc.
- Nền kinh tế Nhật Bản cũng dựa vào xuất khẩu, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Nhật Bản có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, công nghệ và văn hóa.
3. Hàn Quốc:
- Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh và là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Hàn Quốc có một ngành công nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, ô tô, hàng tiêu dùng và công nghệ thông tin.
- Hàn Quốc cũng là một quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn, với các thị trường chính là Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.
- Hàn Quốc có một nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn và đã đầu tư vào nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
- Về mối quan hệ với Việt Nam, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Hai quốc gia có một quan hệ hợp tác mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kinh tế, văn hóa và giáo dục.
Tổng quan, cả ba quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có mối quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng với Việt Nam. Việt Nam đã hưởng lợi từ việc hợp tác kinh tế với các quốc gia này, đồng thời cũng đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư từ ba quốc gia này. 
Tuấn Hoàng
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 12 2021 lúc 17:16

Phần lớn đều nằm trong sgk, mình chỉ nói đại ý thôi nhé: chịu sự quân quản của Mỹ, lợi thế khi Mỹ xâm lược VN và Triều Tiên và nhờ những nhân tố từ chính Nhật Bản (chi tiết của những phần này là các dòng chữ nhỏ trong sgk bài Nhật Bản nhé!)

demonzero
21 tháng 12 2021 lúc 20:34

chịu sự quân quản của Mỹ, lợi thế khi Mỹ xâm lược VN và Triều Tiên và nhờ những nhân tố từ chính Nhật Bản 

Giang Hương
Xem chi tiết
Bạch Trà
30 tháng 12 2020 lúc 17:02

Vào những năm 50-60 của TK XX, khi Mỹ xâm lược Triều Tiên và Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội để p.triển''thần kì'' vượt qua các nc Tây Âu vươn lên hàng thứ 2 trg TG tư bản.

+ Tổng sản phẩm quốc dân: 1950 đạt 20 tỉ đôla ( bằng 1/17 nc Mỹ); đến 1968 đạt 183 tỉ đôla( đứng thứ 2 TG sau Mĩ)

+ thau nhập bình quân đầu ng đạt 23.796 đôla( đứng thứ 2 TG sau Thụy Sĩ)

+ công nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là từ 13,5% ->15%/ năm.

+ Nông nghiệp: cung cấp đc hơn 80% như cầu lương thực trg nc.

=> Từ những năm 70 của TK XX Nhật Bản trở thành 1 trg 3 trung tâm tài chính của TG cùng vs Mỹ và Tây Âu.

Nguyên nhân:

- Khách quan: Điều kiện quốc tế thuận lợi như nền kinh tế TG đag phát triển, cuộc cách mangk khoa học kĩ thuật lần 2 đag bùng nổ vs nhiều thành tựu tiến bộ...

- Chủ quan:

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời: ng Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của TG nhg vẫn giữ đc bản sắc dân tộc.

+ Các xí nghiệp, công ty có hệ thống tổ chức quản lý rất hiệu quả.

+ Nhà nc đã đề ra các chiến lược p.triển hết sức đúng đắn, sáng suốt, nắm bắt đúng thời cơ, có sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục phát triển.

+ Con ng lao động NB đc đào tạo chu đáo, cần cù lao động, có ý chí vương lên đề cao kỉ luật, và coi trọng tiết kiệm.

 

Đinh Công Duy
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 9:30

- 1952 – 1960: phát triển nhanh.
- 1960 – 1970 phát triển thần kỳ :
+ Tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960 – 1969 là 10,8%. Từ 1970-1973 có giảm đi nhưng vẫn đạt 7,8% cao hơn rất nhiều những nước TB khác.
+ 1968 Nhật vươn lên đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD.
+ Đầu thập kỉ 70 Nhật trở thành một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới.

Vũ Nguyễn Gia Hiển
2 tháng 2 2016 lúc 9:44

1. Giai đoạn 1945-1952 :

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.

- Trong thời kì chiếm đóng ( 1945-1952), Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn :

     + Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các " Daibatxu" (Các tập đoàn, công ty độc quyền còn mang nhiều tính chất dòng tộc)

     + Cải cách ruộng đất quy địa chủ chỉ được thông qua không quá 3 ha ruộng, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

     + Dân chủ hóa lao động ( Thông qua và hực hiện các đạo luật về lao động)

- Dựa vào nỗ lực của bản thân và viện trợ của Mĩ, đến khoảng những năm 1950-1951, Nhật Bản đã khôi phục được nền kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

2. Giai đoạn 1952-1973

- Sau khi nền kinh tế phục hồi đạt mức trước chiến tranh, từ năm 1952 đến năm 1960, Nhật Bản có bước phát triển nhanh. Từ năm 1960 đến năm 1963, kinh tế Nhật bước vài giai đoạn phát triển "Thần kì".

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%. Từ năm 1970-1973 tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7.8%, cao hơn các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ), với GNP là 183 tỉ ÚD.

- Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới (Sau Mĩ và Tây Âu)

- Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng trên thế giới (như tivi, tủ lạnh, oto...) Nhật Bản còn có thể đóng được tầu trở dầu có trọng tải 1 triệu tấn, xây dựng các công trình to lớn như đường ngầm dưới biển dài 53.8kg nối 2 đảo Hônsu và Hốccaido, cầu đường bộ dài 9.4km nối hai đảo Hônsu và Sicocu..

 

Tsubasa_vietnam
Xem chi tiết
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
18 tháng 12 2021 lúc 21:32

-Trình bày tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. 

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật là nước bại trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế khó khăn, mất hết thuộc địa, nghèo tài nguyên, thất nghiệp, thiếu nguyên liệu, lương thực và lạm phát. Sản xuất công nghiệp năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với trước chiến tranh. Nhật phải dựa vào “viện trợ” kinh tế của Mỹ dưới hình thức vay nợ để phục hồi kinh tế.

- Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

_ Biết lợi dụng và thu hút nguồn vốn của nước ngoài, để tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất, điện tử …

 

_ Biết sử dụng có hiệu quả các thành tựu KH – KT để tăng năng suất, cải tiến kỷ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

_ Biết “len lách” xâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. 

_ Lợi dụng sự bảo hộ của Mỹ, ít phải chi tiêu về quân sự, tập trung phát triển công nghiệp dân dụng, xây dựng kinh tế. Biên chế Nhà nước gọn nhẹ.

_ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển.

_ Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân vươn lên xây dựng đất nước, cộng với tài điều hành kinh tế của giới kinh doanh và vai trò điều tiết của nhà nước.

* Nguyên nhân quan trọng nhất: Tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật.

Trang Minh
Xem chi tiết
Super idol
18 tháng 12 2022 lúc 22:47

Nhật Bản
- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.
 

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

Names
Xem chi tiết
bounty_hunter
1 tháng 1 lúc 23:49

- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.

- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.