vì sao khi rót nước ngọt có ga vào cốc ta nhìn thấy có bọt sủi lên?
mọi người ơi cho mình hỏi nhé:
tại sao nước có ga rót vào cốc lại có bọt khí sủi ạ ?
mình cảm ơn nhiều
Tham khảo:
Khi chịu một áp lực nhất định, dioxit carbon sẽ hòa tan một cách ổn định trong nước. Nếu bật nắp ra, áp lực trong chai nhỏ đi, dioxit carbon trồi lên và bay đi, liền xuất hiện bọt hơi. Rót nước có ga vào trong cốc thì ta thấy có sủi bọt cũng chính vì lẽ đó.REFER
Khi chịu một áp lực nhất định, dioxit carbon sẽ hòa tan một cách ổn định trong nước. Nếu bật nắp ra, áp lực trong chai nhỏ đi, dioxit carbon trồi lên và bay đi, liền xuất hiện bọt hơi. Rót nước có ga vào trong cốc thì ta thấy có sủi bọt cũng chính vì lẽ đó.
Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:
A. Áp suất của khí CO 2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra
B. Áp suất của khí CO 2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra
C. Áp suất của khí CO 2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra
D. Áp suất của khí CO 2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra
Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: Áp suất của khí CO 2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO 2 trong dung dịch thoát ra.
Đáp án: D
Khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc (hình 15.7) thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng "xì xèo" ở miệng cốc. Em hãy giải thích hiện tượng này.
Hình 15.7 Nước ngọt đóng chai
Nguyên nhân là do khí CO2 được nén trong các chai nước ngọt này, ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy có bọt khí và nghe thấy tiếng “xì xèo” ở miệng cốc khi mở nắp chai để rót nước vào cốc.
Giải giúp mình gấp với ạ!!! Câu 1: a) Giải thích tại sao khi thả một miếng đường vào nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt?
b) Vì sao khi rót nước vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn cốc thuỷ tinh mỏng?
Câu 4: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20•C
Câu 5: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100•C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30•C. Hỏi nướv nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và mội trường bên ngoài?
Câu 6: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Khối nước ở nhiệt độ 10•C. Sau khi được cung cấp nhiệt lượng 12,6kJ, nước tăng lên nhiệt độ 15•C. Tính khối lượng của nước
Câu 4: Tóm tắt:
\(m_1=400g=0,4kg\)
\(V=1l\Rightarrow m_2=1kg\)
\(t_1=20^oC\)
\(t_2=100^oC\)
\(\Rightarrow\Delta t=80^oC\)
\(c_1=880J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
===========
\(Q=?J\)
Nhiệt lượng cần truyền:
\(Q=Q_1+Q_2\)
\(\Leftrightarrow Q=m_1.c_1.\Delta t+m_2.c_2.\Delta t\)
\(\Leftrightarrow Q=0,4.880.80+1.4200.80\)
\(\Leftrightarrow Q=364160J\)
Câu 6: Tóm tắt:
\(c=4200J/kg.K\)
\(t_1=10^oC\)
\(Q=12,6kJ=12600J\)
\(t_2=15^oC\)
\(\Rightarrow\Delta t=5^oC\)
=========
\(m_2=?kg\)
Khối lượng của nước:
\(Q=m.c.\Delta t\Rightarrow m=\dfrac{Q}{c.\Delta t}=\dfrac{12600}{4200.5}=0,6kg\)
Câu 5: Tóm tắt:
\(m_1=600g=0,6kg\)
\(t_1=100^oC\)
\(m_2=2,5kg\)
\(t_2=30^oC\)
\(c_1=380J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
==========
\(\Delta t_2=?^oC\)
Nhiệt độ khi có cân bằng là:
\(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)
\(\Leftrightarrow0,6.380.\left(100-t\right)=2,5.4200.\left(t-30\right)\)
\(\Leftrightarrow t\approx31,5^oC\)
Vậy nước nóng lên thêm:
\(\Delta t_2=t-t_2=31,5-30=1,5^oC\)
Thổi một luồng khí A thật chậm vào 1 cốc nước, người ta thấy có hiện tượng sủi bọt. A là khí nào sau đây?
A. Oxi
B. Hiđro
C. Cacbonic
D. Hiđro clorua
khi em mở nắp chai nước ngọt để rót vào cốc thì thấy bọt khí tạo ra tiếng ''xì xèo'' ở miệng cốc.Em hãy giải thích hiện tượng đó.
vì trong nướt ngọt có ga khi mở lên gan bay ra
khi em mở nắp chai nước ngọt đẻ rót vào cốc thì thấy bọt khí tạo ra và nghe tiếng ''xì xèo'' ở miệng cốc.Em hãy giải thích hiện tượng này
Vì khi sản xuất nước ngọt thì nhà máy đã hòa khí gas ( sau này học hóa học em sẽ biết đó là khí cacbonic (CO2) ) vào chai nước ngọt. Do khí gas không thể liên kết bền vững nên sẽ tách ra khỏi nước ngọt 1 phần tạo nên tạo ra tiếng xì xèo là tiếng khí cacbonic tách ra khỏi nước ngọt
Lấy một thìa đường và một cốc nước đầy. Cho đường từ từ vào nước cho đến
khi hết thìa đường ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài, khi khuất lên, đường tan và
nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?
đun nước tới khi nước reo ta thấy các bọt khì nổi lên từ đáy cốc thí nghiệm, nhưng chúng lại nhỏ dần và có thể biến mất trước khi tới mặt nước.hãy giải thich vì sao
Khi đó mới chỉ có nước nóng, nước ở trên chưa nóng. Do đó các bọt khí càng nổi lên thì không khí và hơi nước ở bên trong càng co lại(do nhiệt độ giảm),một phần hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Chính vì thế mà các bọt khí nhỏ dần và có thể biến mất trước khi lên mặt nước.