Dựa vào kiến thức đã học, các em hãy đưa ra đáp án chính xác và giải thích tại sao nhé!
1. Dựa vào hình 4.1 và kiến thức đã học, em hãy xác định sự phân bố của các loại khoáng sản chủ yếu trên bản đồ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
2. Dựa vào kết quả của mục 1 và kiến thức đã học, em hãy giải thích sự phân bố của các loại khoáng sản trên.
Tham khảo
1.
Loại khoáng sản | Tên một số mỏ khoáng sản chính | Nơi phân bố |
Than đá | - Cẩm Phả, Hạ Long - Sơn Dương - Quỳnh Nhai - Nông Sơn | - Quảng Ninh - Tuyên Quang - Sơn La - Quảng Ngãi |
Dầu mỏ | - Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,… | - Thềm lục địa phía Nam |
Khí tự nhiên | - Tiền Hải | - Thái Bình |
Bô-xit | - Đăk Nông, Di Linh | - Tây Nguyên |
Sắt | - Tùng Bá - Trấn Yên - Trại Cau | - Hà Giang - Yên Bái - Thái Nguyên |
A-pa-tit | - Lào Cai | - Lào Cai |
Đá vôi xi măng | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá | - Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá |
Titan | - Kỳ Anh - Phú Vàng - Quy Nhơn | - Nghệ An - Huế - Bình Định |
2.
* Nhận xét chung:
- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:
- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:
+ Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.
+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.
+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.
+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).
- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)
- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ
.- Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy.
- Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam.
- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.
+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.
+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.
+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.
+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.
- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.
- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.
+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt không lấy ra được. Dựa trên những kiến thức đã được học về sự nở vì nhiệt của các chất, em hãy đề ra phương án lấy nút thủy tinh ra khỏi lọ và giải thích tại sao lại làm như vậy?
Em tham khảo nhé !
Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt ta có thể mở nút bằng cách cách hơ nóng cổ lọ. Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.
- Có thể hơ nóng cổ lọ.
- Vì khi hơ nóng cổ lọ thì cổ lọ nở ra nên có thể mở được nút.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích tại sao lãnh thổ châu Á có đầy đủ các đới khí hậu và trong mỗi đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu khác nhau
Theo mình, châu Á có đầy đủ các đới khí hậu là do có lãnh thổ trải dài từ vùng cực đến xích đạo. Mỗi đới khí hậu có nhiều kiểu khí hậu khác nhau cũng là do lãnh thổ rộng lớn. Địa hình núi, cao nguyên đồ sộ tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao các bệnh ngoài da ở người do nấm gây ra rất dễ lây lan qua tiếp xúc và dùng chung quần áo
mình cần gấp!!!
Trên thế giới và nước ta đã nhiều lần xảy ra nạn dịch châu chấu. Chúng bay đến đâu thì xây ra mất mùa, đói kém đến đó.
a/ Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích điều đó?
b/ Vì sao châu non phải nhiêu lần lột xác mới thành con trưởng, thành?
Tham khảo:
b)
Vì bên ngoài cơ thể của châu chấu cũng có lớp vỏ kitin giống như tôm, lớp vỏ này không thể lớn lên theo cơ thể nên châu chấu con phải lột xác nhiều lần mới lớn lên thành con trưởng thành.
a) Đại dịch châu chấu - bay đến đâu mất mùa đến đó lak vì châu chấu lak loài ăn tạp và ăn rất phàm , có cấu tạo miệng và nội quan khỏe, thích nghi với chế độ ăn uống của chúng. 1 con ăn đã rất phàm rồi mak đại dịch thik tức lak cả trăm, chục nghìn con nên số lượng thức ăn lớn, mak đã vậy thik chuyện mất mùa lak đương nhiên
b) Vì châu chấu khi lớn lên thik kích thước cơ thể cũng lớn lên theo nhưng lớp vỏ kitin bọc ngoài cơ thể chúng lại ko thể lớn lên nên chỉ còn cách lọt bỏ lớp vỏ đó mới có thể giúp chúng lớn lên được
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày các nhóm đất chính ở nước ta; giải thích tại sao ở nước ta có nhiều nhóm đất như vậy.
HƯỚNG DẪN
a) Các nhóm đất chính ở nước ta
- Nhóm đất feralit
+ Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
+ Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.
+ Đặc tính chung: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét; có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
+ Các hợp chất sắt, nhôm thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong, là loại đất xấu. Một số loại đất tốt như đất đỏ thẫm hoặc đỏ vàng hình thành trên đá badan và đá vôi, gọi là đất feralit trên đá badan, đất feralit trên đá vôi. Chiếm một diện tích lớn ở khu vực đồi núi nước ta là loại đất feralit trên các loại đá khác.
- Trong nhóm đất feralit, có đất mùn núi cao được hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao (khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dần sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao); chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn.
- Nhóm đất phù sa
+ Tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam, diện tích rộng lớn và đất phì nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
+ Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn...
+ Nhóm đất này có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi: đất trong đê, đất ngoài đê (ở Đồng bằng sông Hồng); đất phù sa cổ (ở Đông Nam Bộ...), đất phù sa ngọt (dọc sông Tiền, sông Hậu.,.); đất chua, mặn, phèn (ở các vùng trũng Tây Nam Bộ)...
b) Có nhiều nhóm đất như vậy do nhiều nhân tố tạo nên đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian và tác động của con người. Các nhân tố này tác động ở trên lãnh thổ nước ta khác nhau, sự phối hợp giữa chúng với nhau trong quá trình hình thành đất cũng khác nhau ở mỗi địa điểm trên lãnh thổ nước ta.
? Năm 1010, Lý Công Uẩn ra “ Chiếu dời đô”, quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy giải thích tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô?
Tham khảo:
-Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.
-Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn.
Vì Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
Du lịch là thế mạnh của Tây Nguyên, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch
*Vị trí: giáp vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và giáp các nước Lào, Cam-pu-chia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các vùng trong nước và các nước trong khu vực và trên thế giới về du lịch
*Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú
-Tài nguyên du lịch tự nhiên
+Địa hình: cao nguyên badan xếp tầng với nhiều cảnh đẹp
+Khí hậu: mang tính chất cận xích, có sự phân hoá theo độ cao, tạo nhiều thuận lợi để phát triển du lịch
+Nước: sông suối (thung lũng tình yêu,...), hồ (hồ Xuân Hương, hồ Than Thở,...) thác nước (Camly, thác Datanla, thác Prenn,...)
+Sinh vật: có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng)
+Tây Nguyên có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, Pleiku,... Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng
-Tài nguyên du lịch nhân văn
+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
+Có các di tích lịch sử cách mạng: nhà tù Buôn Ma Thuột, nhà tù Pleiku,..
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch ngày càng phát triển (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...)
-Chính sách phát triển du lịch,..
Dựa vào Atlat Địa lí và kiến thức đã học, giải thích tại sao địa hình nước ta gồm hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
HƯỚNG DẪN
- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.