Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
16 tháng 11 2023 lúc 20:58

 

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Luận đề

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Yêu và đồng cảm

Chữ bầu lên nhà thơ

Cách triển khai luận điểm

Luận điểm 1:Tầm quan trọng của việc trọng hiền tài, chính sách khuyến khích người hiền tài

Luận điểm 2: Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ

+ LĐ 1: Giới thiệu vấn đề nghị luận

+ LĐ 2: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ 

+ LĐ 3: Đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ

+ LĐ 4: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật

+ LĐ 5: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

+ LĐ 6: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật

-LĐ1: chữ trong sáng tác của nhà thơ mang giá trị riêng

-LĐ2: quan niệm về cách sáng tạo của nhà thơ

-LĐ3: Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ. 

Cách nêu lý lẽ và bằng chứng

Nêu lí lẽ trước, sau đó nêu bằng chứng. Lí lẽ khẳng định việc nhà nước rất coi trọng hiền tài và dẫn chứng là những việc các bậc thánh vương đã làm và sẽ làm để đãi ngộ hiền tài. 

Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng đan xen. Tác giả lựa chọn mở đầu bằng một câu chuyện và dẫn dắt vào vấn đề, trình bày lí lẽ và đưa ra bằng chứng là cách nhìn nghệ thuật của người hoạ sĩ so với nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc. So sánh cách nhìn nhận sự vật của trẻ em và nghệ sĩ. 

Tác giả sử dụng lý lẽ là những đánh giá, nhận xét của cá nhân về vấn đề bàn luận và đưa ra dẫn chứng là những trích dẫn của những nghệ sĩ khác như: Va-lê-ri, Tôn-xtoi, Trang Tử, Lý Bạch, Xa-a-đi, Tago, Gớt, Pi-cát-xô, ......

Lý do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng

Triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận nhằm trình bày rõ ràng, trung thực về vấn đề nghị luận, đồng thời đề xuất những nhận định của bản thân. 

Cách triển khai luận điểm trong mỗi đoạn văn linh hoạt, đoạn văn trước là tiền đề để làm nổi bật đoạn văn sau. Sử dụng các thao tác lập luận bình luận, so sánh nhằm thể hiện những quan điểm khác nhau về vấn đề bàn luận. 

Triển khai lập luận theo cách quy nạp, đưa ra những quan điểm cá nhân, mỗi luận điểm là một khía cạnh của vấn đề và sử dụng dẫn chứng là trích dẫn những nghệ sĩ nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:52

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

Hoàng Thiên Bối Kỳ
Xem chi tiết
Linh Phương
12 tháng 12 2016 lúc 16:15

Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói raTóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nguyễn Đức Huy
12 tháng 12 2016 lúc 16:42

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?

Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra

Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

 

Thảo Phương
12 tháng 12 2016 lúc 20:10

Tuy nhiên có lẽ hiện nay do cuộc sống quá vội vàng, gấp gáp, cuộc sống của những công nghệ thông tin, nhiều người dường như đã dần quên mất nét đẹp văn hóa cảm ơn. Họ sống vội, nghĩ vội và đương nhiên lời cảm ơn ai đó cũng không kịp nói. Lời cảm ơn ngày càng giảm trong giao tiếp hàng ngày. Đây là một hiện thực đáng buồn của xã hội, nhất là ở giới trẻ ngày nay. Khi được người khác giúp đỡ, họ lại quên mất đi lời nói cảm ơn, họ coi đây như là điều đương nhiên và việc cảm ơn cũng chẳng có ý nghĩa gì, nó là thứ sáo rỗng, có những thứ khác tốt hơn nhiều như tiền chẳng hạn, nếu bạn được người khác giúp thì bạn chỉ cần đưa tiền cho họ là được. Với nhận thức như thế, nên ngày nay, nhiều bạn trẻ đã không còn sử dụng lời nói cảm ơn nữa. Nó dần đi vào quá khứ – và các bạn lấy lý do rằng thời đại phát triển rồi mà. Dần dần cứ như thế chúng ta đang từ từ đánh mất đi nét đẹp văn hóa mà ông cha ta đã giữ gìn ngàn đời nay. Sao các bạn không thử đặt câu hỏi ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, hay các nước châu Âu họ không phát triển nhanh hơn mình sao nhưng họ lại rất coi trọng văn hóa cảm ơn. Đơn cử như ở Nhật, từ “cảm ơn” được sử dụng vô cùng phổ biến và dường như nó đã trở thành thói quen trong giao tiếp của mỗi người. Ví dụ như, khi chúng ta đi ăn ở một nhà hàng của Nhật thì khi đi vào họ sẽ nói “ Hoan nghênh quý khách” và khi chúng ta ra về họ sẽ nói “ Cảm ơn quý khách”. Nói tóm lại thì trong văn hóa giao tiếp của người Nhật không thể thiếu được câu “Cảm ơn”. Hay các nước phương Tây như Mỹ, Anh,… họ cũng rất coi trọng văn hóa cảm ơn, mỗi khi mình nhận được sự giúp đỡ của người khác thì điều trước tiên là phải cảm ơn. Như vậy, trong mọi nền văn hóa, không chỉ Nhật Bản hay các nước châu Âu người ta đều coi trọng câu “Cảm ơn” như một yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người. Từ “Cảm ơn” là biểu hiện của phép lịch sự, thể hiện một con người có lối sống văn minh, biết quan tâm, yêu thương, sẽ chia đúng cách. Nói cách khác, việc người Nhật nói “ Cảm ơn” không phải là điều gì kì lạ hay quá đỗi khác thường mà nó vô cùng bình thường, chỉ có những người không nói cảm ơn mới là khác thường. Vì vậy, với những người không biết tôn trọng hai tiếng cảm ơn,không biết nói hai tiếng cảm ơn thì chúng ta cũng cần có sự góp ý, phê phán đúng cách với hành động chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi của họ. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, thiếu văn minh. Lâu dần sẽ không còn ai muốn giúp đỡ họ nữa.Vì vậy, để có thể gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này thì mỗi chúng ta cần phải thường xuyên trau dồi bản thân mình rèn luyện cách ứng xử với những người xung quanh một cách đúng mực nhất. Để văn hóa cảm ơn trở thành nét đẹp văn hóa đáng được trân quý, để nó luôn sống mãi trong cuộc sống của chúng ta và không chỉ chúng ta mà cả thế hệ mai sau nữa. Ông cha ta có câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi người trong chúng ta chỉ cần biết kiềm chế bớt cái tôi của chính mình, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ thì cuộc sống này, cuộc đời này sẽ tươi đẹp và rạng rỡ hơn rất nhiều. Hãy nói lời Cảm ơn” đúng lúc!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 7 2017 lúc 12:17

a, - Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

Những luận điểm bài viết:

Mở đầu: Luận điểm trung tâm của bài - Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc, tìm hiểu và đề cao hơn nữa

Trình bày nét đặc sắc cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

    + LĐ 1: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước

- LĐ 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

- LĐ 3: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Lục Vân Tiên

- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

- Luận điểm phù hợp với nội dung bài viết, cách sắp xếp luận điểm khác với cách xếp thông thường khi tác giả nói tới con người, tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, rồi mới trình bày nét đặc sắc trong thơ văn của ông

b, - Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai:

- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người

- Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ

- Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí

c, Trong bài Đô-xtôi-ép-xki

Luận điểm

Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn

- Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-tôi-xep-xki

- Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-tôi-ep-ski

vân nguyễn
Xem chi tiết
Kaito Kid
27 tháng 3 2022 lúc 21:56

tham khảo 

Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính cao quý và tốt đẹp của con người, thể hiện qua việc biết thấu hiểu, đồng cảm từ đó tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Đồng thời, biết chấp nhận những điểm yếu, khiếm khuyết và giúp họ khắc phục những sai lầm. Lòng khoan dung luôn đối lập với lối sống của những con người nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Lòng khoan dung là một trong số những đức tính tốt đẹp, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác. Từ xưa đến nay, đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta, và hiện nay, nó cũng được phát huy qua những hành động cụ thể, thiết thực như sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi họ gây ra những tổn thương, mất mát,... Đó là những người mẹ vĩ đại giàu lòng vị tha trước những sai lầm, đó là những thầy cô giáo truyền đạt kiến thức nhưng đồng thời cũng rèn luyện phẩm chất, năng lực cho học sinh,... Chính sự vị tha, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ khiến mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Bởi khi mở rộng lòng mình chấp nhận những lời xin lỗi, biết thấu hiểu cho những sai lầm của người khác, con người sẽ xóa nhòa ranh giới của sự thù hận, ghét bỏ, quên đi những mất mát, thiệt thòi của bản thân.

Trong cuộc sống, ai ai cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, khoan dung chính cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mở ra một con đường mới để người phạm sai lầm có cơ hội sửa chữa và đứng dậy sau những vấp ngã. Như vậy, lòng khoan dung đã đem đến những giá trị mang đậm tính nhân văn, nhân đạo. Khoan dung là tha thứ nhưng không đồng nghĩa với việc dễ dãi bỏ qua và chấp nhận đối với những hành động cố tình vi phạm và làm tổn hại đến thân thể, tính mạng của người khác một cách tàn nhẫn, nhẫn tâm. Bởi những hành động đó không xứng đáng nhận được lòng bao dung và sự tốt đẹp do vị tha mang lại.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có một số người sống nhưng không biết bao dung. Khi người khác phạm phải sai lầm, họ sẽ tìm cách để bới móc và mặc định đó là những hạn chế của người khác, thậm chí chỉ cần gặp phải một sự tổn thương nhỏ, họ cũng luôn ôm lòng thù hận để trả thù. Đây là biểu hiện của lối sống nhỏ nhen, hẹp hòi và ảnh hưởng tiêu cực đến khoảng cách giữa người với người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần mở rộng lòng mình để thấu hiểu, bỏ qua cho những sai sót, sai lầm của người khác. Đây cũng là hành động giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm, đồng thời khiến cho bản thân có được cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản, tránh xa những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ và sức ép của lòng hận thù.

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng lòng khoan dung là phẩm chất cao đẹp cần có của con người. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần rèn luyện sự bao dung, độ lượng khi người khác phạm phải sai lầm.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).

- Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

đăng thị xanh
Xem chi tiết
Ħäńᾑïě🧡♏
23 tháng 6 2021 lúc 13:57

Tham khảo nha!

 

Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thủy chung. Nguyễn Dữ với Chuyện người con gái Nam Xương đã cho ta thêm hiểu về nàng Vũ Nương với tình yêu thương dành cho chồng con, cho mẹ chồng và sự thủy chung vô hạn. Người vợ ấy hiểu chồng hay ghen nên nhất mực giữ gìn khuôn phép. Đặc biệt trong những tháng năm chồng đi lính, người vợ ấy thay chồng làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm mẹ, làm cha. Người phụ nữ bụng mang dạ chửa tiễn chồng đi lính cùng sự mong chờ chồng "trở về mang theo hai chữ bình yên" cho ta hiểu tấm lòng nàng. Tháng ngày xa chồng cũng là tháng ngày ta thấy được tình yêu thương và sự cao đẹp trong nàng. Chăm sóc mẹ già, Vũ Nương hết lòng hết dạ. Lời người mẹ trước lúc lâm chung chính là sự khẳng định cho tấm lòng của Vũ Nương. Nhưng đặc biệt nhất là tình thương với đứa con thiếu vắng tình cha. Cái bóng trên vách kia hay cũng là thương nhớ khôn cùng của người vợ sau bao ngày xa chồng. Sự thủy chung của Vũ Nương được đặ trong hoàn cảnh thử thách khi Trương Sinh hiểu lầm. Vì chứng minh, nàng sẵn sàng nhảy sông HOàng Giang. Lời thề của nàng với "Cỏ Ngu Mĩ, ngọc Mị Nương"càng soi tỏ tấm lòng và trái tim người vợ thủy chung đến vô cùng, vô tận. Sự trở lại của nàng và gặp gỡ Trương Sinh lần cuối là lời tiễn biệt của yêu thương và lòng thủy chung. Vũ Nương dưới ngòi bút Nguyễn Dữ thật đẹp và cũng thật đáng trân. Chọn lựa chi tiết, xây dựng tình huống truyện và đặc biệt là chi tiết cái bóng, chi tiết tưởng tượng kì ảo đã giúp ta hiểu và thấu hơn bao giờ hết ngòi bút nhân đạo của nhà van với nhân vật của mình. 

minh nguyet
23 tháng 6 2021 lúc 15:44

Tham khảo nha em:

Trước hết , Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thuỷ chung. Ngay cả khi lấy chồng, nàng vẫn biết tính tình không hòa hợp nhưng “cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa”. Nhưng sum vầy chưa được bao lâu, chồng ra trận. Nàng ở nhà thủ tiết chờ chồng, nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo. Ngay cả trước khi qua đời, mẹ chồng nàng đã nói: “…xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như đã chẳng phụ mẹ”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu đối với mẹ chồng trong xã hội phong kiến có lẽ ta ít thấy. Ông bà ta từ ngày xưa đã dùng cụm từ “mẹ chồng nàng dâu” để nói lên sự nghiệt ngã trong quan hệ đó. Thế nhưng đối với tấm lòng của Vũ Nương, người mẹ chồng hết sức cảm động và khẳng định rằng “sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức…”. Nhớ lại ngày tiễn chồng ra trận nàng có nói “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Chứng tỏ Vũ Nương coi tính mạng của chồng lên trên mọi công danh phù phiếm ở đời. Một người vợ thủy chung, một người con dâu ngoan hiền như người mẹ chồng đã nói lúc lâm chung “xanh kia quyết chẳng phụ con…”, thế mà nàng phải mượn dòng nước Hoàng Giang cuốn trôi nỗi đau đời.

Akabane Leen
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 4 2022 lúc 6:59

a)

+ Viết ngắn gọn , xúc tích đồng thời cần truyền đạt điều mình nói một cách rõ ràng nhưng không thiếu phần tinh tế.

+ Đi sâu hoặc khái quát vào vấn đề , tránh dùng từ ngữ gây khó hiểu cho người đọc.

+ Nếu viết quá dài sẽ khiến cho người đọc nhàm chán , mất hứng thú với lời nói của mình .

+....

b)

+ Nguyên Hồng thích được truyền nghề cho bạn trẻ.

-> Quả thực , ông đã chứng minh điều ấy rõ ràng nhất trong văn bản " Trong lòng mẹ " mà chúng ta đã được học .

+ ông yêu quý các bạn nhỏ vì thế ông được mệnh danh là nhà văn của phụ nữa và trẻ em .

+ Ông truyền thề viết truyện yêu thích của mình đến các bạn vì ông muốn chúng ta đôi khi cũng có sự sáng tạo , sự lắng đọng và những tiếng lòng của trái tim .

+ ......

Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết