Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 13:35

- Nhân vật chim sẻ: ích kỉ, lúc đầu tham ăn, chỉ nghĩ đến mình, sau ân hận và thấy được khuyết điểm.

- Nhân vật chim chích: tốt bụng, luôn nghĩ đến bạn, sẵn sàng san sẻ cho bạn những hạt kê ngon.

nguyễn hồng hiên
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Nhân
3 tháng 4 2023 lúc 17:49

Câu 2: Nhân vật Tích Chu trong câu chuyện trên đáng trách khi để bà ốm nằm một mình và không quan tâm chăm sóc bà. Tuy nhiên, Tích Chu cũng đáng khen vì đã quyết tâm đi lấy nước suối Tiên để cứu bà, vượt qua nhiều khó khăn và nguy hiểm. Việc làm đó thể hiện sự ăn năn, hối hận và lòng quyết tâm của Tích Chu để sửa sai và yêu thương bà mình hơn sau này.

Câu 3: Em rút ra được bài học từ câu chuyện trên là chúng ta nên biết quý trọng và chăm sóc người thân trong gia đình, đặc biệt là những người lớn tuổi và yếu đuối. Bởi vì, gia đình là nơi gắn bó tình cảm, là nơi mà chúng ta luôn nhận được sự quan tâm, chia sẻ và sự yêu thương. Nếu không biết trân trọng và chăm sóc người thân, chúng ta sẽ hối hận khi mất đi họ. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta rằng, hãy biết sửa sai và thay đổi khi còn có thể, để có được sự tha thứ và tình yêu của người thân.

lion
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
28 tháng 12 2023 lúc 20:43

Trong câu chuyện "Chiếc lược ngà", nhân vật ông Sáu và nhân vật bé Thu có những phẩm chất khác nhau. Ông Sáu là một người già khôn ngoan, thông minh và có kinh nghiệm. Ông đã giúp đỡ bé Thu trong việc tìm lại chiếc lược ngà bị mất. Ông Sáu cũng rất kiên nhẫn và nhân hậu, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào. Ông Sáu cũng biết cách sử dụng trí tuệ và khéo léo để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, bé Thu là một cô bé ngây thơ, nhưng cũng rất mạnh dạn và quyết tâm. Bé không sợ khó khăn và luôn cố gắng tìm cách để giải quyết vấn đề. Bé Thu cũng biết lắng nghe và học hỏi từ người khác, như ông Sáu. Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra bài học về sự quan trọng của sự giúp đỡ và hợp tác. Bài học cũng nhấn mạnh về tinh thần kiên nhẫn, sáng tạo và không sợ thử thách. Chúng ta cần học hỏi từ những người có kinh nghiệm và sử dụng trí tuệ của mình để giải quyết vấn đề.

Nguyễn Đức Minh Hiếu
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo	Ngọc
19 tháng 3 2023 lúc 18:43

đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế

Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.

Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.

Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.

Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.

Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.

Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.

Đặng Nguyễn Bảo Uyên
19 tháng 3 2023 lúc 20:04
Đóng vai nhân vật - Lí Thông

Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.

Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.

Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.

Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.

   
doanh
Xem chi tiết
nthv_.
2 tháng 10 2021 lúc 9:39

Tham khảo:

undefined

- Vai trò: làm nổi bật tình yêu thương vô bờ bến mà bé Hồng dành cho mẹ mình.

Yêu Isaac quá đi thui
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 11 2016 lúc 22:06

Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.

Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...

 

Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.

Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.

Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.

Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.

Bình Trần Thị
18 tháng 11 2016 lúc 23:59

Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.

Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả- Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc nhu thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...

Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.

Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mả không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi

đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thân mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.

Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.

Câu chuyên của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé.Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.



 

Võ Nguyễn Gia Khánh
19 tháng 11 2016 lúc 9:46

hibanhqua

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:16

Tham khảo

 Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Hình ảnh:

loading...

Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin

- Một số câu nói nổi tiếng:

+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở

Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.

 (*) Bài học từ nhân vật:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 21:24

Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn. 

Hân Ngọc
Xem chi tiết
Diệu Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Minh
4 tháng 10 2023 lúc 12:56

azinomoto