Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
5. Trong truyện Tuổi thơ tôi:
a) Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
b) Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.
Tham khảo!
a)
- Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi.
- Bởi lẽ Lợi là bạn thân của tác giả và đang được tác giả hồi tưởng lại tuổi thơ trong đó có Lợi.
b) Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn.
- Khi chú dế chết Lợi khóc như mưa bấc, bình thường là trùm sỏ nhưng bấy giờ cậu cũng yếu đuối, các bạn mới cảm nhận được sự đồng cảm trong con người Lợi "Khi thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nữa." hay "đám tang chú dế bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm."
Trong truyện Tuổi thơ tôi:
a. Nhân vật nào được nói đến nhiều nhất? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
b. Dế lửa là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và các bạn hay là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh.
a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ mọi diễn biến chính của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật này.
b. Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.
Theo bạn, trong câu chuyện trên, ai là người thực sự đã cứu sống chim thằng chài? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
- Theo em, trong câu chuyện trên, người thực sự đã cứu sống chim thằng chài là má của nhân vật tôi. Vì sau khi nghe má giải thích nhân vật tôi đã hiểu ra và cứu sống thằng chài.
1. Lời “tiễn dặn” được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất. Qua các đại từ nhân xưng trong đoạn trích như: ta, anh đã cho biết điều đó.
3. Theo bạn, Đi san mặt đất( trích Mẹ trời, Mẹ đất) thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) giúp em hiểu trong nhận thức của người Lô Lô xưa quá trình đào tạo thế giới là một quãng thời gian rất dài, từ khi con người mặt đất còn sống chung, ăn chung ở chung, con người phải đi từng bước từng bước tạo dựng, làm nên mặt đất từ những sự vật thô sơ ban đầu, phải huy động mọi lực lượng, con người rồi loài vật,...
- Theo em, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) thuộc thể loại truyện thần thoại, thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.
- Em có thể khẳng định như vậy bởi dựa vào các yếu tố:
+) Không gian: không có không gian cụ thể.
+) Thời gian: cổ xưa, không xác định cụ thể “ngày xưa, từ rất xưa”.
+) Cốt truyện: giải thích lí do vì sao bầu trời và mặt đất có hình dạng phẳng như bây giờ.
+) Nhân vật: không phải là những vị thần như những truyện thần thoại khác như Thần Trụ trời hay Prô-mê-tê và loài người. Các nhân vật trong bài thơ trên đều là những con vật có thật nhưng đã được nhân hóa và có khả năng phi thường.
- Trâu cày bừa san bằng mọi mặt đất.
- Cóc, ếch gọi lên ông trời xin đổ nước xuống.
“Quy tắc”, “luật lệ” có phải thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
“Quy tắc”, “luật lệ” là thuật ngữ. Dựa vào định nghĩa của thuật ngữ Thuật ngữ là từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và văn bản nghị luận.
Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
- Trong đoạn trích, Gia-ve và Giăng Van-giăng được miêu tả là những người có uy quyền. Nhưng Giăng Van-giăng mới thực sự là người có uy quyền. Vì trước mọi tình huống. Giăng Van-giăng luôn là người bình tĩnh, làm chủ tình hình, thậm chí khiến Gia-ve phải run sợ. Uy quyền của Giăng Van-giăng là uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm.
Dựa vào đâu để em khẳng định rằng Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con là truyện ngụ ngôn?
Em khẳng định những câu chuyện trên đều là truyện ngụ ngôn vì chúng đều có đặc điểm tiêu biểu nhất của truyện ngụ ngôn như:
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn thường là loài vật hoặc con người và không được miêu tả chi tiết về ngoại hình.
- Nội dung ngắn gọn, thường được viết bằng thơ hoặc văn xuôi.
- Cấu trúc: Tình hình ban đầu, xung đột, kết quả hoặc giải quyết, đạo đức.
- Thời gian và không gian không cụ thể.
- Mượn các nhân vật trong truyện ngụ ngôn để nêu lên một bài học về cách ứng xử hoặc vấn đề đạo đức của con người.
Giúp mình với,mình sắp phải nộp bt rùi.
Trong truyện ''Bức tranh của em gái tôi'' của Tạ Duy Anh,xác định đâu là nhân vật chính.Vì sao bạn xác định như vậy
Nhân vật chính trong truyện là người anh. thực ra, sẽ có ý kiến cho rằng truyện có hai nhân vật chính là người em và người anh. ý kiến này không phải không có lý. tuy nhiên, nhân vật người anh có vai trò quan trọng hơn vì chủ ý của tác phẩm là nói về sự thức tỉnh của người anh. chân dung của người em cũng hiện lên qua lời kể của nguời anh. bới thế, nói thế này sẽ hợp lý hơn: người anh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, còn người em là nhân vật chính.
# Jun
6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.
Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “ Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả