Hãy tìm hiểu quy trình khai thác và chế biến cao su thiên nhiên.
Thu thập tư liệu và trình bày vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn.
Gợi ý:
1. Tìm hiểu khái quát chung về rừng A-ma-dôn (vị trí, diện tích, hệ sinh thái,...).
2. Tìm hiểu các hoạt động khai thác và sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn (khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, xây dựng thủy điện,...).
3. Tìm hiểu vấn đề bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn.
tham khảo
VẤN ĐỀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở RỪNG A-MA-DÔN
1. Khái quát về rừng A-ma-dôn
- Vị trí:
+ Nằm ở phía bắc của Nam Mỹ.
+ Tiếp giáp: phía bắc giáp sơn nguyên Guy-a-na, phía tây giáp dãy An-đét, phía nam giáp sơn nguyên Bra-xin và phía đông giáp Đại Tây Dương.
- Diện tích: khoảng 6 triệu km².
- Hệ sinh thái:
+ Phong phú và đa dạng nhất thế giới.
+ Thực vật: nhiều loài như nguyệt quế, cọ, keo, cao su, nhiều cây gỗ quý (gụ, tuyết tùng,...),...
+ Động vật (hơn 2 000 loài): nhiều loài động vật hoang dã gồm báo đốm, hươu đỏ,... nhiều loài động vật gặm nhấm và một số loại khỉ,...
2. Các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
- Khai thác khoáng sản: Trong khu vực rừng A-ma-dôn rất giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là vàng, đồng,...
=> Ngành khai thác mỏ phát triển.
- Sản xuất nông nghiệp: Với diện tích rộng, đất đai màu mỡ, mạng lưới sông ngòi rộng lớn và dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Xây dựng thủy điện: do có các con sông lớn (sông A-ma-dôn, sông A-ra-goay-a,...) bắt nguồn từ các dãy núi và sơn nguyên cao đổ về phía Đại Tây Dương => thuận lợi để xây dựng các đập thủy điện lớn.
Ví dụ: Đập thủy điện Belo Montre dài 6 km với công suất 11 233 MW (đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới) sẽ cung cấp điện cho 23 triệu hộ gia đình trong khu vực và tạo ra hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương.
3. Ảnh hưởng của các hoạt động khai thác, sử dụng thiên nhiên đến rừng A-ma-dôn
- Việc khai thác mỏ bất hợp pháp cũng đã kéo theo nạn phá rừng, làm ô nhiễm sông ngòi, đe dọa cuộc sống của hàng trăm cộng đồng bản địa. Bên cạnh đó, việc sử dụng thủy ngân trong sản xuất, khai thác khoáng sản cũng đang làm ô nhiễm nặng nề nguồn nước.
- Rừng đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp do việc chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn cho gia súc.
- Chặt phá rừng khiến hơn 10 000 loài động và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
- Việc xây dựng các đập thủy điện khiến môi trường sinh thái rừng A-ma-dôn bị phá hủy và nhiều người dân địa phương bị mất nhà cửa.
4. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên trong rừng A-ma-dôn
- Thiết lập các cơ sở để lực lượng chức năng có mặt thường trực quản lí hoạt động khai thác khoáng sản, tịch thu hàng hóa bất hợp pháp, kiểm soát các tuyến đường và bảo vệ rừng.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Giáo dục người dân cách làm nông và chăn nuôi bền vững.
Tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
- Do các quá trình tự nhiên:
+ Hoạt động của núi lửa;
+ Cháy rừng tự nhiên.
- Do hoạt động sống của con người:
+ Lãng phí trong khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch);
+ Chặt phá rừng, đốt rừng;
+ Chưa xử lí triệt để chất thải trong quá trình sản xuất và chăn nuôi;
+ Sử dụng phân bón hóa học quá mức;
+ Khí thải từ các phương tiện giao thông.
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
- Do các quá trình tự nhiên: hoạt động của núi rừng, cháy rừng tự nhiên,…
- Do hoạt động của con người: lãng phí trong khai thác, chặt phá rừng, chưa xử lí chất thải trong quá trình sản xuất, sử dụng phân bón hoá học, khí thải từ phương tiện giao thông.
Tìm hiểu phương hướng giải quyết của nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản
Hãy trình bày tiềm năng và thực trạng hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Tham khảo:
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.
REFER
Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn. Cùng với đó, các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Thực tế cho thấy, những năm qua ngành thủy sản đã phấn đấu phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Ở lĩnh vực khai thác, theo thống kê, sản lượng đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ tăng bình quân 5%/năm với hàng triệu tấn hải sản và hàng triệu phương tiện đánh bắt các loại... Tổng sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 ước đạt 3,1 triệu tấn; 11 tháng năm 2017 đạt trên 3 triệu tấn. Tính hết năm 2016, cả nước có gần 110.000 tàu cá, trong đó có trên 2.800 tàu dịch vụ hậu cần; trên 31.000 tàu khai thác có công suất từ 90CV trở lên...
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng. Năm 2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước đạt trên 3,5 triệu tấn; năm 2016 đạt trên 3,6 triệu tấn và 11 tháng năm 2017 đạt trên 3,4 triệu tấn, góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển, đồng thời góp phần quan trọng trong việc nâng cao sản lượng, giá trị xuất khẩu.
#hạn chế :
+Đầu tiên phải kể đến là cơ sở hạ tầng và phương tiện đầu tư cho khai thác
+Kế đến là khó khăn trong lĩnh vực nuôi trồng: tình trạng sản xuất phân tán còn phổ biến; trình độ kỹ thuật, công nghệ nuôi trồng còn hạn chế; chất lượng con giống chưa cao. Thêm vào đó là diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa vào nuôi trồng đã đến mức giới hạn, xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi...
# phương hướng phát triển Để phát triển bền vững, ngành thủy sản Việt Nam cần đưa ra những giải pháp thiết thực cụ thể, trong đó, yếu tố quan trọng là nhanh chóng cải thiện hạ tầng và phương tiện khai thác; cập nhật công nghệ, kỹ thuật mới về nuôi trồng; đồng thời tăng cường cơ giớ hóa, tự động hóa trong khâu chế biến để nâng cao giá trị xuất khẩu.
tham khảo*****Với đường bờ biển dài trên 3.260 km, tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta được đánh giá là rất phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn.
câu 8. Kinh tế chủ yếu của các quốc đảo châu Đại Dương chủ yếu vào
A. sản xuất cây trồng công nghiệp để khuất khẩu
B. sản xuất cây lương thực để xuất khẩu
C. khai thác và chế biến lâm sản xuất khẩu
D. khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu
câu 8. Kinh tế chủ yếu của các quốc đảo châu Đại Dương chủ yếu vào
A. sản xuất cây trồng công nghiệp để khuất khẩu
B. sản xuất cây lương thực để xuất khẩu
C. khai thác và chế biến lâm sản xuất khẩu
D. khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu
Tìm hiểu về một loại tài nguyên thiên nhiên tiêu biểu ở địa phương nơi em sinh sống viết tài nguyên nước yêu cầu : trình bày về ý nghĩa hiện trạng giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ
giúp mk
Tìm hiểu về việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở một quốc gia châu Âu.
Ví dụ: Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Anh
- Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Anh:
+ Tài nguyên đất: Anh có khoảng 69% tổng diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng các loại cây lúa mì, khoai tây, yến mạch, củ cải đường…).
+ Khoáng sản: Là quốc gia có nhiều khoáng sản, đặc biệt là các kim loại màu như thiếc và đồng,... Khoáng sản được sử dụng cho các ngành công nghiệp với mục đích phát triển kinh tế.
+ Tài nguyên tái tạo: Do nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trên thế giới ngày càng cao, việc kinh doanh sản xuất điện từ gió đang phát triển nhanh chóng tại Anh.
- Bảo vệ môi trường ở Anh:
Là nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 1. Vì vậy, từ những năm 1784 Anh đã phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, đến nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên bảo vệ môi trường là vấn đề được Anh quan tâm hàng đầu.
tìm hiểu phương thức con người khai thác sử dụng và bảo vệ thiên nhiên trong ngành nông nghiệp của khu vực châu á
1. Bảo vệ môi trường nước
- Thực trạng khai thác:
+ Nguồn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất: sông và nước ngầm (88%), hồ (12%).
+ Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng nhiều nước nhất (>60% tổng lượng nước ngọt hàng năm được sử dụng).
+ Do khai thác nguồn nước quá mức, hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt,… => ô nhiễm môi trường nước.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Ban hành các quy ước về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng.
+ Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nâng cao ý thức của người dân,…
2. Bảo vệ môi trường không khí
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: do hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
- Biện pháp bảo vệ:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải các nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố, sử dụng xe ô tô đạt tiêu chuẩn khí thải của châu Âu.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát chất lượng không khí.
3. Bảo vệ đa dạng sinh học
- Vai trò:
+ Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng,…
+ Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu.
- Nguyên nhân suy giảm:
+ Hoạt động khai thác quá mức tài nguyên.
+ Vấn đề ô nhiễm không khí, nước, biến đổi khí hậu,…
- Biện pháp bảo vệ:
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Áp dụng nghiêm ngặt các quy định trong đánh bắt thủy sản.
+ Trồng rừng, quản lí rừng chặt chẽ.
+ Xây dựng vành đai xanh quanh khu vực đô thị.
+ Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng,…
Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 11.1 hãy trình bày cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm.
Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo ẩm:
- Con người khai thác tài nguyên đất, nước, rừng để hình thành các vùng trồng cà phê, ca cao, cao su, cọ dầu,... xuất khẩu.
- Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, bô-xít,...
Trình bày vấn đề khai thác và chế biến lâm sản ờ Tây Nguyên
-Tài nguyên rừng giàu có, năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu,...)
-Do suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng giảm. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng gia tăng gây nhiều hậu quả xấu về kinh tế và môi trường
-Phần lớn gỗ khai thác được đem xuất ra ngoài vùng dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến; một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu
-Vấn đề đặt ra là phải ngăn chặn nạn phá rừng, khai thác hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới. Công tác giao đất giao rừng cần được đẩy mạnh và đẩy mạnh hơn nữa việc chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khấu gỗ tròn