Phân tích ý nghĩa của giáo dục môi trường đối với phát triển bền vững.
Giáo dục có vai trò như thế nào trong việc giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề về môi trường và phát triển bền vững là vì:
- Giáo dục tác động đến từng thành viên trong xã hội về sự cần thiết của môi trường
- Giáo dục làm cho con ngừoi thay đổi những kiến thức, ý thức tốt hơn về môi trường
- Giáo dục giúp cho con người thay đổi các hành vi trong mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường và sự phát triển bền vững
Sự phát triển của ngành Sinh học có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển bền vững?
+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống: góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống; các công trình nghiên cứu về di truyền, sinh học tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
+ Sinh học là một trong những yếu tố góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế – xã hội: việc vận dụng kiến thức sinh học trong quản lý và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên; tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản xuất các chế phẩm sinh học.
Sau hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển bền vững, khái niệm “Phát triển bền vững” ngày càng phổ biến rộng rãi. Em hãy cho biết những chiến lược của sự phát triển bền vững và những mục tiêu của PTBV.
a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:
- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.
- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.
- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.
- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.
- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.
b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:
- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….
- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…
Để phát triển bền vững đất nước, bảo vệ môi trường phải gắn kết với
A. phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội
B. ổn định chính trị và bảo đảm tiến bộ xã hội
C. phát triển kinh tế và ổn định chính trị
D. ổn định chính trị và văn hoá
Các quốc gia ở châu Âu luôn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững. Vậy, châu Âu bảo vệ môi trường như thế nào nhằm duy trì sự phát triển lâu dài và bền vững?
- Sử dụng những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật, có các biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ trong việc khai thác, sử dụng thiên nhiên để phát triển bền vững.
Tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con? Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?
- Dân số không chỉ là vấn đề quốc gia mà còn là vấn đề toàn cầu. Dân số tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến vấn đề xã hội, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật và tệ nạn xã hội.
- Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện để góp phần phát triển bền vững đất nước.
.tại sao pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con?Quy định này có ý nghĩa gì đối với yêu cầu phát triển bền vững của đất nước?
Tham khảo
Pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ công dân là xây dựng quy mô gia đình ít con là bởi vì:
Dân số không chỉ là vấn đề quốc gia mà nó còn là vấn đề của toàn cầu. Ở nước ta, nền kinh tế còn kém phát triển, do đó dân số tăng nhanh không chỉ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế mà còn kéo theo các vấn đề xã hội như nạn đói nghèo, việc làm, trật tự an ninh…
Vì vậy, trong bối cảnh đất nước đang trên đà phát triển, mỗi gia đình chỉ nên sinh 1 đến 2 con. Nó không chỉ góp phần hạn chế các vấn đề xã hội mà còn để đảm bảo hơn trong việc nuôi dạy.
– Quy mô gia đình ít con sẽ là cơ sở, là điều kiện để khắc phục và hạn chế tối đa các vấn đề xã hội này, là một trong các yêu cầu, điều kiện để góp phần phát triển bền vững đất nước.
Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững thì trong chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào mấy giải pháp trong các giải pháp sau đây?
(1) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.
(2) Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật…).
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học... trong sản xuất nông nghiệp.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững thì trong chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào mấy giải pháp trong các giải pháp sau đây?
(1) Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh.
(2) Phá rừng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật…).
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu hóa học… trong sản xuất nông nghiệp.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án B
Các giải pháp chiến lược là : (1) (3) (4)
Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
A. (1), (2), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (3).
Đáp án C
Để phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên ta xét các ý sau:
- (1) đúng
- (2) sai vì nếu lấy rừng làm nương rẫy làm cây xanh bị chặt phá → giảm tài nguyên thiên nhiên.
- (3) đúng, tài nguyên tái sinh như : đất, nước, sinh vật... chúng có khả năng tái sinh khi con người sử dụng hợp lí, còn nếu con người sử dụng không hợp lý thì tài nguyên này không kịp tái sinh.
- (4) đúng, vì nếu gia tăng dân số quá nhiều dẫn đến sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Ngoài ra, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường giúp nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của con người → bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Vậy những biện pháp góp phần phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên là (1), (3), (4)