Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:01

Tục ngữ về các hiện tượng lịch sử, xã hội: Ngồi mát ăn bát vàng / Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột / Con đóng khố, bố cởi truồng / Cá lớn nuốt cá bé / Con giun xéo lắm cũng quằn,..

Tục ngữ về đạo đức: Người ta là hoa của đất / Người sống đống vàng / Một mặt người hơn mười mặt của / Cứu một người hơn xây mười kiểng chùa,…

Một số truyện ngụ ngôn nói lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: Đeo nhạc cho mèo, Mèo lại hoàn mèo, Chuyện bó đũa, Chị bán nồi đất.

thiiee nè
Xem chi tiết
Minh Hồng
18 tháng 2 2022 lúc 21:09

Refer

Tiểu sử

Acsimet (284 - 212 trước Công nguyên) - là nhà giáo, nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, ông sinh tại thành phố Syracuse, một thành bang của Hy Lạp cổ đại. Cha của Acsimet là một nhà thiên văn và toán học nổi tiếng Phidias, đã đích thân giáo dục và hướng dẫn ông đi sâu vào hai bộ môn này. Năm 7 tuổi ông học khoa học tự nhiên, triết học, văn học. Mười một tuổi ông đi du học Ai Cập, là học sinh của nhà toán học nổi tiếng Ơclit; rồi Tây Ban Nha và định cư vĩnh viễn tại thành phố Cyracuse, xứ Sicile. Ðược hoàng gia tài trợ về tài chính, ông cống hiến hoàn toàn cho nghiên cứu khoa học.

Acsimet có nhiều đóng góp to lớn trong lĩnh vực Vật lý, Toán học và Thiên văn học.

Về Vật lý, ông là người đã sáng chế ra chiếc máy bơm dùng để tưới tiêu nước cho đồng ruộng Ai Cập, là người đầu tiên sử dụng hệ thống các đòn bẩy và ròng rọc để nâng các vật lên cao, là người đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước.Về Toán học, Acsimet đã giải bài toán về tính độ dài của đường cong, đường xoắn ốc, đặc biệt ông đã tính ra số Pi bằng cách đo hình có nhiều góc nội tiếp và ngoại tiếp.Về Thiên văn học, ông đã nghiên cứu sự chuyển động của Mặt Trăng và các vì sao.

Acsimet suốt cuộc đời say sưa học tập, nghiên cứu. Tương truyền rằng ông đã tìm ra định luật về sức đẩy của nước khi đang tắm. Ông đã sung sướng nhảy ra khỏi bồn tắm, chạy thẳng về phòng làm việc mà quên cả mặc quần áo, miệng kêu lớn: "Ơrêca! Ơrêca (Tìm thấy rồi! Tìm thấy rồi!). Trong cuộc chiến tranh của Hy Lạp chống quân xâm lược Rôma, Acsimet đã sáng chế ra nhiều loại vũ khí mới như máy bắn đá, những cái móc thuyền, đặc biệt trong đó có một thứ vũ khí quang học để đốt thuyền giặc. Thành Xicacudo đã được bảo vệ đến 3 năm mới bị thất thủ. Khi bọn xâm lược hạ được thành, chúng thấy ông vẫn đang say sưa ngồi nghiên cứu những hình vẽ trên đất. Ông đã thét lên: "Không được xóa các hình vẽ của ta", trước khi bị ngọn giáo của kẻ thù đâm vào ngực. Acsimet đã anh dũng hi sinh như một chiến sĩ kiên cường.

Acsimet hiến kế đánh ngoại xâm

Thời kỳ cổ Hi Lạp, giữa các nước nhỏ thường xảy ra chiến tranh. Acsimet ở xứ Syracusenhỏ bé khi ngoại bang đánh vào xứ này. Đã dù ở tuổi 73 nhưng ông vẫn tham gia bảo vệ tổ quốc bằng cả trí tuệ của nhà bác học.

Lực lượng của kẻ địch hết sức hùng mạnh, 60 chiếc thuyền ào ạt tiến vào Syracuse. Acsimet đã tính toán thiết kế một loại súng bắn đá, có thể bắn đi được những viên đá nặng hàng trăm kilogam. Khi kẻ thù đến gần, Acsimet lệnh: "Bắn!", nhiều thuyền chiến bị phá hỏng, địch sợ khiếp vía chạy tháo thân.

Bị tổn thất chúng đành phải rút lui, rồi bàn nhau tìm cách đánh tiếp, vào ban đêm. Và đêm đến, chiến thuyền địch lặng lẽ đến ngoài thành, dựng thang, vác búa chuẩn bị phá cổng thành. Acsimet vẫn chỉ huy binh sĩ chuẩn bị máy bắn đá, nhưng lần này là loại khác. Khi địch đến gần, những viên đá bắn thẳng lên trời rồi rơi thẳng xuống, đánh trúng vào những chiến thuyền đang áp sát bờ và bọn binh sĩ, có một hòn đá đã đập đúng đầu tên chỉ huy.

Kẻ thù điên cuồng phải chấp nhận thua một lần nữa. Nhưng vẫn không chịu cam tâm thất bại hoàn toàn, chúng lại phát động cuộc tấn công lần thứ ba. Lần này, ông yêu cầu mỗi một phụ nữ đều phải đem gương soi của mình đến tập trung ở bờ biển.

Tướng địch chỉ nhìn thấy rất nhiều phụ nữ, lệnh cho chiến thuyền tiến lên, chuẩn bị đánh. Đâu ngờ các gương soi hội tụ ánh sáng và đốt cháy các cánh buồm và cả thuyền. Từ những tướng chỉ huy đến bọn lính đều khiếp đảm, cho quân sĩ rút lui.

Hơn hai nghìn năm đã trôi qua từ khi Acsimet bị quân La Mã giết hại, song người đời vẫn mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà bác học thiết tha yêu nước, đầy sáng kiến phát minh về lý thuyết cũng như về thực hành, hình ảnh một con người đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học, cho tổ quốc đến tận giờ phút cuối cùng.

long mk
18 tháng 2 2022 lúc 21:10

tham khảo

Thales là nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet.

 Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê (28 – 05 – 585 TCN).

Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là "Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên".

Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
18 tháng 8 2023 lúc 14:07

Tham khảo:

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 14:10

tham khảo

Ví dụ: Cung điện hoàng gia ở Abomey 

Cung điện hoàng gia ở Abomey bao gồm 12 cung điện trải rộng trên một diện tích 40 ha (99 mẫu Anh) tại trung tâm của thị trấn Abomey, Berlin.

Nơi đây từng là thủ đô của vương quốc Dahomey hùng mạnh ở Tây Phi, tồn tại từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Vương quốc được thành lập vào năm 1625 bởi những người Fon, để rồi phát triển nó trở thành một đế quốc quân sự và thương mại hùng mạnh, thống trị hoạt động thương mại buôn bán nô lệ với châu Âu trên khu vực Bờ biển Nô lệ (Slave Coast) cho đến cuối thế kỷ 19. 

UNESCO đã đưa quần thể cung điện hoàng gia ở Abomey vào danh sách Di sản thế giới vào năm 1985. Nhưng cùng với đó, di sản này cũng nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa từ năm 1985, sau khi xảy ra một trận lốc xoáy vào ngày 15 tháng 3 năm 1984 khiến bảo tàng và hàng rào hoàng gia, phòng Assins, lăng mộ của vua Guezo Portico và phòng Jewel bị hư hỏng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, công việc sửa chữa và phục hồi đã hoàn thành. Dựa trên các công trình sửa chữa được thực hiện và báo cáo mới nhận được về những thay đổi ở Abomey, UNESCO đã quyết định đưa di sản này ra khỏi danh sách di sản thế giới bị đe dọa vào tháng 7 năm 2007.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 2:04

Tham khảo:

Em đồng ý với nhận định "Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn, kiên quyết và táo bạo". Thông qua những chính sách cải cách ông đưa ra sau khi lên ngôi vua có thể thấy, ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong bài viết "Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV" của trang Bảo tàng lịch sử Việt Nam có viết: "Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh. Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục." Những chính sách cải cách của ông thể hiện ông rất quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Ông có tầm nhìn, năng lực và quyết đoán. Chính sách cải cách thu được những thành tựu nhất định xong vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:14

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

 

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
mori
20 tháng 7 2023 lúc 11:43

Tham Khảo : 

Em không đồng ý với ý kiến trên. Theo em, ý kiến này không hoàn toàn sai, nhưng nó chưa nói lên được bản chất của việc các nước thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á vì quá trình xâm lược của các nước thực dân mang lại cho các quốc gia thuộc địa cả những yếu tố tích cực và tiêu cực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 11:50

Tham khảo:

Quá trình tái thiết và phát triển đất nước ở Việt Nam:

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, Việt Nam chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), nhân dân Việt Nam đã thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985) do Đại hội IV (tháng 12/1976) và Đại hội V (tháng 3/1982) của Đảng đề ra, đồng thời đấu tranh bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam và phía Bắc của Tổ quốc. Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985), Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp phải không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội.


- Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và thúc đẩy cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và nhà nước Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (tháng 12/1986) và được điều chỉnh, bổ sung và phát triển qua nhiều kì Đại hội Đảng sau đó.

- Đến nay, trải qua hơn 30 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực. Thắng lợi đó đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:51

Tham khảo:

Cuộc cách mạng Mỹ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập. Cuốc chiến đấu có ý nghĩa to lớp, giúp giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Không chỉ vậy, nó còn có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi- La tinh.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
16 tháng 8 2023 lúc 13:02

tham khảo

Leonardo da Vinci, tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci, là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và nhà triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại. Nghề nào ông cũng thuộc loại giỏi nhất nhì thời Phục Hưng. Ông là người có những ý tưởng vượt trước thời đại của mình, đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sử dụng năng lượng Mặt Trời, ... Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi trong lúc ông còn sống. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Ông còn có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng, quang học và nghiên cứu về thủy lực. Tác phẩm nổi tiếng của ông như bức tranh Mona Lisa, Bữa ăn tối cuối cùng và Người Vitruvius.