Glucose và saccharose có những ứng dụng gì?
Giả sử nồng độ chất tan trong một tế bào nhân tạo (có màng sinh chất như ở tế bào sống) gồm 0,06 M saccharose và 0,04 M glucose. Đặt tế bào nhân tạo trong một ống nghiệm chứa dung dịch gồm 0,03 M saccharose, 0,02 M glucose và 0,01 M fructose. Hãy cho biết:
a) Kích thước của tế bào sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
b) Chiều vận chuyển của glucose và fructose qua màng.
a) Tế bào sẽ bị căng lại nên kích thước tế bào tăng. Vì môi trường của dung dịch là môi trường nhược trương nên các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào làm tế bào căng ra.
b) Vì nồng độ saccharose và glucose bên trong tế bào lớn hơn bên ngoài tế bào nên hai chất này sẽ có chiều vận chuyển từ trong ra ngoài tế bào, còn nồng độ fructose ở bên ngoài tế bào lớn hơn bên trong tế bào.
Hãy nêu 8 hợp chất của K và Na có ứng dụng trong thực tế. Những ứng dụng đó là gì?
KOH : Dùng để sản xuất chất tẩy rửa gia dụng: xà phòng mềm, dầu gội, chất tẩy trắng răng giả,..các chất tẩy rửa công nghiệp, vệ sinh chuồng trại....
K2O : sản xuất xi măng, sản xuất phân bón (do là thành phần không thể thiếu của cây)....
KCl :ứng dụng trong nông nghiệp (phân bón) , dùng trong y khoa , ứng dụng công nghệ, và chế biến thực phẩm.....
Na2CO3 : sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đồ gốm, thủy tinh, phẩm nhuộm, giấy,…, đặc biệt được dùng nhiều trong việc xử lý nước bể bơi, làm chất tẩy rửa, tăng độ pH trong nước,…
NaHCO3 : dùng trong chế biến thức ăn, nhất là bánh để tạo độ giòn, xốp và làm đẹp cho bánh ( bột nở), dùng để tạo bọt, tăng độ pH trong các loai thuốc sủi bọt như thuốc đau đầu,ứng dụng trong công nghiệp da, cao su và làm chất chữa cháy.....
NaCl : muối ăn, chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất nhôm, đồng, thép, điều chế nước Javel,…bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.....
NaI: dùng để điều trị ung thư tuyến giáp và chứng ưu năng tuyến giáp..........
KMnO4 : dùng để khử trùng, tẩy màu vải dệt, bay màu các chất béo hay tinh bột, là chất khử trùng giúp loại bỏ bụi gây ra trong các thiết bị và đường ống nước,là một chất oxy hóa mạnh, nó được dùng làm chất oxi hoá trong hoá học hữu cơ và hóa học vô cơ.....
Những ứng dụng thực thế về bình thông nhau?Và có tác dụng gì?
GIÚP MIK VỚI!!
Những ứng dụng của bình thông nhau là: ấm nước, ấm trà, thiết bị đo mực chất lỏng, máy nén thủy lực( hay còn gọi là máy kích lực), thước đo bằng ống mềm trong suốt dùng trong xây dựng,...
viết phương trình chữ của các phản ứng hóa học sau :
- Đường đun nóng bị phân hủy thành than và nước.
- Kẽm tác dụng với Hydrochloric acid tạo ra khí Hydrogen và Zinc chlorid
- Đường Glucose chuyển thành Ethanol và khí Carbon dioxide khi có mặt men rượu làm chất xúc tác
Đường $\xrightarrow{t^o}$ Than + Nước
Kẽm + Axit clohidric $\to$ Hidro + Kẽm clorua
Glucozo $\xrightarrow{men,t^o} Khí Cacbon đioxit + Etanol
C2H5Cl là một dẫn xuất halogen. Dẫn xuất halogen có những tính chất và ứng dụng gì?
- Tính chất:
+ Tính chất vật lí: Ở điều kiện thường, các dẫn xuất halogen có phân tử khối nhỏ ở thể khí. Các dẫn xuất halogen có phân tử khối lớn hơn thưởng ở thể lỏng hoặc ở thể rắn. Phần lớn dẫn xuất halogen nặng hơn nước và hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ kém phân cực như hydrocarbon, ether,...
+ Tính chất hóa học: Do halogen có độ âm điện lớn hơn carbon nên cặp electron dùng chung trong liên kết C-X (X là F, Cl, Br và I) bị hút về phía nguyên tử halogen, làm cho nguyên tử halogen mang một phần điện tích âm, nguyên tử carbon mang một phần diện tích dương và liên kết C−X phân cực. Nhờ có sự phân cực của liên kết C−X, dẫn xuất halogen dễ tham gia vào nhiều phản ứng hoá học. Hai loại phân ứng hoá học quan trọng của dẫn xuất halogen là phản ứng thể nguyên tử halogen và phản ứng tách hydrogen halide.
- Ứng dụng:
+ Làm dung môi, làm nguyên liệu: chloroform (CHCl3), carbon tetrachloride (CCl4),…
+ Làm chất gây mê, giảm đau: chloroform (CHCl3), ethyl chlordide,…
+ Thuốc trừ sâu: 2,4 – D, 2,4,5 – T,…
+ Chất dùng trong công nghệ làm lạnh: chlorofluorocarbon (CFC), hydrofluorocarbon (HFC).
Sự nhiễm điện do cọ xát có những ứng dụng gì trong đời sống và kĩ thuật ?
Tìm ý cho câu trả lời nha bạn !
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Thế nào là vật nhiễm điện
Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.
a) Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn
b) Các đám mây nhiễm điệm (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời.
2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?
Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách làm cho vật nhiễm điện khi cọ xát: Cọ xát vật đó vào vật khác như len dạ, nhựa, tóc...
Ví dụ: Lấy chăn len cọ xát vào tóc ⇒ Chăn len hút tóc
2. Nhận biết các vật đã nhiễm điện
Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:
- Các vật nhẹ:
+ Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi
- Các vật khác:
+ Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.
+ Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.
Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện
Theo em, việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn có những thuận lợi và khó khăn gì?
Tham khảo:
Thuận lợi:
- Tăng năng suất và hiệu quả sản xuất
- Tăng cường sức khỏe và an toàn thực phẩm
- Quản lí vật nuôi dễ dàng hơn
Khó khăn:
- Các công nghệ cao như hệ thống theo dõi sức khỏe và thức ăn tự động, đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá cao, điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất ban đầu.
- Để sử dụng các công nghệ cao trong chăn nuôi lợn, người làm việc cần được đào tạo và trang bị kỹ năng kỹ thuật, điều này có thể là một thách thức đối với một số nhân viên.
Quy trình thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm có gì khác với quy trình nhận biết lipid?
- Điểm khác trong quy trình thí nghiệm nhận biết protein và glucose trong thực phẩm có gì khác với quy trình nhận biết lipid là Cách pha loãng dung dịch thí nghiệm: đối với glucose và protein albumin có thể dùng nước pha loãng, còn dầu ăn thì phải dùng cồn.
- Có sự khác nhau đó vì: Lipid không tan trong nước, ngược lại glucose và protein albumin tan trong nước.
-có những cách nào để tạo được nguồn điện đáp ứng nhu cầu sử dụng từ những pin điện hóa riêng lẻ?
-mỗi cách đó có tác dụng gì?
-hay đổi suất điện động và điện trở trong như thế nào?
Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6.Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O
b)
- Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu)
=> Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu
- Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu)
=> Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu
- Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu)
=> Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu
c)
Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O
= 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu