Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:35

Tham khảo

- Trữ lượng dầu mỏ:

+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…

- Sản lượng khai thác:

+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.

+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…

 

- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:42

Tham khảo:

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Tây Nam Á là khu vực nằm ở Tây Nam của châu Á. Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. 

Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới rất lớn, Tây Nam Á có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu dầu mỏ của thế giới.

Việc nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn mang đến nguồn thu rất lớn cho các nước Tây Nam Á, giúp thu về nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn do việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn đó là Tây Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.

Numio Charlotte
Xem chi tiết
Numio Charlotte
8 tháng 5 2023 lúc 21:52

cần gấp nka:)

Another?
24 tháng 6 2023 lúc 10:06

Chọn phát biểu đúng.

A. Dầu mỏ là loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất trong các nguồn nhiên liệu hóa thạch.

B. Than đá khi đốt sinh ra nhiều chất độc hại.

C. Than đá và khí thiên nhiên thường tồn tại cùng nhau trong mỏ than.

D. Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên được tạo thành cách đây hàng triệu năm do sự phân hủy của các thảm thực vật ở điều kiện có oxygen.

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
4 tháng 1 2018 lúc 10:38

Đáp án: D.

Nguyễn Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Minh Anh
5 tháng 11 2021 lúc 7:38

C

Nguyên Khôi
5 tháng 11 2021 lúc 7:39

C

Leonor
5 tháng 11 2021 lúc 7:39

C

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 15:42

a. Vẽ biểu đồ

Biểu đồ sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 – 2019

b. Phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới

Sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động trên thế giới có xu hướng tăng số lượng sản phẩm liên tục trong giai đoạn 2000 - 2019:

- Dầu mỏ có xu hướng tăng từ 3606 triệu tấn (2000) lên 4485 triệu tấn (2019) (tăng 879 triệu tấn, gấp hơn 1,2 lần).

- Điện thoại di động cũng có tăng nhanh chóng từ 11,2 triệu chiếc (2000) lên 8283 triệu chiếc (2019) (tăng 7544,8 triệu chiếc, gấp hơn 11,2 lần).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 9 2018 lúc 10:49

- Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn và dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua. Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng.

- Hầu hết lượng dầu khai thác được xuất khẩu dưới dạng thô. Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển. Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí nước ta.

- Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn. MẶc dù lượng dầu thô xuất khẩu hằng năm lớn gấp hai lần lượng xăng dầu nhập khẩu nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô.

Nguyễn Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Quang Sinh
13 tháng 12 2018 lúc 14:23

Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường trong các tháp chưng cất phân đoạn liên tục cao vài chục mét. Nhờ vậy người ta tách được những phân đoạn dầu có nhiệt độ sôi khác nhau. Các phân đoạn đó được đưa đi sử dụng hoặc được chế biến tiếp.

Các sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường

Nhiệt độ sôi Số nguyên tử C trong phân tử Hướng xử lí tiếp theo
< 180ºC

1~10

 

Phân đoạn khí và xăng
Chưng cất áp suất cao, tách phân đoạn C1-C2, C3-C4 khỏi phân đoạn lỏng (C5-C10)
170-270ºC

10~16

Phân đoạn dầu hoả

Tách tạp chất chứ S, dùng làm nhiên liệu phản lực, nhiên liệu thắp sáng, đun nấu…
250-350ºC

16-21

Phân đoạn điêzen

Tách tạp chất chứa S, dùng làm nhiên liệu cho động cơ điêzen
350-400ºC

21-30

Phân đoạn dầu nhờn

Sản xuất dầu nhờn, làm nguyên liệu cho crăckinh
> 400ºC

> 30

Cặn mazut

Chưng cất áp suất thấp lấy nguyên liệu cho crăckinh, dầu nhờn, parafin, nhựa rải đường

Trong các loại than mỏ (than gầy, than béo, than bùn,…) hiện nay chỉ có than béo (than mỡ) được dùng để chế biến than cốc và cung cấp một lượng nhỏ hiđrocacbon. Than gầy chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, xi măng, vv…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
17 tháng 8 2023 lúc 10:03

tham khảo

Sự hình thành liên kết trong phân tử methane:

- Nguyên tử C có 6 electron, trong đó có 4 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 4 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Khi C kết hợp với H, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử C và mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử C và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử methane.

Media VietJack

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:29

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:30

- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga: Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.

+ Sản lượng dầu mỏ lớn, đạt 524,4 triệu tấn năm 2020, sản lượng khí tự nhiên đạt 658,5 tỉ m3 năm 2020. Cao điểm năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD).

+ Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới.

+ Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga ngày càng tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 260 triệu tấn năm 2020, khí tự nhiên đạt 238,1 tỉ m3 năm 2020.

+ Năm 2021, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đạt 10,5 triệu thùng/ngày, chiếm 14% tổng nguồn cung của thế giới.

+ Năm 2021, ước tính xuất khẩu dầu thô của Nga đạt khoảng 4,7 triệu thùng/ngày dầu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga (1,6 triệu thùng/ngày) nhưng Nga cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể cho các khách hàng ở châu Âu (2,4 triệu thùng/ngày).

+ Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ và có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này sản xuất 762 tỷ mét khối khí tự nhiên và xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối.

+ Vào cuối năm 2019, Nga đã khởi động một đường ống xuất khẩu khí đốt lớn về phía đông, đường ống Power of Siberia dài khoảng 3.000 km, với công suất 38 tỷ mét khối, có thể vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc. Vào năm 2021, Gazprom đã xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia-2, và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng dần lên 38 tỷ mét khối trong những năm tới. Nga đang tìm cách phát triển đường ống Power of Siberia-2, với công suất 50 tỷ mét khối/năm.