1. Quan sát sơ đồ trên Hình 25.1 và trình bày cấu tạo của mỏ dầu.
2. Tìm hiểu qua các tài liệu sách, báo, internet, thảo luận nhóm và trình bày về các nội dung sau:
a) Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở đâu trong tự nhiên? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu là gì?
1. Mỏ dầu thường có ba lớp:
- Lớp khí ở phía trên gọi là khí mỏ dầu (hay còn gọi là khí đồng hành). Khí mỏ dầu chứa chủ yếu là khí methane (khoảng 75%) và một số hydrocarbon khí khác.
- Lớp dầu lỏng có hoà tan khí ở giữa là hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hydrocarbon và một lượng nhỏ các hợp chất khác.
- Dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn
2.
a)
- Dầu mỏ và khí mỏ dầu tồn tại ở một số nơi trong vỏ trái đất.
- Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành dầu mỏ và khí mỏ dầu: được hình thành từ xác của động và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cách đây 10 đến 600 triệu năm. Khi xác động vật chìm sâu dưới đáy biển qua hàng nghìn năm các sinh vật phân rã thành các hợp chất giàu carbon hình thành lên lớp vật chất hữu cơ. Khi trộn lẫn với trầm tích biển thì hình thành lên các lớp đá phiến mịn. Các lớp trầm tích không ngừng lắng đọng bên trên tạo nên một sức ép lớn làm nóng đá gốc. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất đã hóa lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành khí dầu mỏ.
b) Các ứng dụng của dầu mỏ và khí mỏ dầu: nhiên liệu (sưởi ấm, bếp gas); dung môi; nhiên liệu cho động cơ đốt trong (xe máy, ô tô,...); nhiên liệu cho động cơ phản lực; nhiên liệu cho động cơ diesel và các lò nung; chất bôi trơn; sáp bóng, sáp dầu khoáng; bề mặt đường nhựa, giấy dầu lợp mái.