Nhận diện nghề truyền thống
(*) Quan sát tranh và thảo luận về các nghề truyền thống theo gợi ý:
- Tên nghề truyền thống
- Sản phẩm của nghề
(*) Kể tên các nghề truyền thống mà em biết.
- Thảo luận về nghề truyền thống.
Gợi ý:
+ Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết.
+ Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng nào?
+ Nghề truyền thống có vai trò như thế nào đối với người dân và xã hội?
+ Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống nào?
- Chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm.
- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…
- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.
- Nghề truyền thống có vai trò đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…
- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ
Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.
Hãy kể tên một số làng nghề truyền thống ở quận Cầu Giấy mà em biết (từ 4 làng nghề trở lên). Trình bày hiểu biết của em về một trong số những làng nghề truyền thống đó? Theo em, cần làm gì để gìn giữ và phát huy các làng nghề truyền thống hiện nay?
Giúp tớ với, tớ cảm ơn ạ
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của ẩm thực
Câu 2: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?
Câu 3: Kể tên các làng nghề truyền thống của Hà Nội
Đóng vai người tuyển dụng và người tham gia tuyển dụng cho nghề truyền thống để tìm hiểu về những yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống ở địa phương theo gợi ý:
+ Người tuyển dụng nêu ra các yêu câu cơ bản của nghề truyền thống mình đang cần tuyển người.
+ Người tham gia tuyển dụng tìm cách thuyết phục “người tuyển dụng” về sự phù hợp của bản thân mình với các yêu cầu của nghề truyền thống.
+ Công bố kết quả tuyển dụng và tóm tắt các yêu cầu cơ bản của nghề truyền thống địa phương.
Em chú ý người tuyển dụng có thể là nghệ nhân lão luyện, những yêu cầu cơ bản có thể là sự tỉ mỉ kiên trì và một chút thẩm mĩ,...
Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy:
- Kể tên một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả một số nghề thủ công truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Gốm, sứ là các sản phẩm thủ công truyền thống được tạo nên từ đất sét, trải qua quá trình phơi sấy, nung và tráng men.
- Đúc đồng là nghề đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, khéo léo từ khâu tạo mẫu đến hoàn thiện sản phẩm.
Đọc thông tin, em hãy:
- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống.
Tham khảo!
Người dân đồng bằng Bắc Bộ có rất nhiều các ngành nghề thủ công khác nhau. Một số ngành nghề tiêu biểu như làm gốm (Bát Tràng), dệt lụa (Vạn Phúc), làm đồ gỗ (Đồng Kỵ) hay làm chiếu cói (Kim Sơn)….
Thảo luận và lập kế hoạch tìm hiểu nghề truyền thống theo gợi ý:
KẾ HOẠCH TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG
- Tên nghề dự định tìm hiểu: Nghề làm đậu phụ Mơ
- Mục đích tìm hiểu nghề: đây là một nghề truyền thống nổi tiếng ở hà nội, qua đó giúp em học hỏi thêm kiến thứ, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
- Thời gian tìm hiểu: (tự sắp xếp)
- Nội dung tìm hiểu: Ông tổ của nghề làm đậu là ai, nghề này bắt đầu từ bao giờ và cách chế biến công đoạn chế biến như thế nào
- Những hoạt động sẽ tiến hành: Xin phép đến tận nơi để xem cách thực hiện sản phẩm, hỏi về quy trình làm và truyền thống của làng nghề này
- Phân công nhiệm vụ: (tự phân công cho hợp lí)
- Nội dung, hình thức trình bày kết quả: thuyết trình trước lớp và trình chiếu các hình ảnh mình đã lưu lại được…
giới thiệu một nghề truyền thống
-tên nghề :
- địa danh (nghề đó ở đâu ):
-sự hình thành và phát triển :
-Sản phẩm:
Thảo luận để thiết kế phiếu phỏng vấn người làm nghề truyền thống theo gợi ý:
(Ví dụ từ việc phỏng vấn nghề làm đậu Mơ)
PHIẾU PHỎNG VẤN
- Nghề có từ khi nào?
Người xưa truyền lại rằng nghề làm đậu phụ vốn xuất xứ từ làng Mơ – Mai Động, do chính ông tướng Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng sáng chế ra và truyền lại cho dân chúng trong làng, rồi lưu giữ cho đến tận ngày nay.
- Những hoạt động đặc trưng của nghề gì?
Việc chọn đậu tương là giai đoạn quan trọng đầu tiên, đậu tương phải được chọn kỹ, hạt tròn đều, vàng mẩy rồi phơi khô, xay vỡ đôi cho tróc vỏ mới đem ngâm để lấy nước cốt rồi mới cho vào túi vải thô, thưa sợi, vắt bớt chất xơ, lọc ra nước đậu sống đem nấu chín. Đây là khâu quyết định chất lượng của đậu phụ, bởi đậu chín non hay quá lửa đều không đạt chất lượng. Phần nước tinh chất này sau khi chín tới thì được đổ ra chum đất lớn, để nguội bớt rồi hòa với phần nước chua sao cho đậu tương kết tủa thành bánh, có ánh vàng nhạt, người ta vẫn hay gọi là “óc đậu”. Người làm đậu sẽ dùng một chiếc thìa kim loại có dạng hình tròn, đáy lõm vớt “óc đậu” cho vào chiếc khăn xô nhỏ, tiếp đó đặt vào khuôn gỗ. Đậu vào khuôn xong sẽ chuyển sang ép, thời gian cho công đoạn này thường mất khoảng ba mươi phút.
- Những người làm nghề cần có những yêu cầu gì?
Cần phải say mê, yêu nghề, khéo léo và tỉ mỉ
- Những điều cần thực hiện để đảm bảo an toàn lao động khi làm nghề?
Cần phải cần thận khi nấu đậu không để bị phỏng
- Những sản phẩm chủ yếu của nghề là gì?
Sản phẩm chủ yếu là đậu phụ được đóng gói bán dưới nhiều hình thức khác nhau
- Vai trò ý nghĩa của nghề đối với địa phương xã hội?
Là một món ăn truyền thống quen thuộc, tạo việc làm, giúp giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống
- Cô bác anh chị có yêu thích nghề này không?
Tôi rất yêu thích nghề này
Hiện nay, tại các vùng quê nghề truyền thống được quan tâm phát triển. Theo em nghề truyền thống thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
A. Nhà nước.
B. Tư nhân.
C. Tập thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.