Quan sát tranh minh hoạ, đọc tên bài thơ và đoán xem bài thơ viết về điều gì.
Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:
a) Dũng cảm trong lao động.
b) Dũng cảm trong chiến đấu.
c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.
- Đối với hình ảnh đầu tiên ta có thể thấy hình ảnh chú bộ đội trên những chiếc xe tăng không kính. Đó là những hình ảnh tiêu biểu trong các cuộc chiến tranh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, kết hợp cùng tên bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ta sẽ xếp hình 1 vào mục b “Dũng cảm trong chiến đấu”.
- Đối với hình ảnh thứ hai là hình ảnh bác tài lái tàu hỏa đang xả thân cứu đoàn tàu gặp nguy hiểm khi một chiếc ô tô tải băng ngang qua đường ray lúc tàu sắp đến gần. Bác tài chỉ những người tài xế lái xe lao động trong ngành dịch vụ vận tải, vì vậy ta sẽ xếp hình 2 vào mục a “Dũng cảm trong lao động”
- Đối với hình ảnh thứ ba, hình ảnh người đàn ông cùng chiếc kính viễn vọng quan sát trên bầu trời để tìm ra những chân lí đúng đắn về thiên văn mà trước nay vốn gây nhiều tranh cãi. Vì vậy ta sẽ xếp hình 3 vào mục c “ Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải”
Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?
- Theo em, nhân vật trong bức tranh là người con
- Tâm trạng của người đó nặng trĩu, buồn bã được thể hiện trong những từ ngữ ở bài thơ như “nghẹn ngào, rưng rưng”
Câu 4: Đọc lại bài thơ Phò giá về kinh và cho biết?
a. Vì sao bài thơ được xem là khúc ca khải hoàn của dân tộc?
b. Các chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta đã được khắc hoạ qua những hình
ảnh nào? Có gì độc đáo trong cách đưa tin chiến thắng đó?
c. Tác giả đã gửi gắm tâm sự gì trong hai câu thơ cuối? Em hiểu gì hơn về nhà
thơ qua thơ tâm sự đó?
d. Bài thơ đã có sự biến đổi rất linh hoạt về giọng điệu. Hãy chỉ ra và lí giải nguyên nhân của sự biến đổi đó?
nhanh giúp mình nhé
Quan sát ảnh minh hoạ bài đọc và cho biết:
– Ảnh chụp đồ vật gì?
– Đồ vật ấy được trang trí như thế nào?
- Ảnh chụp mặt Trống đồng Đông Sơn.
- Bố cục mặt trống là những vòng tròn đồng tâm, bao lấy mặt trời hình ngôi sao nhiều cánh, các họa tiết trang trí trên trống đồng là sự kết nối phong phú đa dạng. Trong những hình trang trí trống đồng Đông Sơn, nổi trội lên là những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể. Đó là những họa tiết hình người khoác áo lông chim, đội mũ cắm lông chim, là những chiến binh cầm mộc, cầm rìu hay đang chèo thuyền trong lễ hội.
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi ở những bài trước.
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ về những nội dung liên quan đến bài thơ.
Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
Quan sát tranh minh họa, đoán xem các bạn nhỏ đang nói chuyện gì.
Em đoán các bạn nhỏ đang nói chuyện về những quang cảnh xinh đẹp xung quanh.
m.n giúp mik làm bài thi "đại sứ văn hoá đọc được ko ạ đề bài: câu 1 : sáng tác một tác phẩm ( câu truyện hoặc 1 bài thơ ) nhằm khích lệ m.n đọc sách ( khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh hoạ ) câu 2 :nếu được chọn là đại sứ văn hoá đọc, em có kế hoạch và biện pháp gì để khuyến khích các bạn và m.n đọc sách nhiều hơn? giúp mik nha m.n , cảm ơn m.n trước.
Câu thơ thứ 2 trong bài Cảnh khuya sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng của nghệ thuật đó là gì?Sau khi đọc và phân tích câu thơ 1,2 em cảm nhận đc điều gì về bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc?
" Trăng lồng cổ thụ // bóng lồng hoa "
Câu thơ thứ 2 trong bài cảnh khuya sử dụng nghệ thuật : tiểu đối , điệp từ , nhân hóa.
Tác dụng : Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
=> Câu 1 và 2: Bức tranh thiên nhiên đẹp, lung linh, gần gũi, sống động, huyền ảo.
Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Tham khảo:
- Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...
- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh:
+ Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.
+ Hình ảnh năm mới, mọi người vẫn tấp nập nhưng có một sạp viết chữ để trống.
Hãy phác hoạ (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.