Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khanh Tuong Le
Xem chi tiết
DinoNguyen
30 tháng 12 2021 lúc 14:57

THAM KHẢO!
 

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.

 

help me
30 tháng 12 2021 lúc 15:02

bác là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và bác còn có tấm long nhân hậu sẵn sàng hi sinh vì đất nước :))

DinoNguyen
30 tháng 12 2021 lúc 15:36

THAM KHẢO :) (câu 2)
 

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài năng bậc nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. Giữa hằng hà sa số những bậc quân tử hảo hán băn khoăn, trăn trở về việc nước, thơ của bà mang một hồn thơ man mác buồn thương. "Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp văn học của nữ thi sĩ, viết về khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình cùng tâm trạng nuối tiếc, cô đơn khi một mình đơn độc giữa đất trời rộng lớn.

Lựa chọn thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thịnh hành thời bấy giờ cùng hệ thống niêm luật, gieo vần điệu quy củ, nghiêm tắc, bài thơ vừa nói lên tiếng lòng của người lữ khách khi bước tới vãn cảnh đèo Ngang. Bài thơ đã để lại tiếng vang lớn, đưa tên tuổi của bà Huyện Thanh Quan lên một tầm cao mới trong làng văn học đương thời

Mở đầu bài thơ, tác giả bao quát khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Lựa chọn khung cảnh kì vĩ, lấy điểm nhìn từ trên cao, thời gian là khi "bóng xế tà", buổi chiều buồn thường gợi cho con người cảm giác cô độc, buồn thương. Một buổi chiều hoàng hôn hiu hắt, bước chân lữ khách "bước tới đèo Ngang", một sự tình cờ tự nhiên, hòa hợp giữa người và cảnh. Đứng giữa sự rộng lớn của đất trời, một mình đứng trên đèo cao nhìn xuống, xung quanh chỉ có cỏ cây. Động từ "chen" cùng nghệ thuật liệt kê "cỏ", "cây", "đá", "hoa" càng nhấn mạnh sự rậm rạp, hoang sơ của thiên nhiên. Người đọc hình dung ra bức tranh hoàng hôn bóng xế, một ngày sắp tàn lụi, trên đỉnh đèo thoai thoải, dưới chân là đá, là hoa, là cỏ cây, một bóng hình lẻ loi, đơn độc trầm ngâm suy tư, nghĩ ngợi. Cái nhỏ bé của con người khiến người ta cảm thấy rợn ngợp trước sự vĩ đại của thiên nhiên.

Nếu hai câu thơ đầu tác giả khắc họa khung cảnh sống động, hài hòa thì ở hai câu thơ sau, hình ảnh con người xuất hiện nhưng lại mang nét thưa thớt, ít ỏi:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm cái hiu hắt, cô quạnh của khung cảnh. Biện pháp đảo ngữ "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" kết hợp cùng các tính từ 'lom khom", "lác đác", so với sự hùng vị, choáng ngợp của đèo Ngang quả là sự đối lập rõ rệt. Cũng có bóng người đấy, nhưng chỉ là những hình bóng lưa thưa, heo hắt bên kia bờ sông. Sự u tịch của buổi chiều bao trùm lên vạn vật, không gian nhuốm màu buồn thương da diết đến lặng người.

Mượn cảnh tả tình, bà Huyện Thanh Quan mượn tiếng kêu của những loài chim để khéo léo lồng ghép nỗi u hoài, nhớ thương về giang sơn đất nước:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Nghệ thuật chơi chữ, con chim cuốc được biến thể thành từ đồng âm "quốc quốc", chim đa đa trở thành "gia gia". Quốc là đất nước, gia là gia đình, đứng trước cảnh tượng tiêu điều trong chiều hoàng hôn đang dần phai, nữ thi sĩ lại canh cánh nỗi nhớ thương đau lòng với tổ quốc, với quê hương. Đứng trên chính mảnh đất quê cha đất tổ của mình nhưng lại một lòng hướng về đất nước, phải chăng, cái mà nhà thơ nhung nhớ là những tháng ngày trù phú, sầm uất, là khung cảnh người đi lại tấp nập, huyên náo. Nỗi buồn gieo cả vào lòng người, mà "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", nỗi buồn héo hon chứa đựng cả con người, cả cảnh vật nơi đây.

Trước không gian bao la, bát ngát của "đệ nhất hùng quan", lòng người thi sĩ dường như có sự vương vấn, lưu luyến không muốn rời:

Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta

Bước chân lữ khách tìm đến đèo Ngang, cảnh đèo Ngang, sắc đèo Ngang khiến lòng người thi sĩ say đắm, chẳng muốn bước đi. Trời, non, nước, cảnh tượng thiên nhiên hài hòa, tráng lệ, để tơ lòng của tâm hồn nhạy cảm chỉ còn là "một mảnh tình riêng". Ba tiếng "ta với ta" vang lên đầy quạnh hiu, một nỗi cô đơn thầm kín, cô đơn giữa cảnh tượng quá đỗi ngút ngàn, cô đơn giữa chính quê hương, đất nước. Mảnh tình riêng đây chính là nỗi u sầu, hoài niệm, nỗi lòng yêu kính của một nhân tài, một người con hiến mình cho tổ quốc.

Viết bằng thể thơ Đường luật với những niêm luật chặt chẽ, bài bản, nhưng "Qua đèo ngang" lại không gò bó, ép buộc. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sự công phu của tác giả khi lựa chọn những câu từ tả cảnh, tả tình đắt giá. Cảnh sắc tuyệt đẹp của đèo Ngang, nỗi buồn day dứt của một người có học thức và tấm chân tình, nghĩ tới nước nhà, giang sơn đã được bà Huyện Thanh Quan gói gọn trong vỏn vẹn tám câu thơ để đời.

 

Lê Anh Thư
Xem chi tiết
thắng
6 tháng 4 2021 lúc 20:24

  Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

Khách vãng lai đã xóa
__J ♪__
6 tháng 4 2021 lúc 20:25

đây là những j mik có thể giúp cho bạn ạ ^-^

Nội dung

Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa và tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với Sa Pa.

Câu 1

Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều hình dung được về mỗi bức tranh.

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ từng đoạn văn xem mỗi đoạn văn mang nội dung gì, miêu tả điều gì?

Lời giải chi tiết:

-     Tranh 1: Ta hình dung ra con đường đi Sa Pa ngày càng lên cao hơn, nằm chênh vênh trên sườn núi xuyên qua những đám mây, uốn quanh những ngọn thác đẹp và lượn sát những cánh rừng. Cảnh làng xóm ven đường cũng thật đẹp, thật yên ả, êm đềm với những vườn đào đang trổ hoa, với những con ngựa đẹp nhiều màu sắc được chăn thả trong vườn. Đi lên Sa Pa ta có cảm giác như đi trong cảnh tượng huyền ảo của chốn thần tiên.

-     Tranh 2: Ta hình dung ra quang cảnh một thị trấn ở miền núi cao, có các em bé dân tộc ăn mặc những bộ quần áo nhiều màu đang chơi đùa. Phiên chợ đông vui, người ngựa rộn ràng nhưng tất cả lại ẩn hiện trong màn sương chiều mờ tím. Đây là cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu.

-      Tranh 3. Phong cảnh cửa đường lên Sa Pa thật đẹp và luôn thay đổi, khi là lá vàng mùa thu, khi là cơn mưa tuyết trắng trên các cành đào, lê mận, khi là hoa xuân rực rỡ. Đây là sự liên tục đổi mùa, sự lạ lùng hiếm có.

Câu 2

Những bức tranh bằng lời thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy

Phương pháp giải:

Toàn bộ bài văn đều thể hiện được sự quan sát tinh tế của tác giả đối với những sự vật được miêu tả. Con có thể lựa chọn một chi tiết bất kì để cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

-     Sự quan sát rất tinh tế của tác giả thể hiện trong suốt cả bài văn. Ví dụ:

Khi tả cái thị trấn miền núi tác giả đã nêu ra một cảnh tượng đặc trưng mà phố xá dưới xuôi không bao giờ có cả.

Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng.

Câu 3

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì" của thiên nhiên?

Phương pháp giải:

Ở Sa Pa có điều gì kì diệu được thiên nhiên ban tặng.

Lời giải chi tiết:

Vì quang cảnh ở đây rất đẹp, có núi, có thác, có rừng, cây cối luôn tốt tươi, có nhiều thứ hoa quý hiếm, làng xóm yên ả thanh bình, khí hậu thì không nóng bức bao giờ, quanh năm mát mẻ hay se lạnh.

Câu 4

Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?

Phương pháp giải:

Từ việc miêu tả những cảnh đẹp ở Sa Pa rất tinh tế cho con thấy được tình cảm gì cả tác giả với nơi này?

Lời giải chi tiết:

Tác giả tỏ rõ lòng thích thú, mến yêu và mê say cảnh đẹp của Sa Pa. Đó là những tình cảm thật thắm thiết, nồng nàn.

Bài đọc

Đường đi Sa Pa

   Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

   Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

   Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

   Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Chú thích:

Sa Pa: một huyện thuộc tỉnh Lào Cai.

Rừng cây âm âm: rừng cây rậm rạp, hơi tối và tĩnh mịch.

Hmông, Tu Dí, Phù Lá: tên gọi của ba dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao.

Hoàng hôn: lúc mặt trời lặn.

Áp phiên: hôm trước phiên chợ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-duong-di-sa-pa-trang-102-sgk-tieng-viet-4-tap-2-c118a18556.html#ixzz6rGHcdoS4

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hoàng Tuấn Tú
6 tháng 4 2021 lúc 20:27

mình ko nhớ lớp 5 rồ

Khách vãng lai đã xóa
Ngu Thị Ngu
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Vinh
Xem chi tiết
Anh Bao
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 23:05

Em học được là có thể nhân hóa những đặc điểm của cây cối giống như con người ở bài thơ này về cách tả cây cối. 

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:24

a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.

- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.

- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.

b. Cách tả của bài ca dao

- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.

- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.

c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.

- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.

- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.

d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.

- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo dựng nên thắng cảnh.

- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.

Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 15:25

-“Rủ nhau” : dùng từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết  và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó => là một yếu tốthể hiện tính cộng đồng của ca dao.

-Cách tả cảnh : gợi mà không tả. Chỉ dùng phép liệt kê, liệt kê những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng Hà Nội.

-Địa danh trong bài 2 rất đặc biệt : vừa là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời nó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn liền với lịch sử và nền văn hiến của dân tộc. => gợi lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa.

-Câu cuối : “ hỏi ai gây dựng nên non nước này” : là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau phải biết trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.

๖ۣۜK.H (♥  ๖ۣۜRibby๖ۣۜ...
2 tháng 7 2018 lúc 20:12
Trong bài 2 có cảnh Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ. Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thơ mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây làgợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương.
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 9 2019 lúc 5:08

- Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.

+ Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết

+ Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.

- Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút

- Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.

- Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa

→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước

- Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.

+ Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.

Đào Diệu Linh
Xem chi tiết
Ng Ngann
16 tháng 3 2022 lúc 22:47

Hành động của cảnh sát giao thông là chưa đúng , vì họ chưa làm tròn trách nhiệm của bản thân . Chắc có lẽ , họ xem trọng tiền hơn là nghề nghiệp của mình . Chấp nhận không phạt T và K khi được T dúi 1 phong bao bì tiền . ĐIỀU này chứng tỏ , cảnh sát giao thông này đáng để bị đình chỉ , xa thải . Không cho làm nữa , chỉ bởi hành động thiếu ý thức , bao che cho người vi phạm giao thông . Xã hội sẽ không chứa chấp những người như cảnh sát giao thông trong tình huống trên .


Khi gặp tình huống trên , em sẽ :

+ Tố cáo về hành vi của cảnh sát P

+ Tỏ thái độ không đồng tình về hành vi của cảnh sát này 

+ Đồng thời , bắt T và K lên làm việc với cảnh sát khác

+ Không thể để chuyện này tiếp tục tái diễn một lần nữa , như vậy Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn về hành vi của những người trong tình huống trên

Lihnn_xj
17 tháng 3 2022 lúc 9:16

Nhận xét về hành động của cảnh sát giao thông P:

- Không làm đúng nhiệm vụ/ trách nhiệm của mình

+ Khi thấy anh T và K đang điều khiển một chiếc xe tải chở các loài đôngk vật quý hiếm

+ Mặc dù bắt hai anh này lại nhưng do họ dúi phong bì vào anh P nên đã cho đi

=> Ham tiền, hám lợi cho bản thân mình

- Thể hiện lối sống không trong sạch, không liêm khiết

- Nếu có nhiều tình trạng như thế xảy ra thì xã hội này sẽ mất nề nếp, an ninh trật tự

Em sẽ làm khi gặp tình huống trên:

- Tố cáo ngay hành vi của cảnh sát P là không được

- Đồng thời báo lại sự việc của anh T và K cho cơ quan cảnh sát để kịp thời làm việc và giải cứu cho những loại động vật quý hiếm

- Lên án cho mọi người biết, để không phải mắc phải những TH như thế này nữa

+ Đặc biệt là cảnh sát 

- Cần phải biết bảo vệ những loại động vật, vì chúng hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao

+ Tuyên truyền cho tất cả mọi người cùng chung tay bảo vệ

+ Vì một thế giới nói chung và đất nước nói riêng, tươi đẹp

kodo sinichi
17 tháng 3 2022 lúc 5:20

- Hành đọng trên của cảnh sát P là chưa đúng vì cảnh sát có nhiệm vụ rất cao cả đó là giữ vũng nền hoà bình của đất nước . Nếu anh T đút lót thì đáng nhẽ cảnh sát P phải phạt nặng hơn vì tội đút lót nhưng cảnh sát P lại nhận nên cảnh sát P là người ko tốt che chở cho tội phạm . Những cảnh sát như thế chúng ta sẽ ko cần .

Nếu em thấy thì em sẽ :))

-Báo cáo người khác về hành vi của cảnh sát P

-Chừng trị anh T thích đáng vì chở đọng vật trái phép

-ko để hành đọng này xảy ra 1 lần nào nữa 

Hoàng Cao Nguyên
Xem chi tiết
๖ۣۜSۣۜN✯•Y.Šynˣˣ
27 tháng 1 2019 lúc 19:12

học xong mk sẽ phân biệt đc Màu Ca