Quan sát hình ảnh, em hãy cho biết người công nhân xảy ra tai nạn như thế nào và cách xử lí như nào là phù hợp!
Khi gặp 1 trường hợp tai nạn điện em phải làm gì để giữ thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện và cách cứu người đó như thế nào ?
tham khảo:
1. Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
2. Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.
3. Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16 lần/phút.Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.
Rất nhiều tai nạn giao thông có nguyên nhân vật lí là quán tính. Em hãy tìm một ví dụ về điều đó và nêu cách phòng tránh tai nạn trong những trường hợp như thế?
Ví dụ: Trong các vụ tai nạn tàu hỏa, tàu hỏa không thể phanh gấp vì tàu hỏa đang chuyển động thường có quán tính lớn. Nếu tàu hỏa phanh gấp sẽ làm cho đoàn tàu phía sau bị lật khỏi đường ray gây tai nạn nghiêm trọng.
Vì thế, khi đi đến đoạn giao với đường sắt, người đi đường cần chú ý giảm tốc độ và quan sát cẩn thận trước khi băng qua đường.
Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn.
Thông qua Hình 11.3, ta thấy rằng tốc độ càng lớn thì tỉ lệ thương vong với người đi bộ càng lớn, ngược lại tốc độ càng nhỏ thì cơ hội sống sót của người đi bộ càng cao, tỉ lệ thương vong càng thấp.
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng.
- Thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
1.tai nạn điện xảy ra do nguyên nhân nào.khi sử dụng và sữa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện nào?
2.hãy nêu ý tưởng kế ngôi nhà có phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?
3.em hãy nêu nguyên lí làm việc của nồi cơm điện?
4.nêu những bước cơ bản và một số lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại?
Quan sát Hình 4.8, hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Cây ưa sáng: Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
- Cây ưa bóng: Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
Quan sát và cho biết các bạn trong mỗi hình sau đang gặp thiên tai nào. Nhận xét cách xử lí của các bạn trong mỗi hình.
- Hình 7 đang gặp bão. Cách xử lí của hai bạn nhỏ không ra về vì trời mưa quá to.
- Hình 8 đang gặp lụt. Cách xử lí của hai bạn rất tốt, tránh bị lũ cuốn trôi hoặc điện giật.
- Hình 9 đang gặp sấm sét. Hai bạn xử lí đúng vì không được trú dưới gốc cây.
- Hình 10 đang gặp lũ. Hai bạn không ra về là đúng vì lũ chảy xiết gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 7, em hãy cho biết môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.
Tham khảo:
- Ảnh hưởng tích cực: Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Ảnh hưởng tiêu cực: các hiện tượng như: lũ lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn; thiếu nước vào mùa khô;... gây nhiều khó khăn cho người dân.
B thường bình phẩm A với dụng ý chê bai, nói xấu ở chỗ đông người. Dù A đã nhắc nhở nhưng B không từ bỏ vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. A phân vân chưa biết xử lí như thế nào. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cứ cho B nói về mình như thế nào, ở đâu cũng được
B. Cấm B nói những điều không tốt về mình trước đám đông nữa
C. Nói xấu lại B với bạn bè của mình và cả bạn bè của B
D. Nói chuyện trực tiếp với B để B biết đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận
1. Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời từ năm nào?
2. Những quyền được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại là nội dung của nhóm quyền nào?
3. Công ước liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em.
4. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là do đâu.
câu 1:
công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989
Câu 2:
Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
Câu 3:
-Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
-Công ước liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no.
Câu 4:
Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông:
- Không hiểu biết về luật giao thông
- Biết nhưng vẫn làm sai
câu 1:công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989
Câu 2:
Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ.
Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như học tập, vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật..
Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình...
Câu 3:
-Thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
-Công ước liên hợp quốc là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển toàn diện, giúp cho trẻ em được sống trong hạnh phúc, ấm no.
Câu 4:
Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông:
- Vi phạm luật an toàn giao thông