Kể lại một câu chuyện về lịch sử Ô-lim-píc hoặc về một vị thần của Hy Lạp.
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.
1. Chuẩn bị.
- Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.
Gợi ý: Câu chuyện kể về Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Lê Lai, Nguyễn Trung Trực, Hồ Chí Minh, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi,...
- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?
- Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước?
- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện?
2. Lập dàn ý.
3. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.
- Dàn ý có đủ 3 phần.
- Các chi tiết được lựa chọn hợp lí.
- Các sự việc được sắp xếp đúng diễn biến của câu chuyện.
1.
- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.
- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng.
- Diễn biến:
+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.
+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người.
+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo.
+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ.
+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.
- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.
- Thân bài:
+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.
Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo.
+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.
+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.
Kể lại một câu chuyện về lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Tham khảo: Kể lại câu chuyện sự tích Hồ Gươm
Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Mik có 1 thắc mắc về Lịch sử. Mik thấy có nhiều câu chuyện nói về Columbus là người đầu tiên khám phá ra trái đất hình cầu vậy nhưng lại có 1 nguồn tin khác cho rằng 1 người vào thời Hy Lạp cổ đại mới là người đầu tiên khám phá ra trái đất hình cầu. Vậy theo các bn, ai mới là người đúng:
Columbus hay người Hy Lạp cổ đại?
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu, không giống với mô hình Trái Đất phẳng từng được đưa ra trong một số thần thoại. Người Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng những sự chuyển động của các hành tinh đi theo đường tròn chứ không phải hình elíp. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận trước thế kỷ 17.
Vì vậy mk nghĩ là người Hi Lạp cổ đại đã khám phá ra Trái Dất hình cầu
Theo mk là người Hy Lạp cổ đại. Mà bn chọn sai chủ đề rồi nhé
à mình có đc qua rùi. Là người Hy Lạp bn nhé.
Cho đoạn văn :
“ Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “ cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…”
1. Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”.
2. Ghi lại nội dung chính của đoạn trích trên bằng một câu văn.
3. Câu cuối của đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Tìm trong đoạn trích một câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật tương tự.
4. Lối sống của nhân vật “Người” trong đoạn văn trên có phải là lối sống khắc khổ, tự làm cho khác đời, khác người không? Vì sao?
5. Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”.
6. Qua văn bản chứa đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về việc học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài.
giúp mình với ạ
Viết một bài khoảng 200 từ về tinh thần đấu tranh giành quyền tự chủ của nhân dân ta ở thế kỉ X.
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy kể lại câu chuyện về Dương Đình Nghệ.
PLEASE HELP ME !!!
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.
Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).
Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.
Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
a. Xác định các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
b. Phân tích cấu tạo của câu in đậm?
c. Viết đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ lối sống giản dị của Bác Hồ trong đoạn trích trên, đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (gạch chân, chú thích).
giúp mình vs pls
a.
- Biện pháp nghệ thuật: nói quá "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới", liệt kê "cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa", "vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ", "bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn" và so sánh " một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì". Tác dụng: Cho ta thấy rõ cuộc sống đạm bạc, giản dị, đơn sơ, mộc mạc của Bác. Khẳng định lại vẻ đẹp giản dị và lối sống thanh tao của Bác.
- PTBĐ: Nghị luận.
Tham khảo:
c. Bác Hồ rất giản dị trong lối sống. Thật vậy điều này là (trợ từ) hoàn toàn đúng. Nó đã được minh chứng rõ nét qua đoạn trích trên trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Vậy lối sống giản dị là gì? Đó là lối sống không giàu sang, không có nhiều thứ quý giá mà nó chỉ đơn thuần là những thứ thanh tao, nhã nhặn. Lối sống ấy như phản ánh con người Bác vậy. Người đã khiến cho cả thế giới sửng sốt rằng, chưa có một vị chủ tịch nào lại chỉ mặc bộ quần áo kaki đã cũ kĩ, đi dép cao su, ăn những món ăn hết sức giản đơn. Hằng ngày, Bác chẳng cần ăn uống những đồ quý giá như sơn hào hải vị mà chỉ đơn thuần là cá kho, canh chua. Những món ăn dân dã như những món ăn của người nông dân Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà Bác ở cũng chẳng phải là nhà lầu mà chỉ là một căn nhà sàn. Một căn nhà chỉ có vẻn vẹn ba phòng. Bác còn cười nói "Bác chỉ ở có một mình, đâu cần nhà to". Chưa dừng lại ở đó, cạnh bên nhà sàn của Người còn có một ao cá vàng và sân vườn thoáng mát. Khi rảnh rỗi, Bác thường ra đó để tập thể dục và nuôi cá. Ôi, lối sống của Bác thật khiến cho ai nấy đều phải ngưỡng mộ! (câu cảm thán) Và chính con người nhã nhặn, điềm đạm và thanh tao với lối sống giản dị ấy sẽ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân nước Việt Nam ta.
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập 1)
tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị rất VN rất phưng Đông của Hồ Chí Minh.
Dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam rất phương Đông của Hồ Chí Minh:
+ lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình.
+ Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơn.
+ bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
+ việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
Tìm hiểu và kể lại một câu chuyện lịch sử khác về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
Tham khảo: câu chuyện về anh hùng Đinh Núp
- Đinh Núp là người dân tộc Ba Na, sinh ra và lớn lên ở làng Stơr, K'bang (tỉnh Gia Lai). Đinh Núp mồ côi cha từ nhỏ, 15 tuổi bị bắt đi phu, Núp đã chứng kiến nhiều nỗi bất công, đau khổ của người dân dưới ách cai trị của thực dân Pháp nên sớm nung nấu tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Năm Đinh Núp 22 tuổi, trong một lần quân Pháp về bắt phu, dân làng trốn hết vào rừng, một mình Núp ở lại, đứng sau gốc cây, dùng nỏ nhằm thẳng quân Pháp mà bắn. Mũi tên trúng vào một lính Pháp, một dòng máu đỏ chảy ra. Núp đem chuyện đó kể với dân làng. Đây là lần đầu tiên mọi người biết rằng lính Pháp cũng là người chứ không phải “quái vật không thể chết” như tin đồn. Từ đó, Núp đã cùng dân làng đánh Pháp.
- Năm 1955, Đinh Núp là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tháng 5/1964, nhà nước Cu Ba đã mời anh hùng Núp sang thăm. Tại lần gặp gỡ này, Chủ tịch Cu Ba là Phi-đen Cát-xtơ-rô và anh hùng Núp đã kết nghĩa anh em.
Lần đầu tiên trong lịch sử VN và có lẽ cả TG có 1 vị Chủ tịch lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm cung điện của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên , một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo ba ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả Phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hàng ngày việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
a.Đoạn trích sau chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
b.Tác giả muốn nhấn mạnh tới phong cách sồng của HCM qua đoạn trích? Ghi lại ít nhất 3 từ ngữ có trong đoạn trích nói về phong cách sống đó?
c.Siêu phàm có nghĩa là gì?
d.Chỉ ra câu văn có sử dụng TP biệt lập? Hãy cho biết đó là TP biệt lập gì?
e.Ghi lại 1 câu văn có sử dụng biệp pháp liệt kê và nêu tác dụng của biện
g.Đoạn trích trên thể hiện tình cảm gì của người viết dành cho Người?
h.Phong cách sống của HCM đã có ảnh hưởng tới nhiều người. Theo em vì sao lại như vậy. Trả lời trong khoảng 10 dòng.
y.Từ kiến thức về văn bản kết hợp với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn 2/3 trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của con người trong cuộc sống hôm nay.
7.Về vị trí địa lý, Hy Lạp cổ đại nằm ở
a.Đông Bắc Châu Âu.
b.Cực Tây của Châu Á.
c.Phía Nam bán đảo Ban Căng (Châu Âu).
d.Phía Bắc bán đảo Ban Căng (Châu Âu).
8.Trung tâm buôn bán lớn nhất của đất nước Hy Lạp thời kì cổ đại là
a.Cảng Ô-lim-pi-a.
b.Cảng X-pác.
c.Cảng Ma-ra-tông.
d.Cảng Pi-rê.
9.Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là gì?
a.Phật giáo.
b.Nho giáo
c.Đạo giáo.
d.Hin-đu giáo.
10.Nhân vật đóng vai trò quan trọng giúp thống nhất đất nước Trung Quốc thời cổ đại là
Tần Thủy Hoàng.
Lưu Bang.
Khổng Tử.
Tư Mã Thiên.
11.Cơ quan quan trọng nhất của tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp là
Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Đại hội nhân dân.
Hội đồng 500 người.
Toà án 6000 thẩm phán.
7.Về vị trí địa lý, Hy Lạp cổ đại nằm ở
a.Đông Bắc Châu Âu.
b.Cực Tây của Châu Á.
c.Phía Nam bán đảo Ban Căng (Châu Âu).
d.Phía Bắc bán đảo Ban Căng (Châu Âu).
8.Trung tâm buôn bán lớn nhất của đất nước Hy Lạp thời kì cổ đại là
a.Cảng Ô-lim-pi-a.
b.Cảng X-pác.
c.Cảng Ma-ra-tông.
d.Cảng Pi-rê.
9.Hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là gì?
a.Phật giáo.
b.Nho giáo
c.Đạo giáo.
d.Hin-đu giáo.
10.Nhân vật đóng vai trò quan trọng giúp thống nhất đất nước Trung Quốc thời cổ đại là
Tần Thủy Hoàng.
Lưu Bang.
Khổng Tử.
Tư Mã Thiên.
11.Cơ quan quan trọng nhất của tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp là
Hội đồng 10 tướng lĩnh.
Đại hội nhân dân.
Hội đồng 500 người.
Toà án 6000 thẩm phán.