Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 13:42

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

pixel game
Xem chi tiết
Như Nguyệt
21 tháng 1 2022 lúc 19:09

Năm 1954 là cuộc chiến diễn ra ơ điện biên phủ,1 nơi đã đô bn sương máu của các anh hùng liệt sĩ cho chúng ta dc hưởng nền độc lập hôm nay.Tôi thật sự rất biết ơn những n đã hi sinh vì to quốc này và sẽ cô gắng trở thành 1 con người thật tốt cho nc nhà

nguyễn thị hồng minh
Xem chi tiết
Bảo Chu Văn An
23 tháng 1 2022 lúc 20:47

Tham khảo:
Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.
 

Li An Li An ruler of hel...
23 tháng 1 2022 lúc 20:49

Tham khảo

Võ Nguyên giáp là nhà chỉ huy quân sự tài ba, nhà hoạt động chính trị lồi lạc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến trong thời kì từ năm 1945 đến năm 1954 và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi kết thúc chiến tranh. Ông là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các chiến dịch mà ông đã từng tham gia với tư cách Tư lệnh chiến dịch trong giai đoạn 1945 - 1954: chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Trung Du (12/1950), chiến dịch Đông Bắc (1951), chiến dịch Đồng Bằng (5/1951), chiến dịch Tây Bắc (1952), chiến dịch Thượng Lào (1953), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Như các danh tướng trong lịch sử Việt Nam, Võ Nguyên Giáp chú trọng chiến thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lây thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông là chiến tranh Nhân dân được kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa đánh giặc của Tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, tất cả những điểm ấy luôn được cập nhật qua mỗi cuộc chiến.

 
Bùi Hoàng Bách
1 tháng 3 lúc 19:06

Trong lịch sử nước ta có rất nhiều anh hùng với tuổi đời còn rất nhỏ, họ là những người thiếu niên với tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc và đã giác ngộ Cách mạng từ rất sớm. Họ đã dạy chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu nước sâu nặng, tinh thần quả cảm và tinh thần học hỏi không ngừng. Đối với tôi, những người thiếu niên đó đã giúp tôi có thêm những niềm cảm hứng tốt đẹp trong từng suy nghĩ, từng hành động và ước mơ của mình. Và có lẽ, người anh hùng thiếu niên Kim Đồng là người mà tôi yêu kính,khâm phục và là nguồn cảm hứng lớn nhất trong tôi.

Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.

Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo.

Ở Kim Đồng, chúng ta học được sự thông minh, nhanh nhẹn, lòng dũng cảm và lòng yêu nước sâu sắc. Vâng lời Bác Hồ đã dặn, thiếu niên chúng ta phải luôn biết "yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Từ tấm gương anh hùng Kim Đồng, chúng ta được truyền thêm nguồn cảm hứng để thực hiện được điều đó. Mỗi người thiếu niên chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, tác phong của mình, học tập thật chăm chỉ, tham gia các lớp ngoại khóa về chủ quyền dân tộc cũng như tuyên truyền để bảo vệ đất nước của mình. Kim Đồng cũng đã truyền cho tôi động lực và ước mơ được trở thành một người lính cầm súng bảo vệ quê hương mình. Chính anh là người đã khơi lên tình yêu nước trong tôi và lòng quyết tâm thực hiện ước mơ của mình để góp phần giữ gìn Tổ quốc như anh đã từng làm.

Chắc hẳn, không chỉ tôi mà toàn bộ người dân Việt Nam đều khâm phục lòng yêu nước vô cùng của Kim Đồng. Anh sẽ mãi mãi là tượng đài bất hủ của thiếu niên chúng ta về lòng yêu nước và sự can đảm, lòng dũng cảm của mình.

Thương Hoài Võ
Xem chi tiết
Demo:))
12 tháng 5 2023 lúc 14:11

   Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.

   Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh”

   Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh ngịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng” . Tác giả quả thật tài tình, khi đã tìm được một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và chính xác đến vậy để nói về sự tinh nghịch của Lượm. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. Qua hình ảnh này, ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà” , lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Tinh thần yêu nước đó càng làm người đọc cảm phục và yêu mến Lượm hơn.

 

   Lời chào cuối cùng giữa Lượm và anh chiến sĩ cũng thật ngộ nghĩnh: “Thôi chào đồng chí!” . Lời chào thể hiện tinh thần làm việc nghiêm trang của em. Không những vậy còn cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh những cũng vô cùng đáng yêu của chú bé khi được đứng vào hàng ngũ những người tham gia cách mạng.

   Mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Vô vàn hiểm nguy phía trước không thể ngăn cản bước chân anh dũng của Lượm, chú bé “Vượt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo” bởi việc đưa thư là quan trọng nhất nên một vài nguy hiểm kia có là gì với chú bé. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sổi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.

 

   Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm. Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, nhịp thơ linh hoạt, sử dụng thành thạo các từ láy giàu giá trị tạo hình, lớp ngôn từ dồn nén cảm xúc đã tô đậm, làm rõ những phẩm chất đẹp đẽ của Lượm.

   Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc. Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước.

2. 

Đặc điểm khí hậu vùng Châu Á

Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng vực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cựcĐới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực BắcĐới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.Đới khí hậu xích đạo

Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.

Đặc điểm khí hậu của Châu Á

 Phân loại khí hậu châu á

Khí hậu gió mùa bao gồm các luồn khí gió mua cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.

Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các cùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.

Thái Hạnh	Duyên
Xem chi tiết
Cô Mai Dung
10 tháng 6 2022 lúc 22:42

Quang Trung là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần”, không những vậy,còn là một vị tướng giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

tùng lâm nguyễn
Xem chi tiết
tùng lâm nguyễn
24 tháng 12 2022 lúc 11:50

giúp mình với

 

 

Nguyễn Ngọc Diệp
24 tháng 12 2022 lúc 13:17

Để mà nói phan đình giót đã để lại cho em ấn tượng nhất. ko ngại j quản gian lao khi thấy quân ta cứ lên bước thì lại bị địc bắn mà hi sinh họ gọi là mưa đạn . trong đó anh đã thấy mục tiêu lao vào để láy thân mình lấp lỗ châu mai. khi mới hơn 20 tuổi 

tungf
23 tháng 1 lúc 20:40

Ngô Quyền (898 - 944), còn được biết đến với tên gọi là Tiền Ngô Vương, là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng. Bằng trí thông minh hơn người ông đã viết thêm trang sử vàng của dân tộc bằng trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Trận đánh đấy lợi dụng thủy triều lên xuống mà cấm cọc và lợi dụng thuyền lớn của quân hán đã đánh tan quân hán và giết được Thằng Thao đã chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:16

Tham khảo

 Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Hình ảnh:

loading...

Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin

- Một số câu nói nổi tiếng:

+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở

Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.

 (*) Bài học từ nhân vật:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

lê hồng phương Chi
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Ngọc
12 tháng 1 2023 lúc 23:49

Lúc mới là một thanh niên Bác Hồ đã lo tìm đường cứu nước. Một người thông minh, dũng cảm đã thế còn đề cao nhân dân lên trước ấy vậy mà khiêm tốn vô cùng. Thế nên mọi người trên nước ta và ngoài nước luôn luôn kính trọng bác. 
nhớ tick cho mình nhé

Nguyễn Kim Ngân
19 tháng 1 2023 lúc 11:58

Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.

 

Tran Phuong Anh
Xem chi tiết
....
15 tháng 10 2021 lúc 14:10

Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập  Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 
Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. 
Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

Kậu...chủ...nhỏ...!!!
15 tháng 10 2021 lúc 14:10

Họ là 3 người có công lớn dựng lên đất nước ta và họ là những người đánh bài quân xâm lược để bảo vệ hòa bình cho nước ta

Đan Khánh
15 tháng 10 2021 lúc 14:18

Tham khảo:

 

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Aí châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 983, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.

Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.Những việc làm đó của Đinh Bộ Lĩnh nhìn chung đều mang ý nghĩa củng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước.

Do Gia Bach
Xem chi tiết