Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai, Nguyễn Biểu, Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An…

Gợi ý: Giới thiệu về Nguyễn Trãi

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi là Nguyễn Phi Khanh), một nhóm học sinh nghèo học giỏi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) thời Trần, mẹ là Trần Thị Thái con quan tư đồ (ngang tể tướng) Trần Nguyên Đán.

- Năm 1400, Nguyễn Trãi Đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng làm quan dưới triều Hồ. - Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn: “con trở về lập chí, rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, như thế mới là đại hiếu”, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn, theo Lê lợi tham gia khởi nghĩa. Ông đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc

 

- Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước. Nhưng rồi những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình phong kiến dẫn đến việc sát hại các công thần, bản thân Nguyễn Trãi bị oan, bị bắt giam. Sau đó ông được tha nhưng không còn được tin dùng như trước.

- Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Năm 1440, ông lại được Lê Thái Tông mời ra làm việc giúp nước. Năm 1442, giữa lúc Nguyễn Trãi đang gánh vác trọng trách với dân với nước thì oan án Lệ Chi viên bỗng đổ ập xuống gia đình, dòng họ (Nguyễn Trãi bị vu oan âm mưu giết vua, khép vào tội tru di tam tộc). Năm 1464, Lê Thánh tông Minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống thì bổ làm quan.

- Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc một nhà văn hóa lớn năm 1980 tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa Liên hợp Quốc đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 16:05

Chuyện về lòng nhân ái: Câu chuyện “ Những chiến binh dũng cảm”

    Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, em may mắn được chứng kiến nhiều câu chuyện khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp hơn . Em được nghe cô Huệ xóm em – Là y bác sĩ, em mới hiểu thêm phần nào về sự hy sinh thầm lặng của những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Bác kể rằng: “Đó là những đêm thức trắng của mọi người trong cơ quan bác. Một thời gian dài, trên những chiếc bàn la liệt test xét nghiệm, đồng nghiệp của bác với bộ đồ bảo hộ kín mít nóng bức như tắm hơi trong cả ca trực. Ai cũng chỉ hở đôi mắt đỏ hoe vì làm việc với cường độ cao liên tục. Lương thực rồi mọi thứ đều thiếu thốn. Nhưng mọi người không ai nản lòng hay bỏ rơi các bệnh nhân mà tận tình chăm sóc. Bên cạnh đó có nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ ăn, thức uống đồ dùng y tế cho các y bác sĩ để các bác yên tâm chống dịch. 

- Các nhân vật trong câu chuyện đã gặp những khó khăn là: 

+ Vào lúc dịch bệnh căng thẳng các y bác sĩ và bệnh nhân thiếu lương thực, thực phẩm.

+ Sự khó khăn y bác sĩ khi phải ngày đêm gồng mình chống dịch dưới thời tiết oi bức.

- Lòng nhân ái được thể hiện qua hành:

+ Các bác sĩ không ngại khó khăn mà cưu mang, chăm sóc các bệnh nhân. 

+ Nhiều nhà hảo tâm ủng hộ đồ dùng thiết yếu trong việc chống dịch.  

- Em rút ra từ những câu chuyện: 

+ Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc và là điều quan trong mỗi người cần phải có.

+ Chỉ cần cho đi thì tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp mọi nơi. 

Nguyễn Đức Trí
Xem chi tiết
Vũ Quốc Huy
5 tháng 12 2021 lúc 21:29

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem tivi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa,nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn, suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem tivi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Lê Minh
8 tháng 12 2021 lúc 22:30

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

Khách vãng lai đã xóa
Akiko ( trưởng ღ team ๖ۣ...
30 tháng 12 2021 lúc 18:24

Bài làm

Em có dịp đọc rất nhiều truyện ngắn khá hay nhân lúc rỗi. Em ấn tượng nhất là truyện Cái chậu nứt. Truyện đề cao tấm lòng nhân hậu của con người, kể cả đối với đồ vật.

Chuyện kể về một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một chậu bị nứt nên về đến nhà nước chỉ còn phân nửa. Chiếc chậu nguyên rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, chiếc chậu nứt thì áy náy, day dứt vì nhiệm vụ không hoàn thành. Một ngày kia, chiếc chậu nứt gặp ông chủ: “Xin lỗi ông, tôi rất tiếc về khả năng của mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Người chủ chau mày, lộ vẻ không hiểu. Chiếc chậu tiếp: “Công sức ông bỏ ra nhiều mà chỉ nhận được một nửa là do lỗi của tôi”. Người chủ nói ngay: “Ngươi không có lỗi gì cả, hãy chú ý đến những luống cải sát rào”. Quả đúng là nhừng luông cải xanh mướt đang mơn mỏn hứng lấy những ánh nắng mai rực rỡ bên bờ rào. Chiếc chậu nứt thấy vui vẻ một lúc nhưng khi về đến nhà vẫn chỉ còn phân nửa nước. Nó nói nhỏ: “Tôi xin lỗi ông chủ”. Người chủ nói: “Ngươi không thấy cải chỉ trổ trên bờ rào, phía của ngươi thôi sao? Ta đã tận dụng vết nứt của ngươi và đã gieo những hạt giống phía bên ngươi. Ngươi đã tưới tắm cho chúng. Ta cắt những lá cải đó để làm thức ăn, mang ra chợ bán. Nếu không có ngươi, gia đình ta không có bữa ăn ngon thế này đâu”.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Trí
Xem chi tiết
Huỳnh Lê Minh
8 tháng 12 2021 lúc 22:30

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Nguyễn Đăng Khoa
5 tháng 12 2021 lúc 21:33
Nàng tiên ốc
Khách vãng lai đã xóa
Trương Mỹ Hạnh
6 tháng 12 2021 lúc 14:25
Bạn muốn hỏi tên bài hay là muốn xem cả bài văn
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 12:33

Câu 1: Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại sự thôn tính của nhà Minh (Trung Quốc) vào thế kỷ XV. Cuộc khởi nghĩa này được lãnh đạo bởi Lê Lợi và đã kéo dài từ năm 1418 đến năm 1427. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giúp đánh bại quân Minh và đánh dấu sự thành lập nhà Lê sơ.

Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 12:33

Câu 2: Lê Lợi là một nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là một tướng quân tài ba, có tầm nhìn chiến lược và tình cảm sâu sắc với nhân dân. Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà ngoại giao và tư tưởng gia của Việt Nam thời Lê sơ. Ông đã đóng góp rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bằng việc viết các tác phẩm văn học, tư tưởng và tham gia vào công tác ngoại giao. Nguyễn Chích là một tướng quân tài ba, đã có nhiều chiến công trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Nguyễn  Việt Dũng
23 tháng 10 2023 lúc 12:33

Câu 3: Bài học từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là sự quyết tâm, tinh thần đoàn kết và tình yêu đất nước của nhân dân Việt Nam. Những giá trị này vẫn còn rất quan trọng trong thực tiễn hiện nay, đặc biệt là trong việc bảo vệ chủ quyền, độc lập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phan Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Bún Ebe
Xem chi tiết
Lê Thùy Trâm
Xem chi tiết
Chuu
21 tháng 3 2022 lúc 20:03

Câu 1: Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lập nên triều đại Lê sơ là ai?

A. Lê Duy Mật.                                                     B. Lê Lai.

C. Lê Nhân Chú.                                                    D. Lê Lợi

Câu 2: Thời Lê sơ, bộ luật nào được ban hành?

A. Hình thư                                                     B. Hồng Đức

C. Hoàng Việt luật lệ                                       D. Hình luật

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ                                                  B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông                                           D. Lê Nhân Tông

Câu 3:  Ý nào sau đây không là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức?

A. bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị

B. khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp

C. bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

D. bảo vệ quyền lợi của nô tì

Câu 4: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?

A. thực hiện chế độ hạn nô

B. chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp

C. chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội

D. chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

Câu 5: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn là:

A. Phật giáo                                                      B. Đạo giáo

C. Nho giáo                                                       D. Thiên chúa giáo

Câu 6: Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là gì?

A. Bình Ngô đại cáo                                          B. Bình Ngô sách

C. Phú núi Chí Linh                                          D. Quân trung từ mệnh tập

Câu 7: Ý nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

A. triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém

B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.

C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.

D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 8: Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do nguyên nhân nào?

A. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.                                                   

B. Mạc Đăng Dung được quan quân trong triều suy tôn lên làm vua.

C. Mạc Đăng Dung đánh bại giặc Minh, lập ra triều Mạc.                                                       

D. Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc.

Câu 9: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

A. Lê Chiêu Thống                                           B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Kim                                                 D. Trịnh Kiểm

Câu 10: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn                             B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                               D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 11: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?

A. Sông Bến Hải (Quảng Trị)                            B. Sông La (Hà Tĩnh)

C. Sông Gianh (Quảng Bình)                             D. Sông Mã (Thanh Hóa)

Câu 12: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

a. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

b. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

c. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.

d. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 14: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?

A. đất nước bị chia cắt

B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt

C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển

Câu 14: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?

A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.

B. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài.

C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.

D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 15: Tính chất của chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn là

A. Chiến tranh xâm lược phi nghĩa                  B. Nội chiến phong kiến phi nghĩa.

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                   D. Nội chiến phong kiến.

Câu 16: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt nhờ yếu tố chính nào?

A. Nhờ đất đai màu mỡ.

B. Nhờ chính sách cấp nông cụ, lương ăn cho nông dân, miễn tô thuế binh dịch.

C. Nhờ chính sách tích cực của nhà nước và điều kiện tự nhiên thuận lợi.                                           

D. Nhờ việc đặt thêm các cơ sở hành chính mới như lập phủ Gia Định.

Câu 17: Đâu là thương cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?

A. Thanh Hà.                                                         B. Gia Định.

C. Phố Hiến                                                           D. Hội An

Câu 18: Đàng Trong Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

A. Lập làng, lập ấp để phục vụ nhân dân.

B. Khai hoang mở rộng vùng cai trị.

C. Tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều ruộng đất.

D. Củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 19: Con sông là ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài là

A. sông Mã.                                                           B. sông Gianh.

C. sông Cả.                                                            D. sông Bến Hải.

Câu 20: Người mở đầu cho thế lực của dòng họ Nguyễn ở phía Nam là:

A. Nguyễn Kim.                                                     B. Nguyễn Hoàng.

C. Nguyễn Phúc Nguyên.                                       D. Nguyễn Phúc Tần.

Câu 21: Trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XVIII, ở nước ta có các tôn giáo nào?

A. Nho giáo và Phật giáo.                         B. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.             D. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 22: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài

A. phát triển hơn.                                       B. ngưng trệ hơn.

C. ngang bằng.                                           D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.

Câu 23: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là:

A. Kinh Kì (Kẻ Chợ)                                    B. Phố Hiến.

C. Hội An.                                                     D. Gia Định.

Câu 24: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền tối cao.

B. Chỉ là bù nhìn, quyền lực tập trung trong tay chúa Trịnh.

C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.

D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Câu 25: Nhận xét nào không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. nổ ra liên tuc ở khắp Đàng Ngoài

B. đều bị đàn áp

C. thiếu sự liên kết với nhau

D. đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh

Câu 26: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?      

A. Được truyền từ Trung Quốc.                        B. Được dân tộc ta đúc kết ra.

C. Được các giáo sĩ phương Tây sáng tạo ra  D. Được cải tiến từ chữ Nôm.

Nguyễn Ngọc Ánh Tuyết
21 tháng 3 2022 lúc 20:04

2B 2nhỏC 3D 5C 7C 11C 12C

Lysr
21 tháng 3 2022 lúc 20:05

Câu 1: Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, lập nên triều đại Lê sơ là ai?

A. Lê Duy Mật.                                                     B. Lê Lai.

C. Lê Nhân Chú.                                                    D. Lê Lợi

Câu 2: Thời Lê sơ, bộ luật nào được ban hành?

A. Hình thư                                                     B. Hồng Đức

C. Hoàng Việt luật lệ                                       D. Hình luật

Câu 2: Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ                                                  B. Lê Thái Tông

C. Lê Thánh Tông                                           D. Lê Nhân Tông

Câu 3:  Ý nào sau đây không là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức?

A. bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị

B. khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp

C. bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ

D. bảo vệ quyền lợi của nô tì

Câu 4: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là?

A. thực hiện chế độ hạn nô

B. chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp

C. chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội

D. chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc

Câu 5: Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn là:

A. Phật giáo                                                      B. Đạo giáo

C. Nho giáo                                                       D. Thiên chúa giáo

Câu 6: Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết một áng hùng văn có tên gọi là gì?

A. Bình Ngô đại cáo                                          B. Bình Ngô sách

C. Phú núi Chí Linh                                          D. Quân trung từ mệnh tập

Câu 7: Ý nào dưới đây không là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?

A. triều đình nhà Lê suy yếu, rối loạn. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém

B. Quan lại ở địa phương ra sức bóc lột, ức hiếp nhân dân. Đời sống nhân dân khổ cực.

C. Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.

D. Triều đình không quan tâm đến đời sống nhân dân.

Câu 8: Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do nguyên nhân nào?

A. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung.                                                   

B. Mạc Đăng Dung được quan quân trong triều suy tôn lên làm vua.

C. Mạc Đăng Dung đánh bại giặc Minh, lập ra triều Mạc.                                                       

D. Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc.

Câu 9: Năm 1533, ai là người chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”?

A. Lê Chiêu Thống                                           B. Nguyễn Hoàng

C. Nguyễn Kim                                                 D. Trịnh Kiểm

Câu 10: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn                             B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                               D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 11: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?

A. Sông Bến Hải (Quảng Trị)                            B. Sông La (Hà Tĩnh)

C. Sông Gianh (Quảng Bình)                             D. Sông Mã (Thanh Hóa)

Câu 12: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

a. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

b. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

c. Hai bên không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai đàng.

d. Hai thế lực phong kiến Trịnh và Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 14: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây?

A. đất nước bị chia cắt

B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt

C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm

D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển

Câu 14: Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?

A. Khuyến khích mua bán, trao dổi với thương nhân ước ngoài.

B. Bế quuan tỏa cảng, không cho giao thương với ngưới nước ngoài.

C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.Về sau hạn chế ngoại thương.

D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.

Câu 15: Tính chất của chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn là

A. Chiến tranh xâm lược phi nghĩa                  B. Nội chiến phong kiến phi nghĩa.

C. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                   D. Nội chiến phong kiến.

Câu 16: Nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt nhờ yếu tố chính nào?

A. Nhờ đất đai màu mỡ.

B. Nhờ chính sách cấp nông cụ, lương ăn cho nông dân, miễn tô thuế binh dịch.

C. Nhờ chính sách tích cực của nhà nước và điều kiện tự nhiên thuận lợi.                                           

D. Nhờ việc đặt thêm các cơ sở hành chính mới như lập phủ Gia Định.

Câu 17: Đâu là thương cảng lớn nhất Đàng Trong vào thế kỉ XVI-XVIII?

A. Thanh Hà.                                                         B. Gia Định.

C. Phố Hiến                                                           D. Hội An

Câu 18: Đàng Trong Chúa Nguyễn ra sức khai thác vùng Thuận - Quảng để:

A. Lập làng, lập ấp để phục vụ nhân dân.

B. Khai hoang mở rộng vùng cai trị.

C. Tăng cường thế lực của tầng lớp quan lại địa chủ với việc chiếm dụng nhiều ruộng đất.

D. Củng cố cơ sở cát cứ.

Câu 19: Con sông là ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài là

A. sông Mã.                                                           B. sông Gianh.

C. sông Cả.                                                            D. sông Bến Hải.

Câu 20: Người mở đầu cho thế lực của dòng họ Nguyễn ở phía Nam là:

A. Nguyễn Kim.                                                     B. Nguyễn Hoàng.

C. Nguyễn Phúc Nguyên.                                       D. Nguyễn Phúc Tần.

Câu 21: Trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XVIII, ở nước ta có các tôn giáo nào?

A. Nho giáo và Phật giáo.                         B. Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.             D. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo.

Câu 22: So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài

A. phát triển hơn.                                       B. ngưng trệ hơn.

C. ngang bằng.                                           D. lúc phát triển hơn, lúc kém hơn.

Câu 23: Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là:

A. Kinh Kì (Kẻ Chợ)                                    B. Phố Hiến.

C. Hội An.                                                     D. Gia Định.

Câu 24: Vào giữa thế kỉ XVIII, vua Lê có vai trò như thế nào trong bộ máy cầm quyền?

A. Nắm quyền tối cao.

B. Chỉ là bù nhìn, quyền lực tập trung trong tay chúa Trịnh.

C. Bị san sẻ một phần quyền lợi cho chúa Trịnh.

D. Mất quyền vào tay chúa Nguyễn.

Câu 25: Nhận xét nào không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

A. nổ ra liên tuc ở khắp Đàng Ngoài

B. đều bị đàn áp

C. thiếu sự liên kết với nhau

D. đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh

Câu 26: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?      

A. Được truyền từ Trung Quốc.                        B. Được dân tộc ta đúc kết ra.

C. Được các giáo sĩ phương Tây sáng tạo ra  D. Được cải tiến từ chữ Nôm

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:16

Tham khảo

 Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

- Hình ảnh:

loading...

Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin

- Một số câu nói nổi tiếng:

+ “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

+ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là đòi hỏi nước nhà đã cho mình những gì, mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn ? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu đến chừng nào?”

+ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

+ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

(*) Bài giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) thời thơ ấu và thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Tất Thành trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.

Hồ Chí Minh sinh trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, Nguyễn Tất Thành học chữ Hán, sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp ở Trường Quốc học Huế. Người vào dạy học ở Trường Dục Thanh - một trường học của tổ chức yêu nước ở

Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận) một thời gian ngắn rồi vào Sài Gòn ; đến đầu tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Năm 1918, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp, thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước. Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp gửi tới Hội nghị hoà bình họp ở Véc-xai (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia đại hội thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Trong thời gian ở Pháp. Người tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa. Từ năm 1923 đến năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Ngày 3/2/1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hương Cảng (Hồng Kông). Đầu năm 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị lực lượng để đưa cách mạng Việt Nam tới thắng lợi. Từ năm 1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó, Người lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, giành độc lập, tự do của dân tộc. Hồ Chí Minh qua đời ngày 2/9/1969.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới. Đóng góp to lớn nhất của Người đối với đất nước là sự nghiệp cách mạng.

 (*) Bài học từ nhân vật:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần ham học hỏi, siêng năng, kiên trì.

- Ý chí quyết tâm và nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách.

- …

Minh Lệ
Xem chi tiết

Thái bảo Cảnh Quốc công Lê Sát 

Ông người làng Bỉ Ngũ, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang. Ông là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người rất có tài cầm quân nên được Lê Lợi trao quyền chỉ huy một trong những cơ ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, liên tiếp lập được nhiều công lớn. Năm 1427 ông được phong hàm Thiếu úy – Tư Mã. Năm 1429, nhà Lê triều lập biển khắc tên 93 khai quốc công thần, Lê Sát vinh dự được xếp hàng thứ hai.

Năm 1433 Lê Sát được phong Đại Tư Đồ. Năm 1434 ông được trao quyền Tể tướng. Ông là cố mệnh đại thần,một lòng trung với vua, nhưng tính tình nóng nảy, giết oan Nhân Chú nên vua cho là lộng quyền. Năm 1437 vua Lê Thái Tông cho ông được tự vẫn tại nhà. Năm 1484, đời vua Lê Thánh Tông cho rằng ông là người có công, chết không đáng tội nên truy tặng Thái Bảo Cảnh Quốc Công. Đền thờ ông ở xã Định Hải, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa