- Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy nêu một số đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương.
- Chỉ trên quả địa cầu dây Trường Sơn Ô-xtrây-li-a (Australia).
Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a.
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Vị trí địa lí:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến nam chạy ngang qua lãnh thổ.
+ Tiếp giáp Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.
- Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4000 km.
- Kích thước: Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới (chỉ gần 7,7 triệu km²).
Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hình 20.2, hãy phân tích đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a.
Đại bộ phận lãnh thổ phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc.
- Phía bắc có khí hậu nhiệt đới.
- Phía nam khí hậu cận nhiệt đới.
- Phía đông nam khí hậu ôn đới.
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1 và quả Địa Cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.
Đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66⸰33’N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương.
Tham khảo:
Vị trí địa lí: nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33’) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích 14,1 triệu km2, là châu lục rộng thứ tư thế giới
Đọc thông tin và quan sát hình 20.1, hãy nêu đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo của châu Đại Dương.
Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo của châu Đại Dương:
- Quần đảo Niu Di-len và các nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô.
- Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương không giàu có về tài nguyên khoáng sản.
- Ngoại trừ quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương, phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hòa.
- Trên các đảo và quần đảo hình thành rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới.
- Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng.
Đọc thông tin ở hình a và quan sát hình 1, hãy:
- Xác định trên bản đồ các khu vực địa hình của châu Á.
- Nêu đặc điểm địa hình của châu Á và ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:
+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.
+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.
+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.
– Ý nghĩa:
+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.
+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.
Đọc thông tin và quan sát hình 21.1, hãy trình bày đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a.
- Dân cư bao gồm:
+ Người bản địa: chiếm 3 % dân số (2019)
+ Người nhập cư: châu Âu, châu Á.
- Dân số khoảng 25 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 0,9%, mật độ dân số 3 người/km2 (2019).
- Phân bố: chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam.
- Mức độ đô thị hóa cao tỉ lệ dân đô thị 86%.
Đọc thông tin và quan sát hình 5.1, hãy:
- Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
- Nêu ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.
+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.
+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.
+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….
- Đặc điểm khoáng sản châu Á:
+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.
+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…
- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.
+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...
Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Xác định các bộ phận của châu Đại Dương.
- Xác định vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Trình bày kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Châu Đại Dương gồm 2 bộ phận:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a;
+ Các chuỗi đảo Mê-la-nê-di, Mi-crô-nê-di, Pô-li-nê-di, quần đảo Niu Di-len.
- Vị trí địa lí của lục địa Ô-xtrây-li-a: trải dài từ khoảng vĩ tuyến 10oN – 39oN, nằm phía tây châu Đại Dương với 4 phía giáp biển.
- Kích thước và hình dạng lục địa Ô-xtrây-li-a:
+ Lục địa có diện tích nhỏ nhất thế giới (7 741 nghìn km2).
+ Dạng hình khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.
Đọc thông tin và quan sát hình 20.3, hình 20.4, hãy nêu những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a. Vì sao Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm?
- Những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a:
+ Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.
+ Mặc dù phần lớn diện tích là hoang mạc và bán hoang mạc, nhưng lại là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
+ Có một số loài động vật tiêu biểu là thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la), thú mỏ vịt và đà điểu.
+ Một số loài thực vật đặc hữu là bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.
- Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm vì:
+ Khí hậu phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a cách biệt với phần còn lại của thế giới.
Đọc thông tin và quan sát quả địa cầu, em hãy:
- Chỉ đại dương và lục địa.
- Nhận xét diện tích của hai phần này.
Ý 1: tự thực hành
- Nhận xét diện tích của hai phần này: Đại dương chiếm phần lớn diện tính bề mặt của trái đất. Phần đại dương chiếm 70%, lục địa chiếm 30%