Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hoa quỳnh
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 15:43

Tham khảo:

Tức nước vỡ bờ” ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà giới hạn đó bị vượt quá ngưỡng cho phép thì sức ép đó sẽ không còn kìm nén lại được và kết quả cuối cùng là bờ sẽ phải vỡ ra.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 7 2017 lúc 5:39

Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 1 2017 lúc 14:36

- Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian; với đặc điểm súc tích, giàu ý nghĩa của những cụm từ cấu trúc kiểu này, nhan đề “Tức nước vỡ bờ” vừa thống nhất, vừa bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.

- Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết, nêu lên một chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.

- Có thể nói hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tô và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh.

- Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

- Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang “Tắt đèn”.

Nguyễn Huyền Trang
Xem chi tiết
Nhok Sư Tử
Xem chi tiết
Cold Wind
23 tháng 10 2016 lúc 20:36

Cuộc đời này, trong cái xã hội mục nát này, có lẽ những người nông dân nghèo chúng tôi là những người khổ sở nhất, thật chẳng còn gì khổ hơn. Nhà tôi thiếu sưu bọn lí trưởng. Vợ tôi đã phải rứt ruột đem bán cái Tý- đứa con gái đầu lòng mới có tiền nộp sưu, vậy mà bây giờ vẫn thiếu sưu của em tôi mà chú nó đã chết từ năm ngoái rồi mà. Lạnh quá, đau quá, cơn đau rát nhức lên toàn thân, muốn cử động cũng khó, tôi vừa bị chúng nó đem ra đình cùm kẹp đến sống giở chết giở, bọn ác ôn mất hết tính người. Vật vã trên nền đất lạnh lẽo, tôi lịm dần đi. Đến lúc tỉnh dậy thì tôi đang nằm trên cái chõng tre trong gian nhà nhìn đâu cũng thấy trời quen thuộc, toàn thân tôi mỏi nhừ, vẫn còn đau lắm, thật may là tôi còn sống.........nhưng đây liệu có phải là 1 sự may mắn...........bát cháo loãng nóng hổi từ tay người vợ đến xua tan đi phần nào đau đớn, tôi run run đón lấy cái tô cũ đã sứt mẻ nhiều vết từ từ đưa lên miệng. Nhưng.........rầm! Cánh cửa bật mở và 2 dáng người quen thuộc xông vào cùng những hung khí tra tấn trên tay, tôi đặt vội tô cháo xuống, sợ đến ngất đi, chẳng còn biết gì nữa.................Lát sau, lờ đờ mở đôi mắt với hàng mi nặng trĩu, tôi trông thấy cuộc ẩu đả giữa vợ tôi và bọn cai lệ. Trong mớ cảm xúc hỗn độn cả hoảng sợ , cả lo lắng, tôi nói như thét lên: "(cái câu cuối cùng của anh Dậu trong bài là gì ý, quên mất rồi ^^!)".......

Cold Wind
23 tháng 10 2016 lúc 20:37

Cũng ko giỏi văn lắm nên có gì ko hay thì bạn thông cảm cho nha. Mà đề gì kì quá, lại chọn anh Dậu - cái người cứ ngất lên ngất xuống làm ngôi kể thứ nhất ......

Thành Huy
23 tháng 12 2017 lúc 17:47

Ngáo

Phương Trinh Nguyễn
Xem chi tiết
Long Sơn
2 tháng 10 2021 lúc 16:40

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

 



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-ve-nhan-de-cua-doan-trich-tuc-nuoc-vo-bo-a82463.html#ixzz7881BjXrb

Phương Trần Lê
Xem chi tiết
Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:53

Nhan đề " tức nước vỡ bờ" ám chỉ rằng dù sức chịu đựng có lớn đến đâu nó cũng sẽ có giới hạn của nó, khi mà sức chịu đựng đó đã vượt qua giới hạn cho phép và sức ép đó không còn kìm nén được nữa thì lúc đó bờ sẽ vỡ. Và chị dậu trong tác phẩm " Tức nước vỡ bờ" cũng như vậy, chị vốn là người phụ nữ vốn giỏi chịu đựng nhưng sức chịu đựng đó cũng có 1 giới hạn nhất định của nó và hành động của tên cai lệ và người nhà lý trưởng đã phá vỡ giới hạn chịu đựng của chị bằng việc hành hung a Dậu khi mà anh vừa đc thả về sau khi chị đóng thuế cho anh Dậu.

Thu Thuỷ Nguyễn Thị
12 tháng 8 2021 lúc 15:54

lão hạc và chị dậu kh cùng nằm trong 1 tác phẩm nhé bn

 

Koy Pham
Xem chi tiết
Đạt Trần
28 tháng 8 2017 lúc 18:36

Nó hoàn toàn là hợp lý mình bắt đầu vào giải thích nha

"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà

Hiểu chưa :D

Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 19:12

Theo mk thì nó hợp lí

Bởi vì

.'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.

Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 19:49

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

Tham khảo !

Vũ Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
7 tháng 9 2017 lúc 20:27

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

Nguyễn Thị Thanh Huyền
10 tháng 9 2017 lúc 20:53

Hợp lí :

Vì nhà văn đã cảm nhận được xu thế ''tức nước vỡ bờ ''và sức mạnh to lớn khôn lường của sự ''vỡ bờ '' đó .

Mộc Lung Hoa
11 tháng 9 2017 lúc 20:36

Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen: nước quá nhiều, sẽ tạo ra áp lực lớn dẫn đến làm vỡ bờ. Nghĩa bóng: người dân đè nén áp bức tất yếu sẽ đứng dậy đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh.

=> Đặt tên tiêu đề như vậy là hoàn toàn thỏa đáng. Vì nó phản ánh đúng nội dung của đoạn trích.