Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Koy Pham

theo em, đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích này có hợp lí không,vì sao?

Đạt Trần
28 tháng 8 2017 lúc 18:36

Nó hoàn toàn là hợp lý mình bắt đầu vào giải thích nha

"Tức nước vỡ bờ" cũng chính là nội dung của đoạn trik trong tp " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố.
CHúng ta cùng giải thik từng cụm từ và liên hệ với nội dung đoạn trik xem nhé

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà

Hiểu chưa :D

Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 tháng 8 2017 lúc 19:12

Theo mk thì nó hợp lí

Bởi vì

.'Tức nước" có nghịa là nước rất đầy , như muốn trào ra . "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra . Nói theo nghĩa bóng là : Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua . Nhưng 1 ngày nào đó nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Đó là điều tất yếu trong cuộc sống này. Đừng bao giờ dồn ép người khác tới bước đường cùng hay làm những chuyện quá sức chịu đựng của 1 con người. Bởi dù sao đó cũng chỉ là 1 con người bình thường, sức chịu đựng chỉ có giới hạn mà thôi, đừng để xảy ra chuyện " tức nước vỡ bờ" thì lúc đó không hay tí nào.

Mai Hà Chi
28 tháng 8 2017 lúc 19:49

Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang Tắt đèn.

Tham khảo !

Taehyung Kim
9 tháng 9 2017 lúc 20:57

Hoàn toàn hợp lí vì kinh nghiêm dân gian được đúc kết trong tục ngữ đó đã bắt gặp sự khám phá chân lí đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố,được ông thể hiện thật sinh động,đầy thuyết phục.Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái logic hiện thực "Tức nước vỡ bờ",có áp bức có đấu tranh,mà còn toát lên cái chân lí:con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng,không có con đường nào khác.Vì vậy mà tuy tác giả Tắt đèn khi đó chưa giác ngộ cách mạng,tác phẩm kết thúc rất bế tắc,nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng Ngô Tất Tố,với Tắt đèn đã "xui người nông đân nổi loạn".Ngô Tất Tố chưa nhận thức được nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh cách mạng tất yếu của quần chúng bị áp bức,nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ,nhà văn đã cảm nhận được xu thế "Tức nước vỡ bờ" và sức mạnh to lớn khôn lường của sự "vỡ bờ" đó.và không phải quá lời...cảnh "Tức nước vỡ bờ" trong đoạn trích đã dự báo cơn bão táp quần chúng nông dân nổi dậy sau này.

phạm mỹ hạnh
10 tháng 9 2017 lúc 21:34

rất hợp lí. vì nhan đề cho thấy đầy đủ ý nghĩa của bài văn: người dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ " tức nước vỡ bờ", họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lí trưởng của chị dậu ở đây tuy liều lĩnh, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường của người dân Việt Nam nói chung một quy luật phụ nữ Việt Nam nói riêng. chính hành dộng ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ. ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh

* bạn thông cảm các danh từ riêng mình ko viết hoa, tại buồn ngủ quá :D


Các câu hỏi tương tự
Vũ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đan Nguyen
Xem chi tiết
Cherry Sos
Xem chi tiết
Loan Đặng
Xem chi tiết
Ha Thi Thuong
Xem chi tiết
Đỗ Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Đinh Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Trang Nguyen
Xem chi tiết