Những câu hỏi liên quan
🍀💓Dua Lily💓🍀
Xem chi tiết
Hquynh
26 tháng 4 2021 lúc 20:17

- Đối với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

- Đối với vùng đồng bằng:

+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

 



 

Bình luận (1)
châu_fa
Xem chi tiết
Linh Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
6 tháng 1 2022 lúc 14:01

TK - Vì tỉ lệ tăng dân số ngày càng cao. Lượng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Đồng thời diện tích đất trồng cũng có hạn vì vậy việc sử dụng đất trồng hợp lý là cần thiết

Bình luận (0)
Nguyễn Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 3 2021 lúc 16:11

 

Tài nguyên đất

Tài nguyên rừng

Vai trò

+ Môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.

+ Nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất làm cho đất không bị thoái hóa.

 

+ Cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, …

+ Có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu.

+ Góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất, …

+ Ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật.

+ Nguồn gen quý giá góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

 

Biện pháp

+ Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.

+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất.

 

+ Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung.

+ Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2018 lúc 3:28

Đáp án B

Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 7 2017 lúc 10:58

Đáp án B

Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Bình luận (0)
Minh Triết Nguyễn
Xem chi tiết

Câu 1:

Quần thể người có những đặc trưng kinh tế xã hội mà những quần thể sinh vật không có vì:

- Con người có lao động và tư duy, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, có khả năng cải tạo thiên nhiên

Câu 2:

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên sinh vật và rừng 

Câu 3: 

Sử dụng hợp lý tài nguyên nước, rừng cần có những biện pháp sau đây:

- Tích cực trồng cây xanh

- Tránh đốt rừng làm nương rẫy

- Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia

- Tiết kiệm nguồn nước sạch

- Hạn chế sử dụng túi nilon

- Không xả rác ở sông, hồ, ao

Câu 4:

Mất cân bằng sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng các thành phần trong hệ sinh thái

Câu 7:

Mục đích của luật bảo vệ môi trường ban hành là để bảo vệ cuộc sống của chúng ta, bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản

Câu 9:

Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng:

- Diện tích rừng bị thu hẹp, cây rừng mất đi gây xói mòn đất

- Khi trời mưa lớn mà không có cây xanh cản bớt đi dễ gây ra lũ lụt, lũ lụt làm ảnh hưởng đến tính mạng con người và làm thiệt hại tài sản con người 

Câu 11:

Chúng ta phải sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý vì tài nguyên không phải là vô tận. Chúng ta cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa bảo đảm duy trì lâu dài cho các thế hệ sau

Câu 13: 

Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng:

- Chống xói mòn đất

- Làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn

- Bầu không khí trong lành

- Làm hạn chế sự biến đổi của khí hậu 

- Là nơi ở của một số động vật 

Câu 14;

Biện pháp giúp cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên:

- Tích cực trồng cây xanh

- Hạn chế sử dụng túi nilon

- Sử dụng năng lượng sạch 

- Tái chế lại đồ dùng mình đã xài

Câu 16:

Để cải tạo đất nghèo đạm cần trồng cây họ Đậu 

Bình luận (0)
khanhboy hoàng
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 10 2023 lúc 15:23

- Tình hình sử dụng tài nguyên nước của Việt Nam hiện nay vẫn đang đối mặt với một số thách thức và hạn chế. Một ví dụ cụ thể là việc quản lý và sử dụng nước trong ngành nông nghiệp.

- Ví dụ cụ thể: Trong lĩnh vực nông nghiệp, nước được sử dụng một cách không hiệu quả và không bền vững. Các hệ thống tưới tiêu truyền thống sử dụng nước lãng phí và gặp khó khăn trong việc theo dõi và quản lý lượng nước sử dụng. Ngoài ra, sự tăng cường sản xuất nông nghiệp và mở rộng diện tích canh tác đã dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm và nước mặt. Các tuyến sông và con đập chứa nước cũng đang phải đối mặt với quá trình ô nhiễm và sự cạnh tranh về nước sử dụng.

- Biện pháp đề xuất: 
+ Quản lý và theo dõi nguồn nước
+ Khuyến khích tái sử dụng nước
+ Khuyến khích các phương pháp nông nghiệp bền vững
...

Bình luận (0)
Thu Trần
Xem chi tiết
An Linh
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
24 tháng 3 2022 lúc 16:17

tham khảo

 

Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam (ĐC&KSVN), Tổng cục Môi trường (TCMT) phối hợp với Tổng Công ty Dầu khí và Kim loại quốc gia Nhật Bản (TCTDK&KLQGNB) vừa tổ chức Hôị thảo về môi trường mỏ trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam nhằm tuyên truyền, phổ biến những tác hại đến môi trường, cảnh quan, đời sống của cộng đồng do hoạt động khai khoáng gây ra; đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ bảo vệ môi trường (BVMT) mỏ của các doanh nghiệp trong khai thác mỏ vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Tham dự Hội thảo có nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Hải Dũng, lãnh đạo một số Vụ chức năng thuộc Bộ, Cục ĐC&KSVN, TCMT, Tổng hội Địa chất, Viện KHĐC&KS, Sở TN&MT các tỉnh… Về phía Nhật Bản có ông Takayuki Shimonura, Bí thư thứ hai ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam, TGĐ Cơ quan Ngoại thương Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hiroyuki Moribe, GĐ điều hành TCT DK &KLQG Nhật Bản (JOGMEC), ông Eimon Ueđa cùng đại diện các Tập đoàn, các Công ty, doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Takayuki Shimonura, Bí thứ thứ hai ĐSQ Nhật Bản tại VN đề cập những mất mát to lớn mà Nhật Bản đang phải gánh chịu do trận động đất và sóng thần gây ra, cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chia sẻ khó khăn, dành cho Nhật Bản sự ủng hộ giúp đỡ chân tình trong cơn hoạn nạn, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong hợp tác phát triển kinh tế nói chung và ngành khai khoáng nói riêng.

Thay mặt Ban tổ chức, Cục trưởng Cục ĐC & KSVN Nguyễn Văn Thuấn bảy tỏ niềm cảm thông với những đau thương mất mát của nhân dân Nhật bản và tin tưởng rằng, với ý chí và truyền thống kiên cường của dân tộc, Nhật Bản sẽ sớm khắc phục hậu quả của thiên tai và tiếp tục phát triển đất nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Cục trưởng Nguyễn Văn Thuấn khẳng định: Công nghiệp khai thác mỏ là ngành kinh tế tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, công nghiệp (CN) khai khoáng đang đứng trước nhiều thách thức: khai thác, sử dụng chưa có hiệu quả làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, tác động xấu tới cảnh quan và hình thái môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Hội thảo là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản trao đổi kinh nghiệm nhằm phát huy những mặt tích cực và đề ra những định hướng, giải pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực  quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản vì lợi ích quốc gia và sự phát triển bền vững của ngành khai thác mỏ Việt Nam.

Hội thảo đã nghe Giám đốc điều hành JOGMEC giới thiệu các biện pháp phòng chống ô nhiễm tại các khu mở bỏ hoang và vai trò của JOGMEC để khắc phục tình trạng này. Ông Trịnh Minh Cương, Cục ĐC & KSVN nêu thực trạng công tác BVMT trong khai thác mỏ ở Việt Nam, TCT Nghiên cứu công nghệ JFE trình bày khung pháp lý về quản lý ô nhiễm môi trường mỏ của Nhật Bản. ông Mai Thế Toản (TCMT) đề cập các chính sách  bảo vệ môi trường mỏ tại Việt Nam, ông Masao Okumura, Phòng Kiểm soát ô nhiễm hầm mỏ JOGMEC giới thiệu hoạt động nghiên cứu và phát triển của JOGMEC về công nghệ kiểm soát ô nhiêm mỏ. Đại diện  Sở TN&MT các tỉnh và các tập đoàn, công ty khai thác mỏ phát biểu, trao đổi về thực trạng, kinh nghiệm cùng những bất cập trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.

 

Bình luận (0)