Đọc thuộc lòng những câu thơ em yêu thích trong bài thơ đã tìm được tên ở bài tập 1
mọi người ơi giúp mik với
mik đang cần gấp
Câu 1:
Kể tên các bài thơ trung đại (kèm theo tên tác giả) mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì I. Trong những bài thơ ấy em thích nhất bài thơ nào? Vì sao?
Câu 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi cho ở bên dưới.
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Tình cảm bài ca dao muốn diễn tả là tình cảm gì? Tìm những bài ca dao, bài thơ cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ mà em biết.
Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)
-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)
-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)
-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)
Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.
Câu 2:
Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?
Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa
Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).
Em đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).
Ví dụ: Quả ngọt cuối mùa, ngày hội,...
Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách
Chủ điểm Mảnh ghép yêu thương
(a) Tìm đọc một bài thơ viết về:
(b) Ghi chép những nội dung thú vị vào Nhật kí đọc sách.
(c) Cùng bạn chia sẻ:
– Bài thơ đã đọc.
− Nhật kí đọc sách.
– Đoạn thơ em yêu thích và giải thích lí do.
a. Ví dụ về bài thơ: "Mẹ vắng nhà ngày bão" - Đặng Hiển
b. Nhật kí đọc sách:
Tên bài thơ: Mẹ vắng nhà ngày bão
Tên tác giả: Đặng Hiển
Từ dùng hay: là số đếm được dùng trong bài thơ
" Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung"
Hình ảnh đẹp: Ngày bão mẹ vắng nhà, ba bố con đều vất vả. Nhà dột, ba bố con phải nằm chung. Củi mùn để nấu cơm thì bị ướt nên khi đun nấu khói làm mắt đỏ hoe. Ba bố con phải đảm nhiệm mọi việc: chị hái lá nuôi thỏ, em chăn đàn vịt, bố đi chợ mua cá về nấu canh chua.
c. Chia sẻ với bạn:
Cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Bài thơ diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết của gia đình sau nhiều ngày mong ngóng mẹ về. Mẹ đi vắng, cũng là lúc cơn bão ập đến. Cơn bão của thiên nhiên hay cơn bão trong lòng mỗi người khi không có mẹ? Mẹ trở về, thời gian xa vắng đã kết thúc, giống như cơn bão đã tan, trời lại quang mây, lặng gió. Người mẹ được tác giả so sánh như “nắng mới” trở lại, làm cho gian nhà ẩm ướt sau cơn bão như “sáng ấm” lên. Hình ảnh “nắng mới” là hình ảnh của mẹ, mẹ đã trở về xua đi sự trống trải, sự mong mỏi của mọi người trong gia đình.
Đọc thuộc lòng 1 trong 3 bài thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Em thích câu thơ hoặc khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Em thích câu thơ:
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay.
Vì đây là suy nghĩ rất ngây thơ, đánh yêu, vô tư của trẻ con.
Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) em đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước hoặc những tấm gương trong chiến đấu, học tập, rèn luyện,... của thiếu nhi Việt Nam.
Anh Kim Đồng
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng.
Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
1. Chép thuộc một đoạn thơ em yêu thích trong một bài thơ đã đọc. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
mình chép một đoạn thơ của bài Đêm nay bác ko ngủ nhé !
đoạn thơ em yêu thik đó là :
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Â'm hơn ngọn lửa hồng.
BPTT : so sánh ko ngang bằng ( Bóng Bác cao lồng lộng
Â'm hơn ngọn lửa hồng. )
tác dụng : cho ta thấy rằng tình yêu thương của Bác đối với các anh lính không chỉ là tình thương của những bậc chú cháu mà nó cho ta thấy tình yêu thương vô bờ bến của một ng cha già đối với những đứa con thơ dại của mình
Câu 1: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
" Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi bai chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
a) Nêu tên bài thơ trên? Tác giả?
b) Nêu các tầng ý nghĩa của bài thơ
c) Tìm thành ngữ được tác giả sử dụng và giải thích thành ngữ đó
d) Cảm nhận thái độ của nhà thơ qua bài thơ trên
Câu 2:
a) Khi sử dụng quan hệ từ, ta thường mắc những lỗi gì?
b) Xác định lỗi và sửa lôic quan hệ trong các câu sau:
(1) Em tôi thông minh và lười
(2) Qua quá trình học tập nên ta sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích cho cuộc sống
Câu 3: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ " Rằm tháng giêng " của Hồ Chí Minh
Tìm tên các loài chim được kể trong bài. Em hãy đọc bài vè và chú ý tới những câu thơ nêu tên loài chim: Là ...
Tên các loài chim được kể trong bài là : gà, chim sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, chim khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo.
Cho câu thơ: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”
Câu 1: Chép những câu thơ còn lại để hoàn thiện bài thơ.
Câu 2: Nêu tên bài thơ, tên tác giả
Câu 3: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Câu 4: Em hiểu thế nào là “ta với ta” trong câu thơ cuối bài?
câu 1: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta ! "
câu 2:
tác giả :Nguyễn Khuyến
tên văn bản : bạn đến chơi nhà
câu 3:
từ đồng âm : ta với ta
tác dụng : Tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa cho người đọc, người nghe.
câu 4:
làm em liên tưởng đến bài:
-Qua Đèo Ngang
tác giả - Bà Huyện Thanh Quan
-Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.
câu 5:
Bạn bè là những người cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, người đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Sự xuất hiện của những người bạn làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp đẽ, ý nghĩa hơn.
Một tình bạn đẹp là một tình bạn biết cảm thông, chia sẻ cùng nhau. Một người bạn tốt là một người biết giúp đỡ, quan tâm đến bạn mình. Những vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau trong cuộc sống đều kể cho nhau nghe. Người bạn thực sự tốt giúp chúng ta được an ủi, vỗ về khi mệt mỏi, được cùng chơi, cùng học, cùng cố gắng, cùng thành công. Người bạn tốt sẵn sàng giang rộng vòng tay khi ta cần mà chẳng hề tính toán thiệt hơn, chẳng ích kỷ, ghen tuông khi mình thành công hơn họ. Họ vui với niềm vui và thành quả của mình, buồn với những bất hạnh, vấp ngã của mình. Một tình bạn đẹp luôn có những kí ức đầy tuyệt diệu và đẹp đẽ, trong sáng và luôn luôn cao đẹp.
Bài làm
C1 : Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta ! "
C2 : tác giả :Nguyễn Khuyến
tên văn bản : bạn đến chơi nhà
C3:Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
C4: Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.
Tham Khảo:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta ! "
C2 : tác giả :Nguyễn Khuyến
tên văn bản : bạn đến chơi nhà
C3:Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
C4: Hai cách hiểu cụm từ : " ta với ta " ở hai bài thơ không giống nhau. Vì trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " , cụm từ " ta với ta " là để chỉ hai người bạn với nhau, còn trong bài " Qua đèo ngang " " ta với ta " là để chỉ một mình tác giả đơn độc giữa khoảng không rộng lớn đối mặt với tâm sự của chính mình.
Ông G cho ông X mượn tập thơ “Hướng về biển Đông” của tác giả M. Ông X thấy bài thơ hay nên đã chỉnh sửa một số câu thơ để gửi đăng báo và phát trên các phương tiện truyền thông. Em H đọc được bài thơ này thấy hay nên đã học thuộc và mang đọc trước lớp. Trong tình huống trên, những ai sau đây vi phạm chính sách văn hóa?
A. Ông X, em H
B. Ông X
C. Ông X, ông G
D. Ông G, em H