Chia sẻ về cách quản lí dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo mà em đã tham gia hoặc đã biết.
Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện mà em đã tham gia:
- Kể tên những hoạt động mà em đã tham gia để hưởng ứng phong trào "Thiện nguyện, nhân đạo - một hành động văn hoá, nghĩa tình" do nhà trường phát động.
- Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động thiện nguyện.
- Em có vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo không? Nếu có, em đã vận động họ như thế nào? Kết quả ra sao?
- Chia sẻ về một hoàn cảnh khó khăn ở trường hoặc địa phương đang cần giúp đỡ: Một bạn học ở lớp có hoàn cảnh khó khăn, chưa có xe đạp để đi học phải đi bộ mà quãng đường từ nhà đến trường rất xa.
- Cảm nhận của em sau khi tìm hiểu hoàn cảnh khó khăn đó: tự hào vì đã giúp được các bạn và cảm thông cho hoàn cảnh các bạn nhiều hơn…
Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện mà em đã từng tham gia.
Gợi ý:
+ Tên hoạt động thiện nguyện;
+ Lí do em tham gia hoạt động;
+ Công việc em đã thực hiện khi tham gia hoạt động;
+ Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động.
Tham khảo
Hoạt động em tham gia là : Áo ấm cho em
Lí do tham gia: Rất ý nghĩa
Công việc: Thu gom quần áo, gấp quần áo vào mỗi túi nhỏ, phát quà cho trẻ em
Cảm xúc của em sau khi tham gia rất vui, vì được thấy nụ cười hạnh phúc của các em nhỏ.
- Trao đổi về các hoạt động phát triển cộng đồng mà em đã tìm hiểu.
Gợi ý:
- Chia sẻ về các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương mà em dự định tham gia.
Gợi ý:
+ Tên hoạt động;
+ Lí do em tham gia;
+ Mong muốn của em khi tham gia hoạt động;
+ Những công việc cụ thể em sẽ thực hiện trong hoạt động phát triển cộng đồng.
- Tham gia hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương và chia sẻ kết quả.
Tham khảo:
-Hoạt động em dự định tham gia :
Đánh cồng chiêng, nhảy xạp. Em muốn tham gia vì đó là nền văn hóa lâu đời của người dân địa phương em, em mong muốn có thể học được cách đánh cồng chiêng, cách nhảy xạp đẹp.
Các hoạt động cộng đồng được truyền đạt từ người cao tuổi xuống những lớp thế hệ trẻ
Tham khảo
-Hoạt động em dự định tham gia :
Đánh cồng chiêng, nhảy xạp. Em muốn tham gia vì đó là nền văn hóa lâu đời của người dân địa phương em, em mong muốn có thể học được cách đánh cồng chiêng, cách nhảy xạp đẹp.
Các hoạt động cộng đồng được truyền đạt từ người cao tuổi xuống những lớp thế hệ trẻ.
Chia sẻ hoạt động thiện nguyện, nhân đạo em đã tham gia
Gợi ý:
tham khảo
Dịp hè vừa qua em đã có cơ hội tham gia hoạt động thiện nguyện “Giấc mơ cho em”. Em đã cùng các bạn, anh chị trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động, kêu gọi mọi người trong toàn trường, các công chức viên chức ủng hộ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đến trường.
Trong quá trình tham gia hoạt động, vì sức khỏe không được tốt nên em không thể tham gia tất cả các hoạt động do ban thiện nguyện tổ chức. Nhưng nhờ sự giúp đỡ, cũng như sự tận tâm của các bạn, các anh chị trong hoạt động thiện nguyện em đã có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhìn thấy các bạn có cơ hội tiếp tục đến trường em cảm thấy mình rất hạnh phúc và thấy mình trưởng thành hơn vì đã làm được một điều thật ý nghĩa.
Chia sẻ về hoạt động vì cộng đồng mà em đã tham gia và kết quả của hoạt động đó.
Ví dụ:
Những công việc bạn H. làm khi tham gia dự án “Những con đường hoa quê em”:
- Làm đất ở những con đường trồng hoa theo dự án.
- Lựa chọn loại hoa.
- Trồng hoa.
- Chăm sóc hoa hằng ngày.
- Báo cáo về thực trạng các con đường hoa cho lãnh đạo dự án.
- …
Những công việc em làm khi tham gia Hiến máu nhân đạo:
- Lọc máu và hiến máu cho các bệnh nhân và người cần máu thuộc nhóm máu của em.
- Giúp đỡ được những người khó khăn.
- Lan tỏa tình thần yêu thương và sẻ chia cộng đồng.
Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện em đã tham gia hoặc đã biết.
Gợi ý:
- Những hoạt động thiện nguyện nào? (Hoạt động trợ giúp những người gặp khó khăn như: nghèo khó, khuyết tật; hoạt động trợ giúp người dân những vùng bị dịch bệnh, thiên tai;...).
- Hoạt động đó do ai tổ chức?
- Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
- Những khó khăn khi tham gia hoạt động thiện nguyện.
- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn.
- Cảm xúc của những người tham gia hoạt động thiện nguyện.
tham khảo
Từ thiện chính là những việc làm tốt, việc làm thiện xuất phát từ trái tim mỗi người. Còn những hành động đẹp, giúp đỡ người khác mà không xuất phát từ tâm, có vụ lợi, toan tính thì sẽ không được coi là từ thiện, đó chỉ là sự “bố thí” mà thôi. Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những hành động giúp đỡ, an ủi về mặt tinh thần cũng được coi là hình thức từ thiện đặc biệt. Những hành động đó dù không giúp giải quyết khó khăn về vật chất nhưng sẽ giúp cho tinh thần của người nhận trở nên ấm áp hơn và cảm nhận được tình người sâu sắc hơn. Việc làm từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó. Dù là xuất phát từ đâu thì hành động này cũng đáng được trân trọng.
- Trao đổi về các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
Gợi ý:
- Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà em đã tham gia.
- Chia sẻ về một hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà em dự định tham gia.
- Tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương và chia sẻ kết quả.
Tham khảo
Hoạt động giáo dục ở địa phương:
+ Tổ chức lễ hội truyền thống ở địa phương
+ Thi tìm hiểu truyền thống địa phương
+ Trải nghiệm văn hóa truyền thống địa phương.
Hoạt động giáo dục em đã tham gia: Tìm hiểu về nên văn hóa Mo mường ở địa phương em.
Hoạt động em dự định tham gia : Đánh cồng chiêng. Em muốn tham gia vì đó là nền văn hóa lâu đời của người dân địa phương em, em mong muốn có thể học được cách đánh cồng chiêng.
Kể về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện mà em đã có dịp chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.
1. Em biết hoặc được tham gia những hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc hoạt động thiện nguyện nào?
2. Em hoặc những người tham gia đã làm những việc gì?
3. Em có suy nghĩ, cảm xúc gì khi chứng kiến hoặc tham gia hoạt động đó?
Trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung nước ta đã phải hứng chịu một trận lũ lịch sử. Cuộc sống của người dân trở nên khó khăn. Đúng lúc này, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta lại được phát huy mạnh mẽ. Lớp học của em cũng đóng góp một phần vào đó.
Khi cơn lũ qua đi, nhiều tài sản của người dân bị hủy hoại. Đặc biệt là những bạn học sinh không còn có sách vở, áo quần sạch sẽ để đến trường. Trước tình hình đó, người người nhà nhà chung tay góp sức ủng hộ miền Trung. Người có sức góp sức, người có của góp của. Riêng trường em cũng đã phát động phong trào ủng hộ các bạn học sinh ở miền Trung. Mỗi học sinh có thể ủng hộ sách vở, quần áo hoặc đồ dùng học tập. Sau đó, các lớp sẽ thống kê và sắp xếp để nộp lại cho nhà trường.
Sau khi nghe cô giáo phổ biến, các thành viên trong lớp của em đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Bản thân em cũng vậy. Tối hôm đó, em trở về nhà xin phép mẹ lấy những bộ trang phục không mặc nữa nhưng còn mới để tặng các bạn. Được mẹ đồng ý, em vui lắm, vội lấy áo quần ra gấp gọn gàng để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Xong xuôi, em vào tủ sách, lấy ra những cuốn sách của các năm học trước đóng vào hộp để gửi cùng. Suốt tối hôm đó, em mong sao cho ngày mai đến thật nhanh để được đem quà đến cho các bạn ở miền Trung.
Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đã chuẩn bị đến nộp. Tất cả các thành viên khác trong lớp cũng đều đóng góp. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Lớp em đã đóng góp được mười bộ sách giáo khoa, hai mươi bộ quần áo vẫn còn rất mới và hơn một triệu đồng tiền mặt. Chúng em đều cảm thấy rất hạnh phúc.
Em biết, hành động của mình không quá lớn lao. Nhưng em vẫn vô cùng hạnh phúc và vui sướng khi góp chút sức mình giúp đỡ đồng bào trong khó khăn. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa, để tương lai, có thể giúp đỡ nhiều người hơn bằng chính sức của mình.
Cuối buổi chiều, các bạn nam phụ trách mang những món quà của lớp đem nộp cho cô tổng phụ trách. Sau khi hoạt động từ thiện kết thúc, lớp em đã được tuyên dương trước toàn trường. Em cảm thấy đây là một hoạt động rất ý nghĩa, và vui vẻ khi làm được một việc tốt.
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
- Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
- Chia sẻ kết quả thảo luận
tham khảo
* Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
Cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:
+ Đối tượng vận động: bố mẹ, anh chị em, các bạn, thầy cô trong trường, hàng xóm…
+ Nội dung vận động:
- Đưa ra các dẫn chứng, hình ảnh, video về những người có hoàn cảnh khó khăn
- Kêu gọi mọi người ủng hộ cả về mặt vật chất cũng như tinh thần
- Động viên các hoàn cảnh khó khăn vượt qua số phận, sống lạc quan, tích cực.
+ Hình thức vận động:
- Vận động trực tiếp: tọa đàm, chia sẻ
- Vận động gián tiếp: tuyên truyền qua áp phích, tranh, video, bài viết…
* Thảo luận cách thức vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
+ Thảo luận đã đạt được sự chấp thuận và hưởng ứng tích cực, năng nổ từ tất cả mọi người tham gia hoạt động thiện nguyện
+ Thuận lợi:
+ Bên cạnh những thuận lợi đó, thảo luận vẫn còn tồn tại một số khó khăn: Một số bạn vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình do sức khỏe không cho phép …