a. Nói cảm xúc, suy nghĩ của em về trường lớp; về thầy cô khi sắp kết thúc năm học.
b. Viết 4-5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi sắp kết thúc năm học.
Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ về cây bàng trước của lớp em
Cảm xúc của em về cây bàng trước sân trường
Mùa đông áo đỏ, mùa hè áo xanh. Khi cây bàng mở hội thì chim chóc đến vây quanh. Mối khi lời bài hát cất lên òng em lại nôn nao một niềm vui khó tả. Chao ôi! sao mà yêu cây bàng đến thế.
Không biết cây bàng được trồng tựa bao giờ, em chỉ biết khi lần đầu tiên bước chân vào sân trường đã thấy bác bàng già đứng đó, mỉm cười chào đón chúng em. Biết bao lứa học trò đến và chia tay mái trường. Bác bàng sừng sững đứng đó chắng kiến bao sự đổi thay của ngôi trường.
Sang đông, những chú chim bay về phương nam tránh rét, cơn gió đông rít từng hồi tàn nhẫn bứt từng chiếc lá.
Bác bàng như rải những lá thư đỏ xuống sân trường mang một thông điệp yêu thương. Những cành cây khẳng khiu gầy guộc chống trọi với cái rét cắt da cắt thịt.
Quên làm sao được những ngày ấy, nhìn qua cửa sổ em thấy thướng bác bàng làm sao! Mình thì được mặc áo ấm còn ngoài kia, bác vẫn đứng cô đơn, trơ trọi với cái rét đến tận xương, tận tụy. Em muốn như truyền sức ấm từ trái tim cho bác.
Đến cuối đông, tiết trời bớt lạnh hơn, trời hào phóng đêm xuống một trận mưa rào lành. Cây bàng ra những chiếc lá nhỏ, chồi non xanh lộc biếc. Nhựa sống truyền đi khắp nơi cơ thể tràn trề niềm vui.
Đàn đàn lũ lũ chim chóc kéo nhau về làm tổ, vui tươi ca hát chào đón mùa xuân. Em cũng thấy vui thay. Cả một vòm cây xanh mơn mởn rớp mát cả góc sân trường.
Rồi những ngài thi đến, các cô , cậu học trò mải mê với bài học mà quên mất bác bàng già. Rồi bất giác nhìn lên, bàng đã ra hoa tựa lúc nào. Những bông hoa nhỏ xíu trắng muốt rải quanh gốc cây.
Chỉ mới hôm qua thôi, quả bàng đã thành những quả bàng trưởng thành như hình con thoi. Em cùng lũ bạn ngồi dưới gốc bàng nhâm nhi món ăn "dân dã" của bọn học sinh chúng em. Phần bên trong xốp béo ngậy, bùi bùi làm nức lòng câu học xinh.
Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như kiếm vỡ tổ, đứa thì nhảy dây, đứa thì đuổi nhau, còn bọn con gái thì ngồi ghế đá cạnh bác bàng thân yêu đọc sách, kể chuyên cho bác bàng nghe. Em còn tâm sự những vui buồn cùng với bác.
Bác như một người bạn tri kỉ sẻ chia, động viên em trong cuộc sống cũng như trên con đường học vấn đầy gian nan. Dưới ánh nắng chói chang của mùa hạ, em thich nhất được bác Bàng che mát, được tận hưởng cái màu xanh đầy sức sống thì không còn gì bằng.
Bác bàng thương chúng em, bác cố gắng vươn thật dài cánh tay xanh ấy để che mát cho chúng em. Vì thế, em luôn yêu quý và kính trọng bác và coi bác như một người bạn thân thiết gắn bó với biết bao nhiêu kỉ niệm của một thời cắp sách đến trường.
Yêu lắm người bạn thân thương ơi! Mai này dù có đi đâu xa em vẫn mãi luôn nhớ về bác bàng già trước sân trường. Ở nơi đó, bác đã chứng kiến bao giây phút ngọt ngào của tuổi thơ em.
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…
Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…
Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…
nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về loài voi và các loài vật nói chung
nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về loài voi và các loài vật nói chung
Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi mà em biết.
Gợi ý:
1. Em cần nói những gì về nhân vật?
a. Giới thiệu về nhân vật: tên, tuổi,…
b. Nói về lòng dũng cảm hoặc tài năng của nhân vật.
c. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật.
1.
a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng
b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).
Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.
Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.
Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.
Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.
Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.
Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.
Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành.
c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.
(ngữ văn 6-kết nối tri thức{NÓI VÀ NGHE-trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương}) nêu cảm nghĩ,cảm xúc của em về hình ảnh dưới đây
những cảm xúc , suy nghĩ của em về phòng truyền thống của trường mà em đang học
"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.
Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.
Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.
Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.
Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.
Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.
Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.
Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.
Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.
Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.
Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.
Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?
Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…
Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.
Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.
Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.
Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.
Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.
Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.
Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".
Em hãy chia sẽ những suy nghĩ và cảm xúc về ngôi trường mới của em và hoạt động học tập của bạn thân
Trong cuộc đời mỗi con người, khoảng thời gian mà đẹp đẽ nhất, mang lại biết bao kỷ niệm buồn vui cùng thầy cô, bạn bè,… chính là quãng đời học trò của chúng ta. Em cũng cho rằng như vậy, hơn cả em yêu lắm ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại – nơi đã ươm mầm trong em bao mơ ước, hoài bão.
Ngôi trường của em là một ngôi trường mới, khang trang sạch đẹp. Từng dãy nhà ba tầng vừa được sơn lại màu vàng tươi mới với mái ngói đỏ thắm. Nơi đây lúc nào cũng vang lên tiếng giảng bài ân cần của thầy cô và tiếng trả lời, đáp lại của các cô cậu học trò thật ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng. Sân trường là nơi giúp cho chúng em giải trí sau mỗi tiết học căng thẳng. Đây quả là thiên đường lí tưởng của chúng em!
Em yêu lắm sân trường này với những hàng cây hoa sữa, bàng,… nghiêng mình trong nắng. Nơi đây, từng chiếc ghế đá, từng khoảng sân,… đều đã khắc sâu những kỉ niệm buồn, vui bên thầy cô và bạn bè trong tâm trí em!
Em còn nhớ ngày đầu tiên bước vào trường đầy bỡ ngỡ. Đó là một ngày cuối mùa hạ, khi mà trên cây phượng chỉ còn điểm vài đốm đỏ, trời cao và trong xanh, nắng buông từng vạt mỏng khắp sân trường. Khi ấy, ngôi trường bừng sáng lên mở ra trước mắt em như mở ra một tương lai tươi tràn đầy hi vọng đang chờ đón. Tuy những ngày đầu gặp chút khó khăn nhưng rồi em cũng dần thích nghi với cách giảng dạy mới lạ, giúp tăng khả năng tư duy của học sinh. Các thầy cô giáo mới, mỗi người một tính cách, thầy Trung thì vui tính, thầy Hưng thì điềm đạm, cô Phương thì nghiêm khắc. Bới thế mỗi tiết học cứ thế mà trôi qua một cách thú vị và đầy hứng thú. Thật may mắn khi nhà trường phân công cô Linh làm chủ nhiệm lớp em ngay năm đầu tiên khi chúng em đặt chân vào trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này. Nhờ có cô Linh luôn hết lòng, khắt khe, uốn nắn, dạy bảo cho lớp em nên lớp em mới có ngày hôm nay. Thật vui khi nghĩ về tập thể lớp em, những ngày đầu còn nhút nhát không dám bắt chuyện với nhau mà giờ đây tất cả đều thân thiết như anh em một nhà. Có khi tụi con trai giả làm con gái làm chúng em ôm bụng cười rồi lại im bặt khi thầy Tùng – hiệu trưởng nhà trường đi qua rồi “tặng” cho lớp em cái nhìn đầy uy lực. Các bạn tuy nhiên lúc trêu trọc giận nhau nhưng ai mà gặp khó khăn là tất cả giúp đỡ ngay. Em thấy mình thật may mắn khi được đi học, luôn được thầy cô yêu thương, chăm lo, được bạn bè chia sẻ, gắn bó cùng nhau qua những lúc vui, buồn. Qua đây, em cũng đồng cảm và buồn thay cho những tuổi hồng không được cắp sách đến đường, không được mọi người yêu thương chia sẻ như chúng rm. Em cảm ơn cô rất nhiều! Cô Linh ơi! Chúng em sẽ ghi nhớ lời dạy bảo của cô để bước vào lớp bảy với giáo viên chủ nhiệm mới là cô Lưu Hòa.
Em cảm thấy tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò của mình giống như mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vì thế mà người ta vẫn thường nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của mình… Thầy cô luôn an ủi và là lời động viên rất lớn mỗi khi chúng em vấp ngã, thất bại hay là niềm vui sướng được nhân lên mỗi khi chúng em thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em khi vấp ngã thì thầy cô cũng chẳng dấu nổi cảm xúc. Những lần như vậy, thầy cô luôn ôn chúng em vào lòng để mong sao sự ấm áp ấy sẽ xoa dịu nỗi đau lòng trong mỗi đứa học trò của mình. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều chung một tình yêu nghề, yêu học sinh và cả sự nhiệt huyết trong mỗi người.Nhiều khi em tự hỏi: “Tại sao thầy cô lại muốn truyền hết lại những kiến thức mà thầy cô biết cho chúng em”. Đến bây giờ em mới hiểu, thầy cô làm như vậy tất cả đều vì muốn tốt cho chúng em, muốn cho chúng em trưởng thành hơn. Để rồi sau này, khi chúng em bước vào đường đời sẽ gặp không ít khó khăn, chông gai sẽ tha thiết được nhớ lại những tiết học như những trang bị, bài học quý giá giúp chúng em vượt qua mọi thử thách. Công lao của thầy cô to lớn biết nhường nào, dù mai đây thì chúng con cũng không đến đáp được hết công lao đó! Thời gian trôi qua nhanh quá! Cảnh vật vẫn như cũ, chỉ có chúng em là thay đổi. Ước gì em mãi là cô học sinh lớp bảy của trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại, mãi ở tuổi học trò – một ước mơ muôn thuở. Nhưng không ai có thể đi ngược lại quy luật tự nhiên. Rồi ai cũng sẽ lớn lên sẽ phải bước qua cánh cổng kỳ diệu này để bước vào đời. Nhưng em mong ngôi trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này sẽ mãi là người dìu dắt mang đến cho chúng con những kiến thức rộng mở đưa con đến bến bờ tương lai.
Tất cả đó vẫn chưa thể nói hết được những gì ngôi trường thân yêu này – trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại đã mang đến cho chúng em. Ở đây, chúng em được chắp thêm đôi cánh ước mơ, được bước vào khám phá thế giới kì diệu như trong bài: “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lí Lan đã viết. Dù mai đây có đi đâu xa em cũng sẽ nhớ mãi ngôi trường, thầy cô trường Trung học cơ sở Chuyên Ngoại này.
Hãy viết một đoạn văn nói nên suy nghĩ,cảm xúc của em về ước mơ''hòa bình cho thế giới''.
"hòa bình trên thế giới ư?" - đã bao nhiều người từng nhắc đến câu nói này? Trong thời chiến tranh, những lúc bom đạn rơi xuống, những tiếng súng vang lên thì sẽ có người chết. Lúc đó chẳng phải mọi người đều đã cầu mong rằng thế giới sẽ hõa bình ư? Bây giờ, em đang được sống trong một cái thế giới hạnh phúc, được ăn mặc, học tập đầy đủ. Thậm chí bây giờ từ "chiến tranh" đã đi vào di vãng. Tuy vậy nhưng trong cái mơ ước nhỏ nhoi của bản thận thì em vẫn muốn thế giới hòa bình. Hiện nay, Mỹ và Triều Tiên đang chỉ trích nhau, có lẽ chẳng bao lâu nữa chiến tranh sẽ ập đến. Có nhiều người sẽ nghĩ rằng việc đó đâu liên quan đến mình và họ cứ trôi đi theo nhịp sống thường ngày của họ. Nhưng họ có biết chiến tranh cũng như một con dao hai lưỡi. CHo đến sau cùng, khi một trong hai nc chiến thắng thì họ sẽ được gì? chắc chắn họ sẽ chẳng nhận được gì ngoài sự bi thương và đau đớn của hàng triệu người.NHững người đó và chúng ta đều được ban cho một mạng sống quý giá , đều là đồng bào với nhau. nhưng sao mạng sống của họ lại bị tước đoạt quá dễ dàng. Đó là lí do vì sao mà em ghét chiên tranh. Em biết rằng mọi người ai cũng biết cái mặt xấu của chiến tranh nhưng chẳng có mấy ai quan tâm đến những gì còn sót lại sau những cuộc chiến tranh ấy. LÀ một học sinh, mầm non tương lai của đất nước thì em mong rằng sẽ có ngày mọi người chấm dứt chiến tranh và đem lại hòa bình cho thế giới. Lúc đó, em mong có thể góp một phần sức lực nhỏ nhoi của bản thân để cống hiến cho nước nhà, giúp xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh.
Bút danh XXX
Ước mơ hòa bình thế giới- thời nay ít ai nghĩ đến, nhưng hiện nay cũng ít ai biết rằng có những cuộc chiến tranh ngầm, có những lần IS nổ súng đánh boom, ...sống trong thế giới hòa bình là ước mơ mà nhiều người mong muốn, nhưng ít ai lo nghĩ nhiều về nó. Hãy thử tưởng tượng nếu mình sông trong một thế giới chiến tranh, boom đạn như mưa, cây cối bị tàn phá, những quả boom bị kích hoạt không do dự liệu các bạn muốn thế giới hòa bình, đương nhiên đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Một thế giới hòa bình không chiến tranh hay boom đạn là điều mà mọi người mong muốn, cảm xúc của mình thật vui xướng khi nghĩ đến thế giới hòa bình, một thế giới xanh mọi người chung tay giúp đỡ lẫn nhau.
Mình nghĩ bạn có thể viết như vậy, có thể thay thế từ, vì nhiều đoạn mình viết không hay lắm.
Qua một thời gian học tập trong 1 ngôi trường e đag học, em hãy chia sẻ cảm xúc suy nghĩ của mình?
Chia sẻ với các bạn trong lớp về kế hoạch học tập của bản thân trong năm học 2021 – 2022.
các hoạt động của công tác Đoàn Đội cũng góp phần bồi dưỡng nhân cách, giúp chúng em trưởng thành và chủ động hơn trong cuộc sống; những hoạt động từ thiện đã vun đắp cho chúng em lòng nhân ái – đức tính vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay.
Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của em về hình ảnh qua 2 văn bản "Cổng trường mở ra" và "Mẹ tôi"
Trong hai văn bản " Cổng trường mở ra " và " Mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài " Công trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại những ngày đầu tiên của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Đến lúc con mình phải bắt đầu trên con đường của mình. Những kí ức ấy từ đâu ạt dào về bên mẹ.
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.
Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời. tác giả gợi lên hình ảnh của người với tấm lòng bao la rộng lớn như biển cả không gì sánh bằng.
Lấy bài này tham khảo bạn nhé!!
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.