Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 8 2023 lúc 10:40

Lời giải:

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.

+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.

- Phân bố:

+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.

+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,

+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.

+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).

+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.

- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..

c) Thuỷ sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:44

Tham khảo!

a) Ngành nông nghiệp:

- Sự phát triển:

+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.

+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.

- Phân bố:

+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...

+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô

b) Ngành lâm nghiệp

- Sự phát triển:

+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

c) Ngành thủy sản

- Sự phát triển:

+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).

+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...

- Phân bố: hầu khắp cả nước.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:54

Một số dân tộc là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Kinh, ...

Mật độ dân số của Tây nguyên thấp hơn so với các vùng khác.

Sự phân bố dân cư ở đây ko đều: Các đô thị và ven trục giao thông chính có mật độ dân số cao hơn mật độ dân số trung bình của cả vùng, ở những huyện vùng cao thì có những nơi chỉ có 10 người sống trên 1km2.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:39

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...

+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.

+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
1 tháng 9 2023 lúc 20:22

* Tự nhiên:

- Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và phân bố cây trồng.

=> Ví dụ:

+ Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Đất phù sa phù hợp với việc trồng lúa nước, đất badan thích hợp trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su,…).

- Địa hình ảnh hưởng đến quy mô và cách thức canh tác.

=> Ví dụ:

+ Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

+ Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

- Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.

=> Ví dụ: Miền Bắc nước ta có 1 mùa đông lạnh thích hợp để đa dạng cơ cấu cây trồng, phát triển các loài cây nguồn gốc ôn đới.

- Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu trong sản xuất thủy sản.

- Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.

* Kinh tế - xã hội:

- Dân cư vừa là nguồn lao động, lực lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Quan hệ sở hữu ruộng đất, các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức sản xuất.

=> Ví dụ: Việt Nam có các chính sách ưu đãi về thuế đối với nông nghiệp nhằm khuyết khích đầu tư phát triển nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học – công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản.

=> Ví dụ: Ở Hốc-cai-đô (hòn đảo lạnh nhất phía bắc Nhật Bản) lại có sản lượng nông nghiệp lớn nhất nhờ áp dụng nông nghiệp trong nhà kính.

- Công nghiệp chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:44

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản

- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).

- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.

- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.

- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...

- Ngành thủy sản:

+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...

+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...

- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.

+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.

+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.

Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản

- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su

- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô

- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…

- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản

Minh Lệ
Xem chi tiết

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:53

Tham khảo!

+ Lúa mì: tập trung nhiều nhất ở vùng phía tây và tây nam, khu vực giáp với U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan.

+ Củ cải đường: chủ yếu ở vùng ven biển Ca-xpi, số ít ở biên giới với U-crai-na

+ Khoai tây: trồng nhiều ở vùng bên trong của vùng phía tây như: Ca-dan, Chê-li-a-bin, Nô-vô-xi-biếc

+ Hạt hướng dương: trồng chủ yếu ở vùng Xa-ma-na, chân dãy Cáp-ca

+ Đàn bò: khu vực Hồ Bai-can, Tu-la, Ca-dan

+ Đàn cừu: vùng phía nam và tây nam, giáp với Ca-dắc-xtan, Trung Quốc và Mông Cổ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 11 2023 lúc 16:22

Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp ở Trung Quốc:

- Công cuộc cải cách nông nghiệp của Trung Quốc được thực hiện với quy mô lớn từ cuối năm 1978, nhờ đó, ngành nông nghiệp Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

- Ngành trồng trọt là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc.

+ Năm 2020, ngành trồng trọt chiếm khoảng 64,1% giá trị tổng sản lượng của ngành nông nghiệp.

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng, sản lượng đứng đầu thế giới, nhất là lúa gạo và lúa mì.

- Ngành chăn nuôi được quan tâm và phát triển, chiếm khoảng 35,9% trong cơ cấu nông nghiệp. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung Quốc là lợn, bò, cừu, gia cầm,...

- Với đường bờ biển dài và diện tích mặt nước lớn, Trung Quốc có nhiều thuận lợi để phát triển ngư nghiệp, bao gồm khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đứng đầu thế giới với trên 65 triệu tấn, trong đó thuỷ sản nuôi trồng chiếm hơn 52 triệu tấn.

- Đối với ngành lâm nghiệp, mặc dù độ che phủ rừng còn thấp nhưng Trung Quốc đang có nhiều nỗ lực nhằm gia tăng diện tích rừng và đặt mục tiêu đến 2035, diện tích rừng đạt 26% diện tích lãnh thổ.

Đặc điểm phân bố nông nghiệp của Trung Quốc:

- Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung và Hoa Nam.

- Lúa mì được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc và Đông Bắc.

- Lợn, bò và gia cầm chủ yếu được phân bố ở các vùng đồng bằng.

- Cừu được nuôi chủ yếu ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và phía tây.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 15:58

Tham khảo!

 

- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp:

+ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.

+ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18.4% GDP Hoa Kỳ, đây cũng là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.

+ Nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng, nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.

+ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ là: công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến.

- Đặc điểm phân bố:

+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…

+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…

+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)

+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.

=> Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc và đang có sự chuyển dịch dần về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt trời.