Dựa vào hình 13.3 và thông tin trong bài, hãy phân tích thế mạnh về du lịch ở Bắc Trung Bộ.
Dựa vào hình 10.3 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vai trò của khí hậu đối với phát triển du lịch ở một địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày:
- Đà Lạt nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, thuộc cao nguyên Lâm Viên của tỉnh Lâm Đồng. Khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm dịu mát với ngưỡng nhiệt trung bình khoảng 180C đến 190C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ.
Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ => xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn.
- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.
- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).
- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích việc khai thác thế mạnh thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
HƯỚNG DẪN
− Trữ năng thủy điện khá lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.
− Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông: Thác Bà trên sông Chảy (110MW), Hòa Bình trên sông Đà (1920 MW), Sơn La trên sông Đà (2400 MW), Lai Châu trên sông Đà, Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW).
+ Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.
+ Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên nguồn cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.
+ Việc phát triển các công trình kĩ thuật lớn như thế cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường
Dựa vào thông tin mục 3 và hình 36, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố du lịch trên thế giới.
* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch trên thế giới phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.
- Số lượt khách du lịch không ngừng tăng lên từ 455,9 triệu lượt người (năm 1990) lên 687,3 triệu lượt người (năm 2000) và 1460 triệu lượt người (năm 2019).
- Doanh thu du lịch tăng năm 2019 đạt 1482 tỉ USD, chiếm 7% GDP của thế giới nhờ lượng khách du lịch tăng và chi tiêu của khách cũng tăng.
- Các loại hình du lịch ngày càng trở nên phong phú.
- Tuy nhiên, sự bùng nổ của ngành du lịch đang gây ra nhiều tác động đến môi trường, do vậy du lịch bền vững đang là xu hướng được các quốc gia quan tâm.
* Phân bố
Những quốc gia có ngành du lịch phát triển thì sẽ có số lượt khách và doanh thu du lịch cao như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…
Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và Trung du Bắc Bộ?
2. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ?
giúp đc nhiêu cuzx đc nha mn :)
Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1. Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và Trung du Bắc Bộ?
2. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ?
1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ
- Thế mạnh:
+ Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.
+ Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung
+ Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)
+ Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản
- Hạn chế:
+ Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức
+ Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới
+ Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp
+ Thiếu lao động có trình độ chuyên môn
2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ
- Nhận xét: Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...
+ Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.
+ Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.
- Một số trung tâm công nghiệp điển hình:
+ Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện
+ Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí
+ Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ
+ Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy-
+ Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng
Dựa vào thông tin mục 2, các hình 7.3, 7.4 và hiểu biết cá nhân, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta.
Tham khảo: Vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch Đà Lạt
(*) Trình bày: Đà Lạt nằm ở khu vực cao nguyên nên nhiệt độ nơi đây ở ngưỡng trung bình xấp xỉ khoảng 18 độ C đến 19 độ C; không khí trong lành, mát mẻ. Do địa hình cao và được bao phủ bởi núi rừng nên Đà Lạt thường xuyên có sương mù.
=> Với những đặc điểm khí hậu thú vị như vậy, nên các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng rất phát triển ở Đà Lạt, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Dựa vào các hình và thông tin trong bài, em hãy phân tích phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên.
Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên:
* Khai thác tài nguyên đất
- Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ và được khai thác thác từ rất lâu để trồng trọt.
- Gần đây, các nước Bắc Mỹ đã áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại kết hợp các phương thức đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng nguồn phân bón sinh học nên năng suất sinh học rất cao, đồng thời bảo vệ và chống thoái hóa đất.
* Khai thác tài nguyên nước
- Bắc Mỹ có nguồn nước ngọt rất dồi dào do có nhiều sông và hồ lớn. Nguồn nước được sử dụng tổng hợp trong nhiều lĩnh vực: giao thông thủy, phát triển thủy điện, cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phát triển nông nghệp,...
- Việc khai thác quá mức cùng lượng chất thải rất lớn trong sản xuất và sinh hoạt đã làm ô nhiễm nguồn nước => Các nước Bắc Mỹ đã đề ra những quy định rất chặt chẽ về việc xả thải, chú trọng tiết kiệm nguồn nước ngọt trong sản xuất và sinh hoạt.
* Tài nguyên khoáng sản
- Bắc Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú nhưng khai thác theo quy mô lớn và sử dụng không hợp lí => ô nhiễm môi trường và khoáng sản dần cạn kiệt.
- Các nước Bắc Mỹ đã có nhiều biện pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên khoáng sản, đồng thời đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế.
* Khai thác các tài nguyên khác
- Sinh vật biển:
+ Do tiếp giáp ba đại dương nên Bắc Mỹ có nguồn sinh vật biển rất phong phú và đa dạng.
+ Hàng năm, một lượng lớn thủy hải sản được đánh bắt, đáp ứng nhu cầu của người dân => Các nước Bắc Mỹ quy định rất chặt chẽ về thời gian đánh bắt, kích thước và số lượng hải sản được đánh bắt cho mỗi loại phương tiện cụ thể.
- Rừng:
+ Bắc Mỹ sở hữu tài nguyên rừng giàu có, nhưng thời gian dài rừng bị khai thác mạnh nên diện tích rừng suy giảm nhanh.
+ Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp quản lí và khai thác bền vững tài nguyên rừng như: ban hành luật về rừng, quy định trồng mới rừng sau khi khai thác,...
Dựa vào hình 15.4, hình 15.6 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch nước ta.
tham khảo:
- Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho phát triển du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là dải bờ biển từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) cho tới Phan Thiết (Bình Thuận).
- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc,…
Dựa vào Atlat Địa lí Việt nam và kiến thức đã học, phân tích các thế mạnh kinh tế của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh kinh tế
− Vị trí địa lí: Giáp với Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía nam Trung Quốc, là những nơi có sự phát triển kinh tế năng động; có khả năng giao lưu nước ngoài bằng đường biển (qua cảng biển ở Quảng Ninh), chịu sự tác động lan tỏa ngày càng lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc.
− Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất nước ta, tạo ra lợi thế cho vùng về các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó tạo ra cơ cấu các ngành công nghiệp nặng.
− Có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lương: Vùng than Quảng Ninh trữ lượng lớn, chất lượng cao; trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (tập teung lớn nhất ở hệ thống sông Hồng).
− Có thế mạnh đặc sắc về các cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, về chăn nuôi gia súc lớn (trâu).
− Thế mạnh kinh tế biển của tỉnh Quảng Ninh (du lịch biển, thủy sản, dịch vụ hàng hải…), tạo nên một thế mạnh độc đáo của vùng, làm cho cơ cấu kinh tế vùng càng thêm hoàn chỉnh và phát triển năng động hơn.
b) Việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn về:
− Kinh tế: Vùng có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế − xã hội của vùng, tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.
− Chính trị, xã hội: Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đã có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn nhiều xã nghèo, huyện nghèo.