Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:00

Tham khảo

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đường đi của các cuộc phát kiến địa lí

  + Hành trình của Đi-a-xơ: Năm 1487, Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi. Ông đặt tên là Mũi Bão Tố, sau này gọi là Mũi Hảo Vọng.

   + Hành trình của C. Cô-lôm-bô: Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, đến được đảo Xan Xan-va-đô (Sal Salvador), sau đó đến Cu-ba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ.

 + Hành trình của Va-xcô đơ Ga-ma: Năm 1498, từ Bồ Đào Nha, đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đi vòng qua điểm cực nam của Châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ .

   + Hành trình của Ma-gien-lan: Năm 1519, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (của In-đô-nê-xi-a). Họ đi vòng qua điểm cực nam của Châu Mỹ, tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan đến Phi-lip-pin, tại đây Ma-gien-lan bị thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với người trên đảo. Cuối cùng, đoàn trở về bờ biển Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất.

- Những địa danh được các nhà thám hiểm đặt tên:

   + Mũi cực Nam châu Phi được Đi-a-xơ đặt tên là Mũi Bão Tố (sau này được đổi tên thành Mũi Hảo Vọng).

   + Ma-gien-lăng đặt tên cho Thái Bình Dương.

huyenbibi
Xem chi tiết
Trà My Kute
24 tháng 9 2016 lúc 12:48

Dat dai cua quoc gia co dai phuong Dong dat ven song vua mau mo va de trong trot con quoc gia co dai phuong Tay dat dai thich hop cho viec trong cac cay lau nam

 

Phan Phương Linh
6 tháng 10 2017 lúc 10:39

Mk dịch cho nè:

Đất đai của quốc gia cổ đại phương Đông đất ven sông màu mỡ và dễ trồng trọt còn quốc gia cổ đại phương Tây đất đai thích hợp cho việc trồng các cây lâu năm

Trần Vũ Thùy Dương
23 tháng 9 2018 lúc 10:22

mình cũng ko biết giống bạn

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 18:25

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
2 tháng 9 2023 lúc 8:03

Phương pháp giải:

Dựa vào hình 1.6 và đọc thông tin mục V (Phương pháp bản đồ - biểu đồ).

Lời giải chi tiết:

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.

- Sản lượng thủy sản của các tỉnh nước ta được thể hiện trên hình 1.6 bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của các đối tượng địa lí trên 1 đơn vị lãnh thổ, đồng thời thể hiện sự phân bố của các đối tượng đó trong không gian.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:23

Tham khảo:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng. Tiêu biểu là: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp,…

- Giai đoạn từ 1862 - 1874:

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

+ Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 17:10

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 9 2017 lúc 14:51

- Sự thay đổi lãnh thổ các nước Châu Âu năm 1923 so với năm 1914:

- Những nước thua trận chịu khá nhiều thiệt thòi:

     + Đức mất toàn bộ thuộc địa của mình. Đức còn phải trả lại cho Bỉ, Đan Mạch và Ba Lan một số vùng đất đai mà trước đây Đức chiếm và sáp nhập vào lãnh thổ của mình. Diện tích nước Đức so với trước chiến tranh giảm đi 1/3. Nước Ba Lan sau chiến tranh đã có một lối hẹp thông ra biển Ban Tích.

     + Tại miền Trung Âu, đế quốc Áo – Hung tan rã và các quốc gia mới đã ra đòi là Tiệp Khắc, Áo, Hungari.

     + Trên miền Tây bán đảo Bancăng, nước Nam Tư cũng đã xuất hiện trên cơ sở sự thống nhất lãnh thổ giữa Xecbi và một số vùng đất đai của người Slavơ tại miền Nam đế quốc Áo – Hung trước đây.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Sự khác nhau giữa các loại cơ cấu kinh tế

Loại cơ cấu

Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Công nghiệp và xây dựng.

- Dịch vụ.

- Kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước).

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Toàn cầu và khu vực.

- Quốc gia.

- Vùng.

Ý nghĩa

Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, người ta chia ra thành ba nhóm ngành chính gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.

Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Vị thế của các thành phần kinh tế có sự thay đổi ở các giai đoạn khác nhau. Các thành phần kinh tế này có tác động qua lại với nhau, vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Những sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, nguyên nhân lịch sử,... đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các vùng. Cơ cấu theo lãnh thổ phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
25 tháng 11 2023 lúc 20:28

(*) Tham khảo:

- Bản đồ hành chính của thành phố Hà Nội:

- Hoàn thành bảng:

Tên bản đồ hoặc lược đồ

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

Các kí hiệu trên bản đồ hoặc lược đồ

Tên huyện/ thị xã/ thị trấn; đường quốc lộ; sân bay; sông; hồ,…

Tên các tỉnh, thành phố tiếp giáp

Phú Thọ, Vĩnh Phúc; Bắc giang; Bắc Ninh; Hưng Yên; Hà Nam; Hòa Bình.