Hãy giải thích lí do sụp đổ của Liên Bang Xô viết và các nước Đông Âu theo mẫu sơ đồ tư duy bên cạnh:
Sự tan rã của Liên bang Xô viết và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa các nước Đông Âu đã gây ra hậu quả gì?
A. Chấm dứt những ước vọng tốt đẹp xây dựng xã hội tốt đẹp của loài người tiến bộ.
B. Kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
C. Đánh dấu sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
D. Là sự “cáo chung” của chế độ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.
1)Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là gì? 2)Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là gì?
Về cơ bản:
- Do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, …
-Nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách
-Đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội
Khách quan:
-Do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế khó khăn.
Khai thác tư liệu trên và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Tham khảo:
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.
theo em sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu có phải là sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống XHCN trên thế giới hay không, vì sao?
Không. Bởi vì đây chỉ là sự sụp đổ của 1 mô hình XHCN chưa khoa học, chưa nhân văn và là 1 bước lùi tạm thời của CNXH.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do?
A. Chậm tiến hành cải tổ
B. Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch
D. Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án D
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài. Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội theo kiểu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường, kế hoạch hóa cao độ. Mô hình đó đã có những phù hợp nhất định trong thời kì đặc biệt trước đây, nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hóa, không sáng tạo và không năng động, ngày càng bộc lộ sự thiếu tôn trọng các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan, duy ý chí, làm nảy sinh tình trạng thụ động xã hội, thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mô hình này tồn tại lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị và còn ảnh hưởng đến cả văn hóa – xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Tham khảo
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.
+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.
+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm.
- Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
bài học rút ra từ sự sụp đổ của CNXH Liên Xô và các nước Đông Âu
Bài học rút ra:
-Phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng để giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng, bộ máy chính quyền trong sạch vững mạnh và gắn bó với nhân dân.
-Cần thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ trì và xây dựng nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận, kế tiếp ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.
-Xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển vững chắc, giữ được độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế
-Đảng cầm quyền phải nắm chắc lực lượng vũ trang, đặc biệt chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân thực sự trung thành, tin cậy về chính trị, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao,
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô là gì?
Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô là hệ quả tất yếu của những sai lầm. Trong giai đoạn cuối của thế kỷ 20, hệ thống kinh tế XHCN trở nên không hiệu quả, gây suy thoái kinh tế và thiếu hụt các sản phẩm cơ bản. Quyền tự do và quyền con người không được tôn trọng, và sự kiểm soát chặt chẽ của chế độ đã gây ra sự bất mãn xã hội. Cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc đã giảm bớt sự cần thiết của chế độ XHCN, các chính sách cộng sản đã thất bại. Sự nổi lên của các phong trào dân chủ và nhóm xã hội dân sự cũng đóng một vai trò quan trọng trong sụp đổ của chế độ này. Các sự kiện lịch sử quan trọng như sự kiện Góoc-ba-chốp và sự kiện béc-lin đã góp phần vào sự thay đổi và tách biệt của các nước Đông Âu và Liên Xô khỏi sự thống trị của Liên Xô.
Giải thích những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
Nguyên nhân:
- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có phải là sự sụp đổ của xã hội chủ nghĩa không? Vì sao?