Theo em, cái vui của cảnh nhà nghèo được thể hiện qua bài thơ là gì?
Khổ thơ sau thể hiện nội dung gì? Ôi cái quần chéo go. Ống rộng dài quét đất. Cái áo cánh trúc bâu. Đi qua nghe sột soạt.
Hoàn cảnh thiếu thốn của hai bà cháu
Sự lạc quan trong suy nghĩ của người bà
Tất cả đều đúng
Niềm vui của tuổi thơ nghèo thật đơn sơ, giản dị, cảm động
Niềm zui tuổi thơ nghèo thật đơn sơ, giản dị cảm động
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!
Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.
Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.
Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”
Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.
Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!
Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.
Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.
Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”
Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.
Nội dung của đoạn văn trên là:
A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ
B. Kể lại nội dung bài thơ
C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ
D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Câu 1. Chép thuộc bài thơ và cho biết bài thơ được làm theo thể thơ. Em hãy tìm 01 bài thơ đã học có cùng thể thơ, ghi rõ tên tác giả?
Câu 2. Câu thơ đầu: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” cho em biết hoàn cảnh gặp gỡ giữa nhà thơ và bạn có gì đặc biệt? Từ đó, nêu nhận xét về tình cảm nhà thơ dành cho bạn?
Câu 3. Đọc 6 câu thơ tiếp theo: “Trẻ thời đi vắng...trầu không có”
a. Điều kiện tiếp đãi bạn của nhà thơ được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào? Điều kiện của đó có gì đặc biệt?
b. Những cái “không có” trong 6 câu thơ được nhà thơ sắp xếp theo trình tự như thế nào? Điều này có tác dụng gì?
Đọc 6 câu thơ tiếp theo: “Trẻ thời đi vắng...trầu không có”
a. Điều kiện tiếp đãi bạn của nhà thơ được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào? Điều kiện của đó có gì đặc biệt?
b. Những cái “không có” trong 6 câu thơ được nhà thơ sắp xếp theo trình tự như thế nào? Điều này có tác dụng gì?
Có ý kiến cho rằng bài thơ "Bạn đến chơi nhà" thể hiện cảnh nghèo túng của tác giả Nguyễn Khuyến khi về ở ẩn . Theo em , ý kiến đó đúng hay sai ? Vì sao ?
[ Mong các bạn giúp mình sớm ! Cám ơn các bạn rất nhiều ]
Ý kiến đó sai. Vì:
- Bài thơ không chủ định nói về cái nghèo túng cùng quẫn. Nguyễn Khuyến không nói là không có thứ gì để đãi bạn . Có tất cả nhưng đều không dùng ngay được không đúng thời vụ không đúng lúc.
- Những cái không ấy được cường điệu lên tới cực đại để làm nền xuất hiện cho một cái có quan trọng nhất trong câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta
=> Câu thơ khẳng định một tình bạn tri kỉ cao đẹp
- Không nên hiểu bài thơ bạn đến chơi nhà thể hiện cảnh ngộ nghèo túng của nguyễn Khuyến khi về ơ ẩn tại vườn Bùi
*Vườn bùi chốn cũ hiện nên trong thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ bạn đến chơi nhà hết sức đẹp phong phú với kiểu không gian ao vườn.
- Bạn đến chơi mừng vui khôn xiết tay bắt mặt mừng
- Tưởng như Nguyễn Khuyến đang dắt bạn ra thăm vườn, trong vườn có đủ loài cây quen thuộc: Cải, cà, bầu, bí, mướp…
=> Đó là hình ảnh của làng cảnh Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến
*Đúng là trong nhiều bài thơ viết khi ở ẩn Nguyễn Khuyến có nói đến cảnh ngộ thanh bạch của mình khi từ quan.
- Bài thơ không chủ định nói về cái nghèo túng cùng quẫn. Nguyễn Khuyến không nói là không có thứ gì để đãi bạn . Có tất cả nhưng đều không dùng ngay được không đúng thời vụ không đúng lúc.
- Những cái không ấy được cường điệu lên tới cực đại để làm nền xuất hiện cho một cái có quan trọng nhất trong câu kết: Bác đến chơi đây ta với ta
=>Câu thơ khẳng định một tình bạn tri kỉ cao đẹp
*Thấp thoáng sau mỗi dòng thơ là nụ cười hóm hỉnh
- Sáng tạo nên 1 tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng oà ra niềm vui đồng cảm.
- Thể hiện 1 quan niệm đẹp về tình bạn vượt nên trên vật chất tầm thường
- Quan niệm đó có ý nghĩa giá trị lớn trong cuộc sống con người hôm nay
Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ miền núi: đẹp trong tình thương yêu con cái, đẹp trong sự cần cù lao động, đẹp trong tình yêu nước bao la.
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người mẹ miền núi. Hăng hái lao động sản xuất làm ra của cải vật chất để nuôi bộ đội đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
Cả nhà đi học
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...
Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.
( Cao Xuân Sơn )
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2(1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ?
Câu 3(2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.
Câu 4(2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?
Câu 1: Thể thơ: lục bát
Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên: "Cả nhà đi học, vui thay!" vì phát hiện ra: Cả nhà ai cũng đi học, ai cũng cắp sách tới trường, đều chào cô thưa thầy giống mình
Câu 3:
- Biện pháp tu từ:
+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.
+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ
+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.
Câu 4:
- Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em đã cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà. Đó là một sự hân hoan, hạnh phúc với những kỉ niệm khi được cắp sách tới trường ùa về, gia đình cùng ở bên con, ấm áp lạ thường đầy tình thương và trìu mến
1- Khi con tu hú:
Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?
Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.
Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.
2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:
Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.
Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.
3- Chiếu dời đô:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu
Câu 2: Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô" phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?
4- Hịch tướng sỹ:
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch
Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.
5- Nước Đại Việt ta:
Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?
Đọc bài thơ Khi con tu hú và trả lời câu hỏi:
1. Tại sao tác giả lại '' nghe hè dậy " mà không phải là " nhìn "?
2. Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua chi tiết nào?
3. Qua bài thơ em thấy tác giả có khát vọng gì?
1. Lúc đó, tác giả đang trong nhà tù nhưng tâm ở ngoài nên tác giả cảm nhận mùa hè đang dậy trong lòng qua tiếng chim tu hú
2. Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.
3. Tác giả thể hiện khát vọng tự do cháy bỏng, muốn được ra ngoài để tìm về tự do