Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 4 2019 lúc 7:02

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...

Lynh
Xem chi tiết
Minh Phương
10 tháng 12 2023 lúc 10:02

*Tham khảo:

2. 

- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Hồng là vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác nông nghiệp. Lúa là cây chủ lực, đóng góp lớn vào sản xuất lương thực của quốc gia. Ngoài ra, đây cũng là khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang, và cây trồng công nghiệp.

- Công nghiệp: Vùng này có nhiều thành phố lớn như Hà Nội và Hải Phòng, đóng vai trò trọng điểm cho công nghiệp. Các ngành công nghiệp đa dạng từ chế biến thực phẩm đến sản xuất máy móc, điện tử. Khu vực đồng bằng sông Hồng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

3. 

- Tài nguyên thiên nhiên

- Khí hậu ấm áp

- Nhu cầu thị trường

- Chính sách hỗ trợ

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 11:44

Tham khảo!

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Hoạt động nội thương ở Cộng hòa Nam Phi phát triển khá nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hơn 60 triệu dân.

+ Các đô thị lớn như Kếp-tao, Blô-em-phôn-tên, Prê-tô-ri-a, Đuốc-ban, Giô-han-ne-xbớc,... có hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi với nhiều dịch vụ đa dạng.

+ Tuy nhiên, ở những vùng có điều kiện khó khăn tại các sa mạc thuộc tỉnh Bắc Kếp và vùng núi cao thuộc dãy Đrê-ken-bec, hoạt động thương mại rất hạn chế.

­ - Ngoại thương:

+ Tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt 130,6 tỉ USD (năm 2021), là quốc gia đứng đầu châu Phi về trị giá xuất, nhập khẩu.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng là vàng, kim cương, một số nông sản (ngô, nho, chà là,...), một số sản phẩm công nghiệp (ô tô, linh kiện điện tử, công nghệ thông tin,...).

+ Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, hóa chất và một số sản phẩm nông nghiệp (gạo, cà phê,...).

+ Các bạn hàng quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Nam Phi là Trung Quốc, CHLB Đức, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản,... Ngoài ra, quốc gia này cũng chú trọng phát triển ngoại thương với các nước láng giềng thông qua hợp tác thương mại trong Cộng đồng phát triển Nam Phi.

b) Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông ở Cộng hòa Nam Phi được đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ở nhiều nơi hạ tầng giao thông vẫn còn yếu kém, nhất là vùng núi cao và sa mạc của đất nước.

+ Hệ thống đường sắt ở Cộng hòa Nam Phi khá phát triển với khoảng 21 000 km kết nối các vùng trong cả nước để vận chuyển người và hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển khoáng sản từ nội địa ra cảng biển để xuất khẩu.

+ Hệ thống giao thông đường ô tô ngày càng hiện đại với tổng chiều dài hơn 750000 km để kết nối các vùng kinh tế trong nước.

+ Giao thông hàng không khá phát triển với khoảng 25 sân bay nội địa và quốc tế, trong đó các sân bay quốc tế như Prê-tô-ri-a, Blô-em-phôn-tên và Kếp-tao là đầu mối giao thông hàng không quan trọng.

+ Vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước; một số cảng biển quan trọng và có năng lực vận tải lớn như cảng Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,...

c) Du lịch

- Du lịch là ngành kinh tế quan trọng ở Cộng hòa Nam Phi, đóng góp từ 8 - 9% GDP của đất nước.

- Cộng hòa Nam Phi có tài nguyên du lịch phong phú, nhiều địa điểm nổi tiếng thu hút du khách như: vùng rượu vang ở tỉnh Tây Kếp; Núi Bàn, đảo Rô-bơn (Kếp-tao); mỏ kim cương ở Kim-bơc-li, mũi Hảo Vọng,...

- Năm 2019, Cộng hòa Nam Phi đón hơn 16 triệu lượt khách quốc tế. Thị trường khách du lịch quốc tế đến quốc gia này chủ yếu từ khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và Trung Đông.

- Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng du khách quốc tế đến Cộng hòa Nam Phi giảm đáng kể.

DIVISION BY ZERO
Xem chi tiết
Minh Nhân
20 tháng 12 2023 lúc 16:34

Tình hình phát triển kinh tế biển của Duyên hải Nam Trung Bộ : 

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản : 

+ Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước (năm 2002).

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Du lịch biển đảo : 

+ Du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng. Các bãi biển nổi tiếng: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né,... và các quần thể di sản văn hoá: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là những nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

- Dịch vụ hàng hải : 

+ Nhờ điều kiện địa lí thuận lợi nên các hoạt động vận tải trung chuyên trên tuyến Bắc — Nam diễn ra sôi động. Các thành phố cảng biển vừa là đầu môi giao thông thuỷ bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

- Khai thác khoáng sản biển: Một số cơ sở khai thác khoáng sản đang hoạt động như khai thác cát (Khánh Hoà), titan (Bình Định),..

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:39

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...

+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.

+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:33

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1: Ngành ngoại thương:
+ Ngoại thương của Hoa Kỳ phát triển, hàng hóa đa dạng, kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn (đạt 3 580 tỉ USD, năm 2020).
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính là các sản phẩm của ngành lọc hóa dầu, sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện điện tử, nông sản có giá trị cao như đậu tương, ngô, thịt lợn, thịt bò,... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Nhật Bản,...
+ Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng đầu thế giới, với giá trị nhập khẩu đạt 2240 tỉ USD (năm 2020), một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là ô tô, máy tính, dầu thô,...
- Yêu cầu số 2: Ngành giao thông vận tải: Hoa Kỳ có hệ thống giao thông vận tải phát triển và hiện đại hàng đầu thế giới.
+ Đường ô tô: mạng lưới rộng khắp, chất lượng tốt, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và di chuyển giữa các bang.
+ Đường hàng không: Hoa Kỳ có số lượng sân bay lớn, phân bố rộng khắp các bang, tiêu biểu như sân bay: Si-ca-gô, Giôn F. Ken-nơ-đi, Lốt An-giơ-lét,...
+ Đường biển: đây là ngành phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Các tuyến đường biển kết nối với hầu hết các khu vực, các quốc gia trên thế giới nhờ đội tàu lớn, hiện đại. Các cảng lớn ven Thái Bình Dương như: Lốt An-giơ-lét, cụm cảng Niu Oóc và Niu Giéc-xi, cảng Xa-va-nát,...
+ Đường sắt: Hoa Kỳ hiện có tuyến đường sắt cao tốc nối các thành phố trong khu vực Đông Bắc là Bôxtơn - Niu Oóc - Oasinhtơn.
+ Ngoài ra, Hoa Kỳ còn chú trọng khai thác vận tải đường sông; giao thông đường ống cũng phát triển mạnh.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 7 2023 lúc 18:47

Tham khảo

♦ Dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản, chiếm gần 70% GDP và sử dụng 72% lực lượng lao động (năm 2020).

♦ Các ngành dịch vụ chính ở Nhật Bản là: thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính - ngân hàng.

a) Thương mại

- Nội thương:

+ Nhật Bản có thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn.

+ Mạng lưới các cửa hàng truyền thống và cửa hàng tiện lợi phân bố rộng.

- Ngoại thương:

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới với tổng trị giá xuất, nhập khẩu đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển. Các bạn hàng xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,... Các bạn hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

b) Giao thông vận tải: Ngành giao thông vận tải ở Nhật Bản phát triển nhanh, chất lượng tốt, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới.

- Đường sắt là phương tiện chiếm ưu thế trong vận tải hành khách nội địa. Mạng lưới đường sắt phân bố tập trung ở các thành phố lớn và các vùng đô thị của Nhật Bản.

- Giao thông vận tải đường bộ và đường biển đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa.

+ Nhật Bản có hơn 1,2 triệu km đường bộ, chiếm hơn 90% khối lượng vận tải hàng hóa trong nước (năm 2020).

+ Trong khi đó, đường biển có ý nghĩa quan trọng trong vận tải quốc tế.

- Đường hàng không của Nhật Bản rất phát triển không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu trong thương mại, đầu tư và du lịch quốc tế.

c) Du lịch

- Đất nước có nhiều phong cảnh đẹp, các công trình kiến trúc độc đáo, với lịch sử, văn hóa có từ lâu đời,... tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển ngành du lịch.

- Du lịch trong nước của Nhật Bản rất phát triển, thu hút phần lớn lượng khách cũng như doanh thu cho ngành du lịch.

- Trong những năm gần đây, du lịch quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

- Ngoài ra, ngành tài chính - ngân hàng cũng rất phát triển. Nhật Bản là quốc gia có quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài lớn, đồng thời cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết
mori
7 tháng 11 2023 lúc 0:52

a) Nông nghiệp

- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á. Các cây trồng chính ở Đông Nam Á là lúa gạo, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực. Sản lượng lúa ngày càng tăng, nhờ vậy các quốc gia Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu về lương thực và có xuất khẩu.

+ Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp, có giá trị xuất khẩu cao; đứng hàng đầu thế giới là cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu. Cao su được trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam. Cọ dầu được trồng nhiều ở Inđônêxia và Malaixia. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều ở Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan.

+ Cây ăn quả rất đa dạng (xoài, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối,....), được trồng ở hầu hết các nước trong khu vực; là mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho các nước.

- Ngành chăn nuôi hiện đang được các nước Đông Nam Á chú trọng phát triển. Các vật nuôi chủ yếu ở Đông Nam Á là: trâu, bò; lợn, gia cầm. Trong đó:

+ Trâu, bò được nuôi nhiều ở Mianma, Inđônêxia, Thái Lan và Việt Nam.

+ Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Philíppin, Thái Lan, Inđônêxia.

+ Chăn nuôi gia cầm phổ biến ở hầu hết các nước.

- Hiện nay, một số quốc gia Đông Nam Á đang đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

 

b) Lâm nghiệp

- Là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia như Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma và Việt Nam.

- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, đạt 302 triệu m3 năm 2020 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).

- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á đang hướng tới việc phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, thông qua các biện pháp, như:

+ Giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;

+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng đến phát triển.

 

c) Thuỷ sản

- Thuỷ sản là ngành kinh tế truyền thống và được phát triển mạnh. Năm 2020, Đông Nam Á đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.

- Các quốc gia sản xuất thuỷ sản lớn trong khu vực là Inđônêxia, Việt Nam và Philíppin.

- Các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chủ lực là: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,...

- Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa và bền vững thông qua áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật đánh bắt toàn cầu. Suy giảm nguồn tài nguyên thuỷ sản là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng chục triệu người dân trong khu vực.

- Một số quốc gia như Thái Lan, Việt Nam, Philíppin đang chú trọng phát triển nuôi trồng thuỷ sản để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng và bảo vệ được nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:52

Tham khảo!

- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%,  năm 2004  chiếm 19,7% GDP.

- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:

+ Công nghiệp chế biến

+ Công nghiệp điện lực

+ Công nghiệp khai khoáng

- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử

- Phân bố công nghiệp thay đổi

+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...

+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...

- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời