Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Bảo Hoàng Văn
Xem chi tiết
hưng phúc
8 tháng 10 2021 lúc 18:06

Ta có: \(n_{Na_2O}=\dfrac{6,2}{62}=0,1\left(mol\right)\)

\(n_{CO_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)

PTHH: Na2O + CO2 ---to---> Na2CO3

Ta thấy: \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{0,15}{1}\)

Vậy CO2 dư.

Theo PT: \(n_{Na_2CO_3}=n_{Na_2O}=0,1\left(mol\right)\)

=> \(m_{Na_2CO_3}=0,1.106=10,6\left(g\right)\)

Xem chi tiết
Sad boy
25 tháng 7 2021 lúc 14:12

BN THAM KHẢO

Quê gốc tôi vốn ở Hà Nội, nơi đây có rất nhiều lễ hội nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một tập hợp các kiến trúc đền đài, hang động, rừng núi phối hợp với nhau tạo nên một cảnh sắc kết hợp giữa nhân tạo và tự nhiên đầy tinh tế. Cứ mỗi độ tết đến xuân về là hàng nghìn phật tử, du khách từ khắp mọi miền đất nước lại nô nức tìm về đây dự hội. Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Hương gồm có phần lễ và phần hội, phần lễ được thực hiện khá đơn giản, người đi hội lần lượt dâng những mâm hương đèn, hoa quả và đồ chay đầy ắp, rồi thành kính khấn vái, mọi người đều quan niệm rằng phần lễ có nhiều thì mới tỏ được hết tấm lòng thành kính của bản thân. Những ngày này, thỉnh thoảng các sư mới đến tụng kinh niệm phật khoảng nửa giờ, không khí rất yên tĩnh, trang nghiêm, khắp nơi đều thoang thoảng mùi thơm của nhang khói, làm cho ngày hội thêm phần linh thiêng, thanh tịnh. Phần hội thì vui hơn nhiều, mọi người chèo thuyền vãn cảnh chùa, cảnh động, tiếp đến là hành trình leo núi, ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đất Phật, tâm hồn mỗi người như được hưởng làn gió mới, thoải mái, tịnh tâm, lại càng tin yêu cuộc sống. Trong những ngày diễn ra lễ, chùa Hương lúc nào cũng đông vui, tấp nập, khắp các đền miếu, nhang khói tỏa ra nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm lên cảnh vật. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc – tín ngưỡng Phật giáo, hướng con người đến chữ thiện, chữ nhẫn, mang đậm tính nhân văn, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.

minh nguyet
25 tháng 7 2021 lúc 14:13

Em tham khảo:

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

giúp mik nhé

 

Quyết Nguyễn
Xem chi tiết
Sinh Viên NEU
13 tháng 10 2023 lúc 11:22

2 You should cycle or go jogging at least 30 minutes a day to keep fit

3 Mally feels tired today because she couldn't sleep last night 

4 Vitamins are essential to our health

5 Give up smoking right now to protect your lungs

VII

1 We should eat a lot of garlic to prevent the flu

2 You can use eyedrops for your tired eyes

3 Green tea is a popular drink in my country

4 People in the countryside do not have much stress 

5 Physical activities keep you strong and help you active

Xem chi tiết

It’s Tet festival in the North. The Tet five-fruit tray plays an irreplaceable role in Vietnamese families. The five-fruit tray is placed next to “chung” cakes and a plate of steamed momordica sky rice on the ancestral altar. Five kinds of fruit with different colors and shapes create a lively painting.

Banana or finger citron means protectionPomelo or watermelon with round shape reveals a prosperous and lucky New Year. Persimmon and mandarin orange with impressive colors symbol thesuccess.

The five-fruit tray adds more beautiful colors to the ancestral altar on Tet days. Each part of the country has Tet specialities. For example, Southern people make “tet” cake (similar to “chung” cake in the North) and place watermelon on the ancestral altar.

Boiled chicken and steamed momordica sky rice indispensable on the offering food tray. It is said that the red color of momordica will bring good luck to every family in the New Year.

Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Không biết phong tục này có từ bao giờ, phải chăng vì đất nước ta vốn bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả càng rộ . Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc Xuân càng quý. Dâng lộc trời, cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu Xuân thật là một tục lệ đẹp đẽ đầy nét nhân văn.
Cứ vào 30 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên một cái mâm bằng gỗ tiện, sơn son, có chân, gọi là mâm bồng. Nếu không có mâm bòng, có thể bày trên một cái đĩa to, nhưng phải đặt trên chồng bánh chưng để tạo dáng cao, uy nghiêm, thành kính.
Theo quan niệm của dân gian thì “quả“ (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động một năm. Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để “thiết kế” mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
Mâm ngũ quả trong Nam cũng khác so với ngoài Bắc. Trên mâm ngũ quả ở ngoài Bắc thường có : Bưởi, đào, quýt, chuối, hồng. Có khi người ta thay bưởi bằng phật thủ hoặc lựu Mâm ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung – vừa – đủ – xài”, mỗi loại có một ý nghĩa riêng.
Một mâm ngũ quả được bày dưới cùng là một nải chuối to già còn xanh, nải chuối đều, hoặc 2 nải chuối nhỏ ghép bên nhau như một chiếc bệ cong gồm 2 tầng nâng đỡ hoàn toàn hoa trái khác. ở đây có sự phối hợp màu sắc, mâm ngũ quả đẹp là đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa bệ mâm xanh sẫm, trước đây bày quả phật thủ . Ngày nay ít trồng phật thủ nên thường thay bằng quả bưởi to, càng to càng đẹp. Bưởi chín vàng, tươi nổi bật trên bệ chuối màu xanh. Những quả chín đỏ đặt xung quanh, những chỗ khuyết dưới đặt xen kẽ quýt vàng và táo màu xanh ngọc, còn bao nhiêu lá xanh cố tình để sót lại ở cuống quả như hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng – thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại tổ tiên.

Giống như bánh chứng, bánh giầy của Lang Liêu, thì mâm ngũ quả là một thứ đồ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của mỗi gia đình người Việt ta. Không biết tự bao giờ mà mâm ngũ quả lại trở lên quan trọng trong ngày tết cổ truyền. Từ Bắc vào Nam cứ vào ngày tết âm lịch hàng năm thì nhà nhà lại có một mâm ngũ quả với đủ thức quả để dâng lên ông ba, tổ tiên. Với một ý nghĩa mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Đây làm một nết đẹp truyền thống của nhân dân ta được truyền từ ngàn đời.

Cũng giống như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam. Cứ vào ngày tết cổ truyền gia đình em lại bày một mâm ngũ quả để kính dâng lên tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Vào ngày hai tám tết âm lịch hàng năm, dù tấp lập đủ việc để chuẩn bị đón tết, mẹ em vẫn dành phần lớn thời gian để bầy mâm ngũ quả. Bao nhiêu năm nay mẹ vẫn là người được cả gia đình em tin tưởng để bầy mâm ngũ quả. Dù người khó tính nhất trong gia đình là bà nội em cũng gật đầu với mâm ngũ quả của mẹ. Mẹ em là người đảm đang quán xuyến mọi việc trong gia đình. Không phải ai cũng bày được mâm ngũ quả toát lên được ý nghĩa mong muốn của gia đình.

  Ngũ là năm năm thức quả tượng trương cho trời đất, cho may mắn  theo thuyết duy vật thì chúng ta cũng có thể hiện ngũ quả tượng trưng cho năm yếu tố cấu thành vũ trụ chính là  kim, thủy, mộc, hỏa ,thổ. Năm yếu tố cốt lõi của trời đất, vạn vật. Ngoài ra mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa tượng trưng cho thành quả lao động miệt mài của gia đình trong một năm nhằm báo hiếu với tổ tiên. Mong an lành hạnh phúc. Không chỉ mang ý nghĩa báo hiếm cho gia tiên mà còn thể hiện ý chí, quyết tâm để có được cuộc sống ấm no , sung túc hoa trái phát triển quanh năm.

Vì vậy, mẹ em luôn chăm chút cho mâm ngũ quả sao cho thật đẹp mắt mà còn đầy ý nghĩa . Dù ngày tết năm nào trên bàn thờ tổ tiên cũng nào là bánh, kẹo, mứt, bánh chưng… nhưng mâm ngũ quả  vẫn được đặt ở trung tâm, đặt ở vị trí cao nhất, trịnh trọng nhất trên ban thờ thể hiện tầm quan trọng của mâm ngũ quả. Mọi năm mẹ em luôn để dành những buồng chuối ngoài vườn to, đẹp nhất để bày lên mâm ngũ quả. Nhà có nhiều loại chuối nhưng mẹ luôn chọn những buồng chuối lùn vì chuối này to, cong rất đẹp, sẽ ôm được được chọn những loại quả khác. Mẹ rất quan tâm đến chuối dù mưa bão, chuối mọi nhà đổ gãy mẹ em vẫn giữ được chuội  để thờ ngày tết. Mẹ lấy cái đĩa nhựa to nhất rửa sạch sẽ rồi đặt hai nải chuối to đẹp mới chọn ghép vào như một cái lớn ôm chọn các loại quả khác. Tiếp đến là quả bưởi, bưởi phải chọn là quả bưởi to, óng còn cuống và có ba chiếc lá nhỏ xinh bên trên được đặt ở giữa hai nải chuối xinh bên trên được đặt ở giữa hai nải chuối. Những năm mà không có bưởi thì mẹ thường lựa chọn đu đủ hoặc dưa hấu để thay thế. Để mâm ngũ quả ngày tết được sinh động và đẹp mắt mẹ em lựa chọn những quả quất vàng gài vào những khe của chuối , mẹ em nói đây là thể hiện sự đoàn tự, khăng khít. Rồi mẹ thêm những chùm sung mà em chảy ở sau vườn rửa sạch thể hiện sự sung túc ấm no cho năm mới. Và quả thứ năm trong mâm ngũ quả đó là quả trúng gà, những quả trứng gà to, vàng ở cây trước nhà được mẹ sử dụng. Nói là ngũ quả nhưng có thể là hơn năm loại quả có thể là bảy chín … hay nhiều hơn nhưng phải toát lên được vẻ đẹp của mâm ngũ quả. Từ ngày còn bế năm sáu tuổi em đã rất thích ngắm mẹ bày mâm ngũ quả. Sao nó lại thiên liêng và cao đẹp đến thế. Mẹ nói ở miền bắc chúng ta thì năm loại quả có thể khác nhau ở mỗi nhà nhưng ở miền nam thì luôn giữ truyền thống với năm loại quả chính là quả mãng cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà theo quan niệm ngày xưa  thì ta độc lái các từ sẽ thành cầu- sung – vừa -đủ -xài. Dù những loài quả ở hai miền Nam bắc có khác nhau nhưng vẫn mang ý nghĩa mong sung túc, no đủ, an lành và hành phúc. Khí hậu hai miền khác nhau nên hoa trái mỗi miền cũng khách nhau.

Khi bày biện xong xuôi mâm ngũ quả mẹ gọi  bố nhờ bố đặt lên  ban thờ, lúc này cả nhà em đều lên đầy đủ để xem thành quả của mẹ. Ngày tết là ngày mọi người sum họp quây quần,cả nhà bên nhau vui vẻ. Mâm ngũ quả cũng mang một ý nghĩa sum vầy hạnh phúc gắn kết mọi người xua tan mệt mỏi, âu lo của cuộc sống.

Mâm ngũ quả thật thiêng liêng và mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây chính là sự kế thừa và phát huy truyền thống tổ tiên của dân tộc ta. Dù xã hội đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng truyền thống cha ông vẫn được tiếp nối, đây là một điều đáng mừng cho đất nước. Giống mâm ngũ quả cửa gia đình em mong rằng ngày tết sum vầy, nhà nhà bên nhau.

Sakura
Xem chi tiết
Girl lạnh lùng
Xem chi tiết
Vương Thị Huyền
16 tháng 1 2020 lúc 19:13

Đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi đi.....

Một câu đó rồi nha bn

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Đình Dũng
16 tháng 1 2020 lúc 19:13

đêm đêm đạt đi đái.

một câu đó bằng mà bạn cần làm gì

Khách vãng lai đã xóa

Đơn đau đưa đẩy đời đơn độc.

Đớn đớn đau đau,định để đâu?

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thu Thủy
Xem chi tiết
Nguyễn Ngô Minh Trí
30 tháng 10 2017 lúc 19:49

Lạ thật! Chẳng hiểu chiếc xe đạp có duyên nợ gì mà từ thời thơ ấu đến bây giờ cứ gắn với hắn như hình với bóng. Khi còn nhỏ, đám trẻ con nhà quê đâu có xe đạp, tự cắp sách tới trường đi bộ tới vài cây số. Chẳng bao giờ chúng đi đường thẳng cả mà cứ tìm đường mòn, đường tắt mà đi. Thấp thoáng đâu đó có mấy cu cậu nhấp nhô trên những bờ ruộng lúa xanh mơn mởn vào tháng giêng hay tháng sáu khi những người nông dân mới cấy vụ mới. Cũng đôi khi thấy chúng nhễ nhại vã mồ hôi bước vội qua các bờ mương vào những ngày tháng 5 oi bức hay tháng 8 hiu hiu gió với màu lúa chín vàng khắp nơi nơi trên những ruộng bậc thang. Cũng có khi, mấy đứa đi bộ qua con đường mòn trên đồi, không chỉ được hưởng sự dễ chịu, mát mẻ nhờ bóng cây to mà còn có cơ hội ‘ghé thăm’ vườn ổi hay trèo hái me ở khu rừng nào đó. Đó cũng là thời gian và không gian lý tưởng cho bọn nhóc tụ hợp lại chơi vòng, chơi khăng đợi về đúng khi bữa cơm trưa đã được bố mẹ dọn sẵn. Từng đoàn, từng nhóm cứ đi bộ mãi với nhau, chơi mấy trò trẻ con  thật ngộ nghĩnh. Lúc sắm vai này, lúc sắm vai kia để ‘phân công lao động’ xem ai phải mang túi xách cho ai. Rồi chúng nó cũng có khi bất hòa và bắt đầu tìm kiếm đồng minh, loại trừ một thành viên nào đó vì trái ý hoặc có những hành vi không mong đợi. Lớn hơn một chút rồi, mấy đứa bắt đầu đi xe đạp…

Ở nhà, hắn hý hửng tập xe, vòng quanh sân, ngã siêu, ngã vẹo. Thế mà hắn cũng biết đi cơ đấy. Thật may thời đó có chiếc xe đạp thống nhất kiểu dáng nữ  nên việc tập xe cũng dễ dàng hơn. Mọi người vẫn hay gọi xe nam thường dành cho nam giới (là loại xe đạp có khung hình tam giác) và xe nữ dành cho phái còn lại (kiểu xe đạp mini).  Ấy nhưng cũng có khi oái oăm mượn được chiếc xe đạp khung Xuân Hòa, hắn cũng lôi ra tập. Nhìn bộ dạng khom lưng, cong mông, gồng chân và nghiêng người cố gắng đạp mà chẳng nhịn được cười. Thấp bé vậy làm sao cu cậu trèo lên yên xe được. Giải pháp là thò chân qua một bên, eo áp vào khung xe, cứ lổm nghổm đạp và đạp. Hắn toàn đứng đạp xe chứ có bao giờ ngồi đi xe đạp. Cứ nhìn bạn bè có xe đạp đi học là hắn thèm lắm, nhưng chỉ dám mặc cả với mẹ rằng khi nào mẹ sửa xe cũ cho con đi học mà thôi. Thế rồi ước mong đó cũng trở thành hiện thực. Bố mẹ đem chiếc xe ‘thồ’ đi sửa. Gọi là xe thồ vì đó là một chiếc xe rất khỏe, khung dày, chắc nên có thể trở nặng được. Ngoài việc sử dụng cho những hoạt động đi lại hàng ngày thì chiếc xe có khi còn được cải tiến làm xe chở lúa, chở củi. Gọi là xe thồ vì xe có hai cái vành với nan hoa rất to cộng thêm cái lốp kết xù để không dễ bị hỏng hay bị mòn nhanh chóng. Mỗi lần cu cậu leo dốc là mệt nhoài vì phải kéo thêm một khối sắt nặng chịch, chưa kể vào những ngày nắng hè nhà nhà rải rơm phơi khắp trên đường. Hắn phải cố gắng hơn để đạp chiếc xe khi mà nó cứ bám chặt vào đường vì lực ma sát lớn.

Một lần, hắn quyết định thay đổi để đi chiếc xe nhẹ hơn. Nghe đâu hắn mượn được của nhà chị hắn khi anh chị qua chơi. Thế là quyết định rủ thêm người bạn cùng lớp cùng đi trên chiếc xe đó. Hý hửng hai thằng đèo nhau đi được nửa đường qua giữa cánh đồng ít nhà dân gần đó thì ‘đoàng’! nghe như tiếng pháo nổ. Ngây thơ đến mức hai thằng còn hỏi nhau tiếng nổ ở đâu nghe vang quá rồi mới phát hiện xe mình vừa nổ, đành xuống xe dắt bộ. Phát hiện ra xe đi mượn mà lại bị nổ lốp giữa đường, trời nắng chang chang, một người dắt xe, một người sách cặp. Đi được một đoạn thì cũng tìm thấy quán vá săm, thay lốp. Anh chủ quán nghe thấy tiếng nổ cũng ngó ra xem, thấy hai cu cậu dắt xe tới cũng cười hềnh hệch hỏi: “nổ lốp hả?”. Cũng may có mấy nghìn lẻ để dành nên hôm đó sửa được xe và đi tiếp, về nhà mãi mới dám thú nhận về vụ xe hỏng dọc đường… Lại nói về anh thợ sửa xe hồi ấy! Là người bị què cả hai chân nên vẫn cứ phải bò để di chuyển, sống một mình ở căn nhà tạm ngay góc cánh đồng cạnh ngã ba đường. Anh  sửa xe đạp và bán mấy hàng tạp hóa sống qua ngày. Nhưng đổi lại anh cũng được trời phú cho khả năng chơi đàn bầu rất giỏi. Cũng chính lần tình cờ trên đường đi học về thấy anh ấy chơi đàn cho bọn trẻ con ngồi nghe mà về sau cu cậu tự chế được một chiếc đàn tương tự bằng ống tre, vỏ hộp sữa và dây phanh xe đạp. Mãi đến năm lớp 4, lớp 5 gì đó, cu cậu cũng tự tìm được cách chơi đàn bầu bằng việc quan sát bố và ông cậu gẩy đàn chơi vài lần trước mặt.

Chiếc xe thồ gắn bó với hắn từ tiểu học cho đến khi học hết cấp 2 trường xã…

Lên cấp 3, do trường học ở xa, cách nhà hơn chục cây số thế nên bố mẹ hắn lại đầu tư cho một chiếc xe đạp second hand khác, những mới và nhẹ hơn. Thế rồi ba năm học cấp ba, chiếc xe đều gắn bó với hắn hàng ngày đến lớp. Nào là những sáng sớm tinh mơ cùng bạn bè đạp xe tới trường, cứ nghĩ lại những mùa đông lạnh giá mà thấy hai bàn tay cóng lại. Rồi thì những ngày hè oi ức, cứ từng đoàn đạp xe, vừa đạp vừa nói chuyện. Thách thức nhất là năm học cuối cấp, học cả sáng, cả chiều nên có những hôm sáng đi học, trưa về ăn cơm rồi chiều lại đạp xe đi. Việc ở lại qua trưa mãi về sau mới được bố mẹ cho phép. Sau gần 10 năm trời, chiếc xe vẫn còn đó, những cũ kỹ và han gỉ hết cả…

Khi vào đại học, do ở trọ ngay sau trường nên năm đầu hắn chẳng cần tới xe đạp. Mãi sau khi đi làm gia sư một thời gian thì mới mua một chiếc xe cũ. Chiếc xe đó trở lên thân thuộc vì nó theo hắn đi dạy gần, dạy xa. Có khi ở loanh quanh thành phố, nhưng cũng không ít lần hắn đạp 30 phút ra ngoài thành phố, qua chiếc cầu treo để đi dạy cho mấy đứa nhỏ ở tận xã bên. Chỉ vì cảm giác được làm ông ‘giáo làng’ mà cuối tuần nào cũng hăm hở đi dạy. Được một điều là học sinh nông thôn vẫn trọng thầy, cầu học hơn những con em thành phố. Chính điều đó cũng làm cho hắn vui, làm hắn phấn khởi để mà đi dạy hơn nữa năm trời. Thế rồi chiếc xe đó cũng bị hỏng, hắn cứ để ngoài hiên khu nhà trọ sinh viên. Thế rồi một hôm nhớ ra thì không thấy chiếc xe thân yêu đâu nữa cả. Kẻ nào đó đã lấy mất! Buồn mất thời gian và hắn lại phải mua chiếc xe đạp khác!

Tốt nghiệp ra trường, đi dạy ở một trường Đại học, mặc dù có xe máy nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng đi xe đạp. Mỗi lần đạp xe lại làm cho hắn thấy gắn bó, cảm thấy cuộc sống trôi chậm hơi, không quay cuồng vội vã. Chiếc xe đạp cũ đó là một món đồ cũ ít khi dùng đến của bác chủ nhà. Mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi, hắn lôi chiếc xe đạp qua những làng quê, xa khu thành thị. Chẳng hiểu sao, cứ về tới những miền quê, thư thả ngắm nhìn cảnh hoàng hôn là trong hắn lại luôn có một cảm giác nhẹ nhàng khác lạ. Có những lần hắn về quê, lấy chiếc xe đạp cũ ngày nào đi thăm đồng, mọi người trong làng lại ngạc nhiên hỏi lớn: ‘ấy thầy giáo, sao lại đi xe đạp thế?” Cứ mỗi lần như thế hắn phì cười tưởng tượng cảnh ông giáo làng trong một bộ phim cũ khi phụ huynh hay gặp và nói ‘chào ông giáo!” (giống y như cách học sinh, sinh viên hay chào trên lớp vậy: Good morning, Teacher = chào buổi sáng ông giáo)

Và giờ đây, ở một nơi xa xôi, đi học xa nhà, hắn lại gắn bó với một chiếc xe đạp cũ. Chiếc xe đạp được một anh trong hội sinh viên Việt Nam cho mượn vì anh có một chiếc xe khác không cần dùng tới. Chiếc xe cũ nhưng lại làm cho hắn thấy vui vẻ vì có những lần để xe qua đêm ở ngoài sân trường khi đi ô tô về cũng các bạn mà hôm sau vẫn thấy nó ở nguyên chỗ cũ. Mỗi ngày đến trường qua hai con dốc, chiều tối đạp xe về thì hình ảnh những chiếc xe đạp cũ lại hiện về trong tâm trí hắn và chính những chiếc xe đạp luôn nhắc nhở hắn phải tự đạp xe bằng chính đôi chân của mình…

Nguyễn Thu Thủy
30 tháng 10 2017 lúc 19:50

Đừng chép mạng bạn ak , nếu c rảnh , c có thể viết hộ mk dduocj k , mình đg rất bí 

Thanks

Premis
30 tháng 10 2017 lúc 20:25

             Bài làm

Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, chắc không thể bỏ sót chiếc xe đạp ngày nào bố mua cho em hồi em mới học lớp hai. Chiếc xe bây giờ đã cũ kỹ, nhưng nó gắn liền với những hồi ức tuổi thơ.

Còn nhớ  rất rõ cái bóng khép nép núp sau lưng mẹ ngày đầu mẹ dắt vào lớp một,  nhà cách trường không xa lắm, nhưng  vì còn bé quá nên bố mẹ đều phải thay phiên nhau đưa em tới trường. Lên lớp hai, quen trường quen lớp, bố quyết định để  em đi đến trường cùng các bạn cùng làng nên hè lớp một em đã được bố tập xe đạp. Đầu năm học mới năm lớp hai, bố mẹ mua tặng em một chiếc xe đạp nhân dịp năm học mới.

Đó là một chiếc xe mini  màu hồng màu nhạt. Lúc bố đưa xe về em đã rất vui sướng, thế là từ nay em đã có một chiếc xe cho riêng mình. Ngày đầu được tự đạp xe đến trường em háo hưc lắm. Chiếc xe được bố vặn yên đến mứa thấp nhất nên chân em có thể dẫm chân dễ dàng xuống đất. Phía trước xe là 1 cái giỏ xinh màu đen, đó cũng là nơi e để cặp sách của mình, chiếc giỏ được đăt cố định chắc chắn chính giữa hai cái ghi đông công vút.  Phía sau cùng  là  gác ba ga có đặt trên là  một miếng đệm bọc da màu nâu nhạt, mỗi lần em đi học về  chở e gái em vi vu quanh khắp xóm làng, em gái em rất thích ngồi trên đấy vì nó rất êm và có cảm giác thoải mái khi ngồi.

Kỷ niệm nhớ nhất có lẽ là lúc em bị ngã xe  do một anh lớp trên đi ẩu nên va vào em, không hiểu như thế nào mà cái ghi đông của em nó bị lệch hẳn sang một bên, chiếc giỏ xe thì méo mó, còn e chỉ bị trầy xước một chút ở chỗ chân. Lúc  đấy em đã rất hoảng hốt và lo lắng. Vì e sợ chiếc xe đạp ngày nào em luôn nâng niu và giữ gìn bây giờ nhìn thảm hại như thế. Em dắt bộ xe về nhà, lúc đấy cũng khá muộn và mọi người trong nhà hầu như ai cũng ngóng em về, chỉ sợ giữa đường em gặp chuyện chẳng lành. Thấy em mếu máo dắt chiếc xe đạp bị méo mó về tới cổng, cả bố và mẹ đều chạy ra ôm lấy em xoa xoa lưng. Không hiểu sao lúc đấy  em lại mới có thể òa khóc thật to trong vòng tay của bố. Em kể trong cơn nấc cho bố mẹ nghe chuyện em ngã xe. Hai người an ủi em, và bố hứa sẽ sửa lại cái xe như mới .

Sau bữa trưa hôm đấy, bố mang kềm rồi tua vít rồi búa, ngồi nấn nấn gõ gõ cả buổi trưa. Sau ba mươi phút, bố gọi em ra xem, bố đã sửa xong rồi. Và đúng như lời bố nói, chiếc xe đạp của em được bố sửa giống như mới rồi. Hai cái ghi đông đã cân đối, chiếc yên xe ngay ngắn, chiếc giỏ xe đã tròn vành vạnh. Em leo lên xe đap thử thì đúng cái cảm giác xe chạy bon bon, rất êm, đôi lúc em nghịch ngợm đưa tay gạt chuông xe, nghe vui tai lắm. Cả em và bố chơi cùng chiếc xe đạp cả buổi chiều hôm đấy.

Sau này lên cấp hai rồi, em vẫn gắn bó với chiếc xe đạp màu hồng ấy, nó cũng không thể tránh khỏi những lần hư hỏng, em lại nhờ bố sửa nó. Chiếc xe đạp ấy đã gắn liền với tuổi thơ của em như thế, đồng hành cùng em suốt thời gian em đến trường.  Sau này dù chắc em có di chuyển bằng những phương tiện hiện đại hơn, song đối với chiếc xe đạp cũ ấy, e luôn dành một tình cảm thật trìu mến.

nguyễn minh đức
Xem chi tiết
Linh Nhi
2 tháng 4 2020 lúc 8:52

34x-1:3x=243

⇔ 34x-1-x = 35

⇔ 4x-1-x = 5

⇔ 3x-1 = 5

⇔ 3x = 6

⇔ x = 2

Chúc bạn học tốt ☺

Khách vãng lai đã xóa
Nghiem dinh quyen
Xem chi tiết
Minh Hồng
7 tháng 2 2022 lúc 11:30

a) x+327=8673 - 2916              

x + 327 = 5757

x = 5757 - 327

x = 5430

b)875 + x = 4043 + 5927  

875 + x = 9970

x = 9970 - 875

x = 9095

c) 4 : x =208 x 3

4 : x = 624

x = 624 x  4

x = 2496

d)  x : 2 = 404  x  4

x : 2 = 1616

x = 1616 x 2

x = 3232

ngay xua Em be
7 tháng 2 2022 lúc 14:15

a) x+327=8673 - 2916              

x + 327 = 5757

x = 5757 - 327

x = 5430

b)875 + x = 4043 + 5927  

875 + x = 9970

x = 9970 - 875

x = 9095