Những câu hỏi liên quan
Bùi Khôi Nguyên
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
18 tháng 9 2023 lúc 23:13

Tham khảo

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy - về tiết học đáng nhớ ấy.

Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!”

Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời. - Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ! Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên: “Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng.

Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc.

Cô gượng cười bảo: “Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ niệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2017 lúc 9:30

Học sinh đặt câu đúng yêu cầu và đủ ý, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm cảm (1 điểm).

* Lưu ý: Ví dụ: Bạn hãy giữ trật tự để nghe cô giảng bài!

Bạn nên giữ trật tự cho mình còn nghe cô giảng bài!...

- Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8 (tính mỗi câu 0,5 điểm)

- Các câu: 5, 6, 9, 10 (tính mỗi câu 1 điểm).

Phan Gia Hân
Xem chi tiết
Thùy Dương
21 tháng 3 2023 lúc 21:08

Đề nghị các bạn trật tự trong lúc cô giảng bài

Chúc bạn học vui!

Buddy
Xem chi tiết
Nguyễn Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 3 2022 lúc 18:52

em ghét điều này , sao cứ phải so sánh con nhà người ta trong khi mình mới là con nhà mình ? . Sự so sánh không có tác dụng nào với các bạn trẻ kể cả em . Em tin chắc rằng trong đời này không có ai bị so sánh suốt ngày, bị chê bai đủ điều mà làm được việc mà thành công cả.

Bánh Mochi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
7 tháng 6 2017 lúc 10:19

Sự nghiệp giáo dục đang phát triển bởi những học sinh chăm ngoan tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều học sinh lười học bài, chưa chăm chú nghe giảng và còn thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học, gây nhiều phản cảm, đây cũng là một trong những vấn đề mà nhà giáo cũng như quý bậc quỵ huynh chú ý quan tâm đặc biệt. Chúng ta có thể thấy được, trong lớp có bạn học tốt là do chăm chú nghe giảng, học và làm bài tập đầy đủ nhưng phía sau những tấm gương sáng là những bạn học kém, cũng chỉ do không chăm chú nghe giảng, lười làm bài tập mà ra cả thôi! Các bạn ấy về nhà chỉ đi chơi, không chú tâm đến bài tâp nên vở để trắng. Chúng ta chỉ cần đi ngang qua một lớp học sẽ thấy, đa số học sinh nói chuyện trong giờ học và gây mất tập trung cho các bạn khác. Tôi có một đứa em nó rất lười làm bài tập, lên lớp toàn nói chuyện thần tượng với các bạn nên nó và nhóm bạn của nó học rất yếu. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề ấy? Chúng ta phải nói đến là do phục huynh, rất nhiều phụ huynh chưa chú trọng đến việc học của con em mình nên để con em mình rong ruổi chơi bời, lơ là việc học, nên lớp thì do không học bài nên không thích nghe giảng và phát sinh nói chuyện,.. Thật là khó hiểu về những nguyên nhân ấy! Ngoài ra, cũng một phần là do các bạn lôi kéo, rủ rê nhau nói chuyện mất tập trung, và cũng tại bản thân không kiểm soát được nên dễ sa vào lối rẽ khó thoát. Vậy, hậu quả của những vấn đề đó là gì? Thứ nhất, các bạn sẽ không hiểu bài được, mất đi một phần kiến thức lớn mà khó có thể xây dựng lại. Sau đó, các bạn đã để lại những hình ảnh không tốt của bản thân cho các thầy cô giáo và một số bạn bè, dần họ chán ghét bạn và đã sa ngã lại càng dễ sa ngã hơn. Vì thế, các bạn ấy cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ và tư duy, tích cực hơn trong việc học, bỏ thói nói chuyên riêng từ đó các bạn sẽ dễ hiểu bài và tạo dựng được hình ảnh tốt của mình trong mắt mọi người.Xin các bạn chớ bỏ qua vấn đề!

________Nguồn: Tự làm_________________

Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Anh
26 tháng 12 2020 lúc 13:28

cậu tham khảo câu trả lời này nha 

a. Em không đồng ý với cách học của Hà. Vì nếu như trong giờ học của môn Văn mà lại mang vở bài tập của môn Anh để tranh thủ viết từ mới thì bạn sẽ không hiểu rõ nội dung bài học và không tiếp thu được những gì cô giáo giảng. Hơn thế nữa việc làm của bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng cô giáo. 

b. Nếu em là bạn thân của Hà thì em sẽ khuyên bạn không đem các bài tập của môn khác ra làm và tập trung vào những gì cô giáo giảng.

Chúc cậu học tốt :))))))))))))

Quangquang
26 tháng 12 2020 lúc 19:42

a. Em không đồng ý với cách học của Hà. Vì nếu như trong giờ học của môn Văn mà lại mang vở bài tập của môn Anh để tranh thủ viết từ mới thì bạn sẽ không hiểu rõ nội dung bài học và không tiếp thu được những gì cô giáo giảng. Hơn thế nữa việc làm của bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng cô giáo. 

b. Nếu em là bạn thân của Hà thì em sẽ khuyên bạn không đem các bài tập của môn khác ra làm và tập trung vào những gì cô giáo giảng.

Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
8 tháng 9 2017 lúc 17:58

Thời gian quý báu lắm!

Chuyện kể rằng: Sinh thời, Bác Hồ “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc trực tiếp với Bác đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8h bắt đầu, bây giờ 8h10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ vì thời gian quý báu lắm!”. Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cán bộ cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút. Tất nhiên là đồng chí đó có lý do là mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Thế nhưng, Bác vẫn nhẹ nhàng bảo:

Chú làm tướng mà chậm 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hợp đồng đi sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Lúc đồng chí này xuất hiện, Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng. 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây!

Đồng chí cán bộ nọ rất lấy làm ái ngại, từ đó luôn đến đúng giờ.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 11 2017 lúc 17:29

Khang ơi, bạn đừng nói chuyện nữa để nghe cô giảng nhé !